Nhìn lại lịch sử: Athens hùng mạnh bị phá hủy bởi bệnh dịch

Athen là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phố cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm. Athens Cổ đại là một thành bang hùng mạnh. Là một trung tâm nghệ thuật, học thuật và triết học, là địa điểm có Hàn lâm Học viện của nhà văn hào Platon và vườn Lyceum của nhà văn hào Aristotle. Athens cũng là nơi sinh của Socrates, Pericles, Sophocles và nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà chính trị của thế giới cổ đại. Athens được xem như là cái nôi của nền Văn minh phương Tây và là nơi sinh của khái niệm dân chủ, phần lớn là do ảnh hưởng của những thành tựu chính trị và văn hóa của thành phố này trong các thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên đối với phần còn lại của lục địa Châu Âu. Athens tại thời thời điểm đó được coi là bất khả chiến bại. Nhưng thành trì mà chiến binh Spartan dũng mãnh đã không chinh phục nổi, cuối cùng tự sụp đổ bởi một bệnh dịch khủng khiếp. Source: fb.com/peterpho999/posts/10158256896563254


Athen là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phố cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm. Athens Cổ đại là một thành bang hùng mạnh. Là một trung tâm nghệ thuật, học thuật và triết học, là địa điểm có Hàn lâm Học viện của nhà văn hào Platon và vườn Lyceum của nhà văn hào Aristotle. Athens cũng là nơi sinh của Socrates, Pericles, Sophocles và nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà chính trị của thế giới cổ đại. Athens được xem như là cái nôi của nền Văn minh phương Tây và là nơi sinh của khái niệm dân chủ, phần lớn là do ảnh hưởng của những thành tựu chính trị và văn hóa của thành phố này trong các thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên đối với phần còn lại của lục địa Châu Âu.

Athens tại thời thời điểm đó được coi là bất khả chiến bại. Nhưng thành trì mà chiến binh Spartan dũng mãnh đã không chinh phục nổi, cuối cùng tự sụp đổ bởi một bệnh dịch khủng khiếp.

Trong nửa sau của thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, hai quốc gia, thành phố, Athens và Sparta, đã tiến hành Chiến tranh Peloponnesian để giành quyền bá chủ của thế giới Hy Lạp. Vào năm thứ hai của cuộc chiến tức năm 430 trước Công nguyên, khi quân đội Spartan tiếp cận thành phố Athens, đột nhiên phát hiện ra rằng có vô số ngôi mộ mới bên ngoài thành phố. Hóa ra là một bệnh dịch chết người đang hoành hành trong thành Athens. Quá kinh hãi, Vua Sparta vội vàng ra lệnh rút quân. Athens bị cô lập, và không ai dám tiếp cận thành phố bệnh dịch, cho dù đó là kẻ thù hay đồng minh của Athens.

Trong thành Athens, gây ra vô số người chết không phải kẻ địch, mà do một dịch bệnh ghê tởm đang lăm le tiếp cận đến tất cả mọi người. Lúc đầu, tại Piraeus, một hải cảng gần Athens, ba người được phát hiện mắc cùng một căn bệnh lạ lùng, đầu tiên, sốt cao, viêm họng nghiêm trọng, sau đó tiêu chảy không ngừng, và cuối cùng cơ thể hoàn toàn suy sụp và tử vong. Chẳng bao lâu, 11 người khác đã chết vì căn bệnh này ở cùng khu vực, do hoại tử xuất hiện ở tứ chi. Các hoại tử từ màu đỏ thẫm chuyển sang màu đen và bắt đầu thối rữa. Khi toàn bộ cơ thể bị thối rữa nhưng tim vẫn đập, vì vậy bệnh nhân tận mắt chứng kiến mình dần dần thối rữa và suy sụp đến khi tắt thở.

Bệnh nhân không có biểu hiện sốt cao, nhưng họ không thể chịu đựng được sự dằn vặt hun nóng trong cơ thể, do đó họ cũng rất khó chịu với những mảnh quần áo mặc trên thân cho dù bị miễn cưỡng che thân bằng những tấm vải lanh nhẹ nhất, họ buông thả mình trần truồng loã lồ cho dễ chịu. Họ liên tục khát nước và luôn muốn ngâm mình trong nước lạnh. Mỗi khi người chăm nom không để ý, họ nhảy xuống hồ bơi và uống nước lạnh ngấu nghiến theo bản năng để làm dịu cơn khát cháy cổ . Nhưng uống thế nào cũng không thể làm dịu cơn khát, thêm vào đó họ cũng bị dằn vặt bởi không thể chợp mắt nghỉ ngơi. Người cường tráng không chắc khả năng chống lại bệnh dịch hơn kẻ yếu, và số người chết do lây nhiễm bệnh dịch bởi tiếp xúc chăm sóc lẫn nhau là rất lớn.

