Ngăn sông cấm chợ

Trong những điều “quả báo” mà Trung Quốc phải chịu do đường ăn ở với chính nhân dân mình, với lân bang và thế giới, có một điều tôi nghĩ tới mà hình như chưa thấy ai nói: nó ngăn sông thì nay chính nó bị cấm chợ. Ngăn con sông Mêkông vì quyền lợi ích kỷ của chỉ riêng nước mình (lợi dụng vị trí địa lý thiên nhiên) là ví dụ về cái ác vô cùng tận. Source: fb.com/vu.k.hanh.52/posts/10158362707551122
Trong những điều “quả báo” mà Trung Quốc phải chịu do đường ăn ở với chính nhân dân mình, với lân bang và thế giới, có một điều tôi nghĩ tới mà hình như chưa thấy ai nói: nó ngăn sông thì nay chính nó bị cấm chợ. Ngăn con sông Mêkông vì quyền lợi ích kỷ của chỉ riêng nước mình (lợi dụng vị trí địa lý thiên nhiên) là ví dụ về cái ác vô cùng tận.

Phố Đông tấp nập, nay chỉ có 1 người đi trên đường (Reuters, ngày 5/2).

Đấy, ngăn sông vs cấm chợ.

Thông tin từ Thượng Hải khiến tôi (tiếp tục) bàng hoàng sáng nay: Thượng Hải hôn mê vì đại dịch. Chiều qua nghe đến Quảng Châu và Thẩm Quyến đã phải phong tỏa từng phần. Tôi đang thành lập đoàn doanh nghiệp đi Thương Hải vào giữa tháng 5/2020, hội chợ thực phẩm SIAL-Thượng Hải vào loại hội chợ lớn nhất thế giới về ngành này, vậy mà giờ cái thành phố đó đang... hôn mê. Sau khi thủ đô của hội chợ thương mại Quảng Châu bị phong tỏa?

Một câu hỏi đau đớn được chúng tôi, những người làm báo và nông - dân - cổ - trắng đem ra bàn trưa hôm qua ở Cồn Sơn, Cần Thơ: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ còn tồn tại 30 năm nữa?

Qua rồi thời oanh liệt của sông Mêkông “đất lở sông bồi”. Hơn một chục đập thủy điện trên thượng nguồn và nhất là hiện tượng nạo vét cát khiến các cửa biển ngày càng sâu đã viết lại tương lai đồng bằng sông Cửu Long?

Tờ Financial Times vừa có một phóng sự dài về hiện tương những vùng ruộng đồng ở châu Á đang chìm dần xuống biển. Tôi không quên là hôm nay, đoàn nghiên cứu của Gs. David Dapice, đại học Harvard Kennedy cũng về nghiên cứu ở tỉnh Bến Tre về đề tài này. Hiện tượng biến đổi khí hậu làm mực nước dâng cao là một trong những lý do. Nhưng đối với dân địa phương và chuyên gia theo sát biến đổi của dòng sông Mêkông từ ba bốn thập kỷ, thì đó là do hai hiện tượng: Trung Quốc xây các đập thủy điện trên thượng nguồn và nạn khai thác cát vô trách nhiệm.

Người nông dân trên cánh đồng hạn mặn.

Nước mặn có thể xâm nhập tới 100km.

Cách nay 20 năm, nhờ vào phù sa, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long lấn thêm ra biển. Nhưng bây giờ, phù sa bị giảm gần 50% do các đập thủy điện Trung Quốc, nên bờ biển Cà Mau bị mất hàng chục mét mỗi năm. Nước biển xâm nhập sâu vào sông ngòi làm thay đổi quân bình giữa ba loại nước mặn, lợ và ngọt; tác hại đến ngành trồng trọt, ruộng rẫy, chăn nuôi cá tôm của người dân. Nếu đồng bằng biến mất thì đến phiên người thành phố lãnh hệ quả.

