Thánh Gioan Tông đồ là tác giả của nhiều cuốn sách trong Tân Ước từng viết rằng: "Dùng ngòi bút của mình để cho đời sau được biết một phần trong vô vàn sự trừng phạt của Thượng Đế đối với chúng ta là không thể sai lầm. Có thể, những ngày tháng còn lại của thế giới khi chúng ta qua đời, con cháu chúng ta chắc sẽ hãi hùng kinh sợ bởi những sự trừng phạt khủng khiếp mà chúng ta phải hứng chịu bởi những tội lỗi do chúng ta gây nên. Đồng thời chúng sẽ minh mẫn hơn từ những sự trừng phạt đó mà biết cách thoát khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế trong những ngày gian khổ còn lại."
Trong dòng chảy của lịch sử đã để lại biết bao câu chuyện về quả báo, biết bao thảm họa được minh chứng trước con mắt ngây ngô của người đời. Những câu chuyện quả báo thường có cái kết giống nhau, kẻ ác sẽ bị trừng trị, người lương thiện sẽ được cứu rỗi. Ngay trong trận dịch lần này ở Vũ Hán cũng có những kỳ tích xuất hiện. Một thôn nhỏ có tên là thôn Hoàng Bành 黄棚村 có hơn trăm hộ, 350 người. Trong đó có 34 người từ Vũ Hán làm việc về quê ăn Tết. Nhưng kỳ lạ thay, cả thôn đến nay vẫn không một ca nhiễm nào. Thôn này có miếu thần hoàng, có đền Quan Âm, dân trong thôn vẫn giữ được lòng tin với thánh thần quanh năm lễ bái hương khói nghi ngút. Người dân tin rằng họ được Quan Thế Âm Bồ Tát che chở phù hộ.
Còn chuyện một cô gái bố mẹ đều nhiễm bệnh trầm trọng, hàng ngày 2 lần cô đưa cơm đến bón từng thìa cho bố mẹ, cô chỉ đeo một khẩu trang bình thường, không trùm kín đầu kín chân như các y tá, bác sĩ. Ai trông thấy cũng ái ngại cho cô ta, nhưng đã hơn một tháng cô ra vào nơi ổ bệnh mà không hề bị lây lan. Hỏi thì cô chỉ vào tượng Quan Thế Âm bằng ngọc đeo trên cổ và nói:"Em tin vào sự che chở của Bồ Tát". Ở Trung Quốc, cách mạng văn hoá vô sản hầu như đã hủy hoại gần hết những đền chùa, cấm mọi người thờ cúng, những năm gần đây phong tục lễ bái mới có trở lại nhưng vẫn chưa lan tỏa rộng rãi. Những người tin và thành kính với thánh thần mà lão gặp đa số đều ăn nên làm ra, có cuộc sống tốt.
Bài "Nhìn lại lịch sử: Athens hùng mạnh bị phá hủy bởi bệnh dịch" đã tóm tắt rất sinh động những trận dịch bệnh hồi bấy giờ ở một đất nước La Mã hùng mạnh. Nhà sử học Hy lạp Thucydides đã thân chinh trải nghiệm đến lần trừng phạt triệt để cuối cùng của bệnh dịch. Lần đầu tiên, dịch bệnh cướp đi sinh mạng của 1/3 dân số, lần thứ hai thì kinh đô của Đế Quốc La Mã Constantinopolis dân số lại mất đi một nửa, một lần lại một lần thanh trừng, số dân còn lại chẳng sống sót là bao. Nhưng, một điều kỳ lạ rằng, số còn lại đa phần là Kitô giáo, họ là những người may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần. Tại sao? Tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Thucydides đã viết: "Mọi người mắc bệnh theo mọi đường khác nhau và không thể mô tả từng người một... Một số người thậm chí sống giữa những người bị nhiễm bệnh, và không chỉ sống với người nhiễm bệnh, mà họ còn sống chung với người bị bệnh, không hề có ý thức cách ly, nhưng họ hoàn toàn không bị nhiễm bệnh. Một số người còn chủ động ôm lấy người thân đã chết bởi họ đã mất hết tất cả, mất đi con cái và người thân, chính họ cũng muốn chết đi, họ tiếp xúc gần gũi với người chết mong muốn mình bị lây nhiễm để nhanh chóng thác xuống suối vàng với những người thân nhưng Thượng Đế lại không đem họ đi. Mặc dù họ cố ý hành hạ mình và ước nguyện bệnh dịch đến với họ, nhưng họ vẫn không được toại nguyện, vi rút hầu như được lệnh phải tránh xa họ ra."
Lý do mà Thượng Đế trừng phạt dân Là Mã mà được nhiều người đoán được là sự ngược đãi của các đời vua La Mã đối xử với dân theo Kitô giáo. Trong giai đoạn ấy, Kitô giáo bị cho là tà giáo và bị xử tẩy chay từ trên xuống dưới, bị giết chóc, hành hình một cách man rợ. Giáo chủ Pôlycarpô là một nhà lãnh đạo Kitô giáo lúc bấy giờ bị giải ra pháp trường. Tên Tuần Phủ nói với ông, chỉ cần ông đừng nhận mình theo Kitô giáo thì sẽ được tha chết. Nhưng thánh Pôlycarpô đã trả lời rằng: "86 năm trở lại đây tôi một mực cung phụng Chúa tôi, Người chẳng hề ngược đãi tôi, vậy thì làm sao tôi lại có thể làm hổ thẹn danh dự của Người?". Tuần Phủ dự định dùng lửa thiêu sống Pôlycarpô, Ông nói: "Bọn người định dùng lửa để dọa ta, ngọn lửa ấy nhiều nhất chỉ thiêu xác ta trong một giờ đồng hồ, các ngươi đã quên đi ngọn lửa địa ngục vĩnh viễn không bao giờ tắt đang chờ bọn ngươi."
➥ Thánh Pôlycarpô bị kết án thiêu sống.
Thời đó, rất nhiều người Kitô giáo trung kiên bị thiêu chết. Họ không những không rên rỉ trong ngọn lửa, ngược lại họ còn lớn tiếng ngợi ca Đức tin của Chúa trong ngọn lửa đang thiêu đốt họ. Những điều này chính quyền hủ bại, hôn mê của xã hội La Mã không thể nào hiểu nổi cho đến trận hủy diệt cuối cùng đến với họ, hiểu ra thì đã muộn.
Từ những câu chuyện của lịch sử chúng ta có thể nhìn ra được rằng bệnh dịch phát sinh là do nhân tâm đồi bại, đạo đức sa đoạ, chỉ có trọng đức hành thiện, mới có cơ hội bình an vượt qua tai ương, dịch bệnh. Cùng nhau hướng đến đức tin của mình, hướng đến những việc thiện, kỳ tích rồi sẽ đến với bạn!
LIÊN QUAN:
✔️ Nhìn lại lịch sử: Athens hùng mạnh bị phá hủy bởi bệnh dịch
✔️ Câu chuyện sống chết có số
✔️ Địa ngục trần gian
✔️ Sự thanh tẩy
✔️ Giơ chân đạp mũi nhọn!
Peter Pho