Mọi người sợ chăm sóc bệnh nhân, sợ đến thăm họ hàng và bạn bè. Một số lượng lớn bệnh nhân chết vì không ai chăm sóc họ, cho dù những người được chăm sóc cẩn thận, cuối cùng cũng chết. Nhiều hộ gia đình ở Athens đã tuyệt chủng.

Mỗi ngày, người chết như những đàn cừu. Thi thể của những người còn đang hấp hối thậm chí được xếp chồng lên nhau. Một số người đau đớn lăn lộn trên đường, hoặc tập trung bên cạnh hồ bơi giành giật nước để giải khát. Những người tị nạn từ vùng nông thôn Athens bị buộc phải trú ngụ ở những ngôi đền, trà trộn sống chung với người sắp chết và cả những tử thi.

Thi thể được chôn cất khắp nơi mà không có bất kỳ nghi thức tang lễ nào. Những chim nuông và dã thú lao đến ăn xác chết và nhanh chóng chúng cũng lăn ra chết , vì vậy chúng cũng sợ và dời xa các xác chết. Trong một thời gian dài, chim chóc gà qué trong thành phố hầu như tuyệt chủng. Thành phố tàn phế, đồng ruộng bỏ hoang với hàng triệu thi thể bao phủ mọi ngóc ngách của Athens.

Trong thành Athens, có rất nhiều triết gia, học giả, nhà thơ và nghệ sĩ, nhưng khi đối mặt với bệnh dịch, tất cả kiến thức và kỹ năng của con người và các mưu lược thông minh đều vô dụng. Các đơn thuốc được kê toa bởi các bác sĩ khác nhau, dù dùng để uống hay bôi, không giúp ích gì, và cuối cùng các bác sĩ cũng ngã gục bởi bị lây bệnh. Người Hy Lạp cổ đại tin vào các vị thần, nhưng tất cả những lời cầu nguyện và phước lành đều vô dụng. Một số người ngộ ra bệnh dịch là do các vị thần đang trừng phạt dân Athen.

Cuộc xâm lược của bệnh dịch hạch đã ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu xã hội của Athens và liên đới của nó là nền tảng đạo đức bị xói mòn. Khi những ngôi đền nơi mà mọi người tìm đến ẩn náu cũng đầy xác chết, những người không kiên định với thánh thần bắt đầu nghi ngờ và mất niềm tin, sức mạnh thần thánh và luật pháp thế tục đã không còn ràng buộc với công dân. Để bảo vệ bản thân, mọi người đi ngược lại luân lý đạo đức và công khai phạm tội, trộm cắp, giết người, cướp bóc hoành hành khắp thành phố.

Trước bệnh dịch, người giàu và người nghèo đều chết mà không có sự phân biệt. Nếu một kẻ giàu đột nhiên qua đời, một kẻ vô danh túng quẫn sẽ xông vào nhà kẻ xấu số cướp lấy của cải tiền bạc. Nhưng sự giàu có và vàng bạc trong lúc này không có ý nghĩa gì. Bởi không ai biết trước liệu mình có trở thành một xác chết tiếp theo nằm xoài trên mặt đất vào ngày mai hay không.

Bệnh dịch hạch Athens. Được vẽ bởi Michiel Sweerts từ khoảng năm 1652 đến khoảng năm 1654.

Nỗi hoảng loạn và tuyệt vọng đã khiến trò hưởng thụ sống gấp "kịp thời hành lạc" trở nên lưu hành. Những người còn sống quyết định nhanh chóng tiêu tiền của họ và theo đuổi sự tận hưởng giác quan một cách điên cuồng, điều này có thể làm cho thần kinh của họ thoát khỏi nỗi sợ hãi của thực trạng. Kết quả là, một cảnh tượng trái ngược kinh hoàng xuất hiện ở thành phố văn minh: một bên là xác chết, và một bên là một người sống đang say mê dục vọng với những cơ thể loã lồ ghì chặt vào nhau. Chết cũng loã lồ, sống cũng loã lồ, một bên là thây xác lạnh toát vô tri vô giác mà linh hồn đang ngơ ngác lạc dưới tuyền đài. Còn một bên là cơ thể nóng bỏng và linh hồn đang say đắm với những khoái cảm đê mê tuyệt đỉnh bay tận chốn thiên đàng.

Cái chết đã phá hủy phòng tuyến tâm lý cuối cùng của người Athen. Thành phố vĩ đại mà các chiến binh Spartan không chinh phục được, đã bị phá hủy bởi một bệnh dịch và Athens tự nó sụp đổ. Các nhà sử học sau này ước tính rằng khoảng một phần ba số người chết ở thành phố Athens vào thời điểm đó, bệnh dịch đã dẫn đến cái chết của nhiều người quan trọng ở Athens. Pericles, người sáng lập và có nhiều ảnh hưởng đến "Thời đại hoàng kim" ở Athens, cùng vợ và hai con trai của ông đã chết trong đợt dịch hạch.