Chính phủ Thái Lan vừa tuyên bố từ chối kế hoạch đầu tư nạo vét đáy sông của Trung Quốc. Còn Việt Nam? Vì sao bây giờ nạn khai thác cát trên sông vẫn ngang nhiên?

Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày này toàn những tin nhói lòng: Hàng nghìn héc ta lúa đông xuân ở ĐBSCL có nguy cơ mất trắng do ảnh hưởng hạn mặn xâm nhập. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định: Từ ngày 8 đến 16/2, nước mặn sẽ xuất hiện với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất. Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, tình trạng mặn xâm nhập trên các sông chính thuộc địa bàn tỉnh đang ở cấp độ 2 (mức rủi ro thiên tai).

Chợ quốc tế Thượng Hải (hội chợ thực phẩm quốc tế SIAL-Thượng Hải) hàng năm là điểm hẹn, cùng với nhiều điểm hẹn khác (mà Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, BSA, đã thiết kế thành một chuỗi dài với kế hoạch nhịp nhàng: Fruit logistica Berlin, Thaifex Bangkok, Sial Thương Hải, Chicago Hoa Kỳ...) để mang nông sản Việt đến chào hàng. Bây giờ nông sản Việt đang gặp khó mà Thượng Hải thì còn đang “hôn mê” không biết chừng nào thì ra khỏi cơn ác mộng “phong tỏa” đang lan dần? Cái khó trước mắt đang hiển hiện, còn cái khó lâu dài vì ngập mặn, biến đổi khí hậu vẫn đe dọa quá nặng nề.

Dù “hôn mê” họ sẽ vẫn không nguôi “Giấc mộng Trung Hoa” đã thành DNA của chính họ. Giấu nhẹm thông tin để bảo vệ chế độ thay vì bảo vệ nhân dân, để bây giờ bung bét đại hóa ra toàn thế giới thì hi vọng gì họ thay đổi DNA?

Nên giờ đồng bằng phải rất tích cực tìm sinh lộ. Từ việc đối phó việc mất đất, chìm dưới biển cho đến chủ động giải bài toán đa dạng hóa thị trường, tìm giá trị gia tăng cho nông sản...

Hôm qua, cả ngày “đi chơi” ở khu du lịch Cồn Sơn, Cần Thơ (khách du lịch từ cả nước đổ về, cả khách quốc tế rất đông) và chiều về, ngồi giữa thiên nhiên thật đẹp của Cần Thơ farm, tôi có một câu chuyện gần gũi và thật đẹp, thật ý nghĩa để sẽ kể về sức sống mạnh mẽ, dù hiền hòa chân chất của người đồng bằng...

Tin liên quan:
✔️ “Khóc một dòng sông…”
✔️ 10 điều “kinh điển” cho mùa dịch corona
✔️ “Đừng để diễn ra tình trạng phải lùng bắt người nghi nhiễm và người nhiễm…”
✔️ Không phải kỳ thị mà là biện pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh
✔️ Đặt cược bằng sinh mạng của con cái người khác
✔️ Thư gửi các bậc phụ huynh mùa dịch COVID-19…
✔️ Tản mạn mùa dịch coronavirus: Lời khuyên của bạn có thực sự làm thay đổi quyết định của một người?
✔️ “Nhân dân phẫn nộ không còn sợ hãi nữa”
✔️ Vũ Hán ăn năn: Trung Quốc đã bỏ lỡ thời kỳ quan trọng để khống chế dịch virus corona như thế nào?
✔️ Trung Quốc cố tình “hiến kế” cho Campuchia phá hủy Đồng bằng sông Cửu Long
✔️ Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây mặn chát!
✔️ Tăng đầu tư đột biến, Trung Quốc muốn đẩy nhà máy ô nhiễm sang Việt Nam?
✔️ Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam
✔️ Vấn nạn của quốc gia

Vũ Kim Hạnh
Bài về chủ đề Nhận định:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