◪ Nguyên tắc số 1: Cần phải cách ly và phong tỏa người dân để tránh dịch lan ra, giữ cho xác suất lây nhiễm R0 luôn dưới 1.0.
◪ Nguyên tắc số 2: Cần phải giữ cho nền kinh tế luôn tồn tại, ít nhất ở mức cung ứng đủ các điều kiện căn bản nhất giúp quốc gia sống sót (gạo, đường, muối, nước sạch, không khí sạch, quần áo đủ ấm, các thực phẩm và thuốc chữa trị triệu chứng khác...)
◪ Nguyên tắc số 3: Cần phải giữ cho tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh đừng gây quá tải sức chịu đựng của hệ thống y tế và bệnh viện tại mỗi địa phương.
◪ Nguyên tắc số 4: Đó là sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người dân với nhau. Không có điều đó, người dân dễ hoảng loạn, "đạp nhau" để kiếm đường thoát cho riêng mình hay gia đình mình.
❤️ Cậu bé "huyền thoại" trong thảm họa ở Nhật Bản
... Tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài,tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là "Nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa.
Chúng ta nhớ câu chuyện trong thảm hoạ sóng thần ở Nhật, câu chuyện làm cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ? Đó là chuyện cậu thiếu niên lùi lại để đứng chót hết trong số những người dân bị nạn xếp hàng chờ lãnh thực phẩm cứu trợ. Cậu nói tôi còn trẻ, khoẻ, nên tôi phải để những người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em được ưu tiên cứu đói trước!
Cái đó là "văn hoá" của từng cá nhân, từng cộng đồng, từng quốc gia, nó giúp nguời ra cùng nhau vượt qua hoạn nạn. Không có điều đó, thì chỉ nội việc hoảng loạn đạp nhau thôi cũng đủ chết hết cả nút rồi!
Mà chiều sâu nhất của văn hoá lại là Tâm Linh, là Tôn Giáo. Những khi cộng đồng gặp hiểm nạn hoạ tai thế này, vai trò của các tôn giáo là rất quan trọng.
Mong sao các nhà cầm quyền nhận ra sự đóng góp rất cần thiết của các tôn giáo trong những lúc thế này. Và mong sao chính các tôn giáo cũng nhận ra sứ mạng của mình.
Cả 4 nguyên tắc này cần phải được luân chuyển và điều tiết hài hòa, sao cho quốc gia có thể chống chịu và vượt qua được giai đoạn căng thẳng và khủng khiếp nhất của đại dịch.
Đây là những điều rất cụ thể mà tôi khuyên dành cho các bậc lãnh đạo quốc gia. Đừng ham mê ngoại tệ nữa. Đừng mơ màng là sẽ có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế, làm giàu, bán bất động sản, xây dựng trung tâm tài chính... nữa. Đây đã là lúc cần phải nghĩ căn bản và thực thi bảo vệ những gì còn có thể được.
CoronaVirus và một số dòng bệnh dịch khác - cũng như cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu - sẽ làm thay đổi toàn bộ cách sống, sinh hoạt và nền kinh tế của toàn cầu. Biết đủ là có thể dừng lại được. Bể khổ mênh mông, quay đầu là thấy bờ. Đừng đánh đổi những thứ phù vân lấy sức khỏe và mạng sống của người dân, lẫn vận mệnh của cả quốc gia.
Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam thay đổi chính sách và con đường tồn tại.
Saviô Nguyễn Đạt An
LIÊN QUAN:
✔️ Tôi nói với các bạn điều này: Bất kể đã như thế nào, nước ta là một quốc gia có phúc!
✔️ Giơ chân đạp mũi nhọn!
✔️ Một giảng viên ở Vũ Hán chia sẻ kinh nghiệm giúp cả gia đình khỏi bệnh dịch
✔️ Triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày
✔️ Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch COVID-19 (nCoV)
✔️ Câu chuyện sống chết có số
✔️ 10 điều “kinh điển” cho mùa dịch corona
✔️ Đặt cược bằng sinh mạng của con cái người khác
✔️ Địa ngục trần gian
✔️ Vũ Hán và 9 triệu nỗi đau
✔️ Vũ Hán ăn năn: Trung Quốc đã bỏ lỡ thời kỳ quan trọng để khống chế dịch virus corona như thế nào?