Nhà triết học vĩ đại Socrates đã thân chinh trải nghiệm cơn sóng dịch hạch này, nhưng ông đã thành công chống lại sự lây lan của nó với một cuộc sống biết tiết chế và những thói quen lành mạnh. Thảm họa đã khiến Socrates khám phá đạo đức của mình và truy tìm chân lý từ đó đưa ra triết lý "Tôi cảm nhận ra rằng tôi không biết gì."

Thucydides, nhà sử gia Hy Lạp khi ấy 25 tuổi, bị nhiễm bệnh dịch hạch, nhưng với sự kiên trì và nghị lực siêu phàm, ông đã ghi lại những gì tai nghe mắt thấy, nhân chứng một cách chi tiết những chuyện xẩy ra bấy giờ. Do đó, Đại dịch hạch Athens đã trở thành sự kiện thảm họa được ghi lại chi tiết nhất trong lịch sử, cung cấp cho các thế hệ tương lai những thông tin đầu tay về cơn sóng dịch bệnh này. Ông cũng là tác giả quyển "Lịch sử chiến tranh Peloponnesian" quý giá.

Mặc dù bệnh dịch đang hoành hành, việc truyền bệnh của nó có vẻ như có chọn lọc. Trong Chiến tranh Peloponnesian, người Athen đã bắt được nhiều người Peloponnes và đưa họ đến nhốt trong thành phố Athens. Nhưng trong ký sự của Thucydides không có hồ sơ về sự nhiễm trùng của người Peloponnesian. Bệnh dịch hạch chỉ lan rộng ở thành phố Athens và ở các bang lớn hơn của Athens mà không lây lan sang nơi người Peloponnesian trú ngụ. Điều kỳ lạ hơn nữa là, sau khi kết thúc năm 426 trước Công nguyên, như thể nhận được một chỉ thị thầm lặng, đại dịch hạch đã hoành hành trong nhiều năm đột nhiên biến mất ở thành phố Athens.

Truyền thuyết kể rằng khi mọi người đang run sợ trước bệnh dịch hạch, Hippocrates, bác sĩ của Vương quốc Macedonia ở phía bắc Hy Lạp (được xem là cha đẻ của Y học và là người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời Hy Lạp cổ đại), đã liều mạng đến Athens. Ông để ý quan sát và phát hiện trong toàn thành phố chỉ có những người thợ rèn là an nhiên không nhiễm bệnh. Hippocrates quan niệm rằng có lẽ lửa có thể ngăn chặn dịch bệnh, vì vậy những đám lửa được đốt lên ngùn ngụt khắp thành Athens, mọi người chuyển sang thiêu xác chết, hỏa táng người chết và quần áo của họ, từ đó nguồn lây nhiễm của căn bệnh đã giảm dần và được kiểm soát. Truyền thuyết này đã không thấy ghi lại trong cuốn "Lịch sử chiến tranh Peloponnesian". Lửa thực tế có thể làm sạch không khí, nhưng ảnh hưởng của Hippocrates đối với bệnh dịch hạch lần này không được xác thực.

Theo ghi chép của Thucydides, bệnh dịch hạch ở Athens bắt nguồn từ một số khu vực của Ethiopia rồi lan sang Ai Cập và Libya và hầu hết lãnh thổ của Vương quốc Ba Tư. Mặc dù các nhà khoa học và nhà sử học y tế ngày nay có nhiều giả thuyết khác nhau, một loạt các câu hỏi về bệnh dịch bắt nguồn từ đâu và tại sao nó kết thúc đột ngột vẫn là một điều bí ẩn chưa được giải đáp cho đến ngày nay.

Đối với người Hy Lạp cổ đại thờ phụng các vị thần, chiến thắng và thất bại của chiến tranh họ đều được quy cho đấy là ý đồ của Thần linh. Bệnh dịch hạch được xem là sự trừng phạt của các vị thần với con người vì tội lỗi hoặc sai phạm thất đức do họ gây ra và việc chấm dứt bệnh dịch có nghĩa là các vị thần đã nguôi cơn thịnh nộ và đã tha thứ khoan dung cho họ.

Bìa sách Thucydides. "History of the Peloponnesian War" (Lịch sử chiến tranh Peloponnesian)

Hy Lạp cổ đại vốn đeo đuổi một đời sống tinh thần thuần khiết và cao quý, nhưng trước khi bệnh dịch xảy ra, nhiều người Athen dạng trọc phú giàu có đã không biết kiềm chế và sống rất ngông cuồng, xa xỉ. Họ đắm chìm trong sự hưởng thụ vật chất. Loạn luân và đồng tính luyến ái được coi là thường tình của lối sống thời thượng. Tham nhũng, hủ bại và thoái hoá đạo đức đã hoàn toàn bội phản lại tôn chỉ thiêng liêng mà Thánh thần đã truyền đạt dậy bảo, chính Athens đã tự đưa mình vào sự thảm họa của sự trừng phạt "Diệt đỉnh chi tai" này (thảm họa ngập đầu).

Sau khi bệnh dịch kết thúc, Athens lại khăng khăng gây chiến với Sparta, nhưng vào mùa đông năm 429 trước Công nguyên và 427 trước Công nguyên, bệnh dịch hạch lại xuất hiện ở Athens. Những cú đánh liên tiếp và những cái chết tiếp nhau của các nhà lãnh đạo quốc gia, tôn giáo và quân đội trước bệnh dịch đã khiến Athens không thể duy trì được trật tự chính trị cơ bản, gây nên suy yếu quyền lực chính trị. Tinh thần của quân đội và công dân bi quan đến mức như rớt xuống đến đáy của vực thẳm.

Vào năm 404 trước Công nguyên, Liên minh Spartan đã bao vây Athens từ đất liền và trên biển, và Athens đã bị Sparta đánh bại hoàn toàn. Kể từ đó, Sparta đã giành được quyền bá chủ của Hy Lạp. Nền văn minh Athens từ đó đã suy tàn tiêu tan trong dịch bệnh và khói bụi chiến tranh.

Trên thực tế, sự thiếu tôn trọng đối với thánh thần và sự thiếu niềm tin, tình cảm, tình bạn, danh dự và ý thức cộng đồng giữa mọi người đã khiến Athens từ một thành phố đầy ngạo khí và tự tin, sụp đổ nhanh chóng ngay trước khi chiến tranh kết thúc.

Thánh thần đã từng ám chỉ qua những nhà tiên tri rằng sự phát triển của lịch sử không thể thoát khỏi bàn tay sắp đặt an bài của Người. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng các nhà tiên tri được thần thánh nhập vào có khả năng nói thay lời của thần thánh mang ý nghĩa cảnh báo. Một nhà tiên tri người Athens đã từng cảnh báo người Athen trước bệnh dịch: "Một cuộc chiến với người Sparta sẽ mang đến một bệnh dịch lớn." Nhưng vào thời điểm đó, người Athen lại không tin điều đó.

Trước Chiến tranh Peloponnesian, người Sparta cũng đã đến đền thờ Delphi để xin thánh chỉ từ các vị thần. Người Sparta hỏi liệu có thể chiến đấu với người Athen hay không. Câu trả lời từ nhà tiên tri là có, và họ nói rằng thánh sẽ ban phước cho người Sparta và người Sparta sẽ giành được chiến thắng cuối cùng.

Athens và Sparta ban đầu sức mạnh đối kháng ngang nhau, nhưng do một bệnh dịch, Athens, một thành trì được cho là mạnh mẽ và bất khả chiến bại, đã bị Sparta đánh gục hoàn toàn. Ngụ ý của thần thánh là chuẩn xác, và sự phát triển của lịch sử không thể thoát khỏi bàn tay sắp đặt an bài của Người.

Peter Pho
Tài liệu tham khảo: Thucydides. "History of the Peloponnesian War"
LIÊN QUAN:
✔️ Giữ lấy đức tin
✔️ Có 4 nguyên tắc mà các chính phủ cần chuẩn bị cho một đại dịch có thể xảy ra trong tương lai
✔️ Tôi nói với các bạn điều này: Bất kể đã như thế nào, nước ta là một quốc gia có phúc!
✔️ Tập Cận Bình thừa nhận kỹ thuật sinh học bị lạm dụng, đấu đá kịch liệt trong nội bộ Trung Nam Hải
✔️ Một giảng viên ở Vũ Hán chia sẻ kinh nghiệm giúp cả gia đình khỏi bệnh dịch
✔️ Triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày
✔️ Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch COVID-19 (nCoV)
✔️ Câu chuyện sống chết có số
✔️ 10 điều “kinh điển” cho mùa dịch corona
✔️ Đặt cược bằng sinh mạng của con cái người khác
✔️ Địa ngục trần gian
✔️ Vũ Hán và 9 triệu nỗi đau
✔️ Vũ Hán ăn năn: Trung Quốc đã bỏ lỡ thời kỳ quan trọng để khống chế dịch virus corona như thế nào?
✔️ Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ

Bài về chủ đề Chiến tranh-Quân sự:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