✔️ Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ
Bài về chủ đề Đề xuất:
◪ Nguyên tắc số 2: Cần phải giữ cho nền kinh tế luôn tồn tại, ít nhất ở mức cung ứng đủ các điều kiện căn bản nhất giúp quốc gia sống sót (gạo, đường, muối, nước sạch, không khí sạch, quần áo đủ ấm, các thực phẩm và thuốc chữa trị triệu chứng khác...)
◪ Nguyên tắc số 3: Cần phải giữ cho tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh đừng gây quá tải sức chịu đựng của hệ thống y tế và bệnh viện tại mỗi địa phương.
◪ Nguyên tắc số 4: Đó là sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người dân với nhau. Không có điều đó, người dân dễ hoảng loạn, "đạp nhau" để kiếm đường thoát cho riêng mình hay gia đình mình.
➥ Một bé trai 9 tuổi chờ lấy nước sôi để ăn mỳ, sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản
... Tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài,tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là "Nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa.
Chúng ta nhớ câu chuyện trong thảm hoạ sóng thần ở Nhật, câu chuyện làm cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ? Đó là chuyện cậu thiếu niên lùi lại để đứng chót hết trong số những người dân bị nạn xếp hàng chờ lãnh thực phẩm cứu trợ. Cậu nói tôi còn trẻ, khoẻ, nên tôi phải để những người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em được ưu tiên cứu đói trước!
Cái đó là "văn hoá" của từng cá nhân, từng cộng đồng, từng quốc gia, nó giúp nguời ra cùng nhau vượt qua hoạn nạn. Không có điều đó, thì chỉ nội việc hoảng loạn đạp nhau thôi cũng đủ chết hết cả nút rồi!
Mà chiều sâu nhất của văn hoá lại là Tâm Linh, là Tôn Giáo. Những khi cộng đồng gặp hiểm nạn hoạ tai thế này, vai trò của các tôn giáo là rất quan trọng.
Mong sao các nhà cầm quyền nhận ra sự đóng góp rất cần thiết của các tôn giáo trong những lúc thế này. Và mong sao chính các tôn giáo cũng nhận ra sứ mạng của mình.
Cả 4 nguyên tắc này cần phải được luân chuyển và điều tiết hài hòa, sao cho quốc gia có thể chống chịu và vượt qua được giai đoạn căng thẳng và khủng khiếp nhất của đại dịch.
Đây là những điều rất cụ thể mà tôi khuyên dành cho các bậc lãnh đạo quốc gia. Đừng ham mê ngoại tệ nữa. Đừng mơ màng là sẽ có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế, làm giàu, bán bất động sản, xây dựng trung tâm tài chính... nữa. Đây đã là lúc cần phải nghĩ căn bản và thực thi bảo vệ những gì còn có thể được.
CoronaVirus và một số dòng bệnh dịch khác - cũng như cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu - sẽ làm thay đổi toàn bộ cách sống, sinh hoạt và nền kinh tế của toàn cầu. Biết đủ là có thể dừng lại được. Bể khổ mênh mông, quay đầu là thấy bờ. Đừng đánh đổi những thứ phù vân lấy sức khỏe và mạng sống của người dân, lẫn vận mệnh của cả quốc gia.
Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam thay đổi chính sách và con đường tồn tại.
Saviô Nguyễn Đạt An
LIÊN QUAN:
✔️ Tôi nói với các bạn điều này: Bất kể đã như thế nào, nước ta là một quốc gia có phúc!
✔️ Giơ chân đạp mũi nhọn!
✔️ Một giảng viên ở Vũ Hán chia sẻ kinh nghiệm giúp cả gia đình khỏi bệnh dịch
✔️ Triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày
✔️ Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch COVID-19 (nCoV)
✔️ Câu chuyện sống chết có số
✔️ 10 điều “kinh điển” cho mùa dịch corona
✔️ Đặt cược bằng sinh mạng của con cái người khác
✔️ Địa ngục trần gian
✔️ Vũ Hán và 9 triệu nỗi đau
✔️ Vũ Hán ăn năn: Trung Quốc đã bỏ lỡ thời kỳ quan trọng để khống chế dịch virus corona như thế nào?
✔️ Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ
Bài về chủ đề Đề xuất: