Hồ chứa nước ngọt Ba Tri (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) được đầu tư 85 tỉ đồng. Được đưa vào sử dụng từ tháng 8-2019 nhưng trong mùa khô năm nay, hồ chứa nước ngọt này lại trở thành hồ chứa nước… mặn.
Hồ chứa nước ngọt Ba Tri được xây dựng từ năm 2017 trên địa bàn các xã Tân Xuân, Phước Tuy và Phú Ngãi với công suất chứa hơn 800.000m3 nước, phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri.
◪ Mặn đớ lưỡi
Ngày 3-2, ông Nguyễn Văn Hưng (ngụ xã Phú Ngãi) dùng xô nhựa múc một thùng nước từ dòng kênh Lấp lên. Màu nước trong xanh nhưng khi vục tay lên miệng nếm thử, ông Hưng nhăn mặt than: "Nước gì mà mặn đớ lưỡi".
Kênh Lấp trước đây là dòng kênh thông ra với sông Ba Lai. Nếu nước sông Ba Lai mặn thì nước kênh Lấp ngay lập tức mặn theo. Nhưng từ năm 2017, khi dòng kênh này được ngăn lại, biến thành hồ chứa nước ngọt Ba Tri, người dân xung quanh rất phấn khởi chờ những ngụm nước ngọt từ hồ chứa nước này trong mùa khô, nhưng chưa năm nào thành hiện thực.
"Năm nay, dù đã ngăn dòng chặn hai đầu, các cống xung quanh đã bít, thậm chí xung quanh hồ được rào lưới B40 từ nhiều tháng trước, khi nước ngoài sông Ba Lai còn ngọt nhưng không hiểu sao giờ vào mùa khô thì nước trong hồ vẫn bị mặn, không thể xài được" - ông Hưng than thở.
Dùng máy đo độ mặn đo thử thùng nước ông Hưng vừa múc lên, máy đo hiển thị độ mặn là 1,38 phần ngàn. Với độ mặn này, nước chỉ có thể để rửa chứ không nấu nướng hay tưới tắm cho cây trồng được.
Trong khi đó, nước ở ngay miệng cống, phía bên ngoài hồ đo được độ mặn là 1,6 phần ngàn. Như vậy độ mặn chênh lệch giữa bên trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri và ngoài kênh nội đồng là không nhiều.
Hồ chứa nước ngọt Ba Tri được kỳ vọng là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho hàng trăm ngàn người dân trên địa bàn huyện Ba Tri. Thế nhưng đến nay, nguồn nước trong hồ chỉ có tác dụng giảm độ mặn cho nguồn nước sinh hoạt tại một số địa bàn.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Dương Văn Chương - phó chủ tịch UBND huyện Ba Tri - cho biết dù nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri đã bị nhiễm mặn - có lúc lên đến 1,45 phần ngàn nhưng vẫn còn đỡ mặn hơn những nguồn nước khác.
Do đó, nguồn nước tại hồ chứa này sau khi xử lý sẽ hòa vào nguồn nước của những nhà máy nước khác có độ mặn cao hơn nhằm giảm độ mặn cho nguồn nước sinh hoạt trước khi cung cấp cho bà con.
◪ Chưa thể khắc phục
Lý giải hiện tượng trên, ông Chương cho rằng việc nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri bị mặn là điều không ai mong muốn.
Theo ông Chương, nguyên nhân chính hồ nhiễm mặn là do nước mặn trong hồ không được xả ra hết trước khi đóng cống lại. Do không có chỗ xả, chỉ xả được một phần nhỏ nước bề mặt nên độ mặn vẫn còn.
Sắp tới, UBND huyện Ba Tri sẽ có kiến nghị đơn vị quản lý nguồn nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri tiến hành xả hết nước mặn trong hồ ra khi nước sông ngọt trở lại hoặc trong mùa mưa sắp tới.
Ông Nguyễn Văn Ngân - giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre (đơn vị quản lý hồ chứa nước ngọt Ba Tri) - cũng cho biết tình trạng mặn trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri đã diễn ra từ lâu. Đây là nguồn nước mặn chảy theo các cống vào hồ rồi tích tụ lại.
Theo ông Ngân, việc xổ nước mặn trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri hiện chưa thực hiện được bởi độ mặn bên ngoài đang lên cao.
"Nguồn nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri như vậy là đỡ lắm rồi!" - ông Ngân nói.
Trong khi đó, hàng trăm ngàn người dân xung quanh hồ chứa nước ngọt này đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Hiện hầu hết người dân đang phải sử dụng nước máy có độ mặn rất cao.
Theo ông Trần Quốc Khánh - trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri, hiện gia đình ông ở ngay tại thị trấn Ba Tri cũng phải sử dụng nước máy có độ mặn lên đến 1,8 phần ngàn.
Ông Khánh cho biết thêm hiện trên địa bàn huyện có khoảng 4.500ha lúa đông xuân của người dân đang thiếu nước nghiêm trọng: "Toàn bộ diện tích này là người dân tự ý xuống giống, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng".
Cũng trong thời điểm đầu tháng 2, chúng tôi khảo sát trên các cánh đồng tại huyện Ba Tri, nhiều trà lúa đã bị cháy ngọn, ruộng khô nước, một số tuyến kênh nội đồng trơ đáy.
Ông Nguyễn Văn Lân (51 tuổi, ngụ xã An Bình Tây, huyện Ba Tri) cho biết những ngày này ông tranh thủ cắt lúa về cho đàn dê và bò của mình ăn vì biết chắc năm nay sẽ bị mất trắng.
"Mình cắt sớm khi cây lúa còn non để bò, dê ăn ngon miệng, chứ nước trên ruộng mặn chát thì lúa nào sống nổi" - ông Lân nói.
Nước mặn 4 phần ngàn đã lấn sâu vào đất liền 100km
Theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam), từ đầu mùa khô đến nay, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về ĐBSCL ở mức thấp nên mặn xâm nhập đã xuất hiện gay gắt, sớm và ngày càng lấn sâu vào đất liền.
Dự báo trong tháng 2-2020, tình trạng xâm nhập mặn có khả năng rất nghiêm trọng, đặc biệt là thời điểm từ ngày 8 đến 16-2. Hiện sông Vàm Cỏ độ mặn 4 phần ngàn đã xâm nhập sâu vào đất liền khoảng 100km. Sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu 55km.
Trên sông Hàm Luông, độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu đất liền 75km, còn sông Cổ Chiên là 68km, sông Hậu là 66km và sông Cái Lớn là 58km. Hầu hết tình trạng nước mặn lấn sâu vào đất liền trên các nhánh sông chính đều vượt qua "kỷ lục" của năm 2016.
Tin liên quan:
✔️ Ngăn sông cấm chợ
✔️ Tăng đầu tư đột biến, Trung Quốc muốn đẩy nhà máy ô nhiễm sang Việt Nam?
✔️ Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam
✔️ Vấn nạn của quốc gia
✔️ Trung Quốc cố tình “hiến kế” cho Campuchia phá hủy Đồng bằng sông Cửu Long
Mậu Trường (theo Tuổi Trẻ)
Bài về chủ đề Môi trường-Thiên nhiên:
➥ Một nhân viên nhà máy nước lấy nguồn nước thô tại hồ chứa nước ngọt Ba Tri đo và cho kết quả độ mặn lên đến 1,45 phần ngàn.
Hồ chứa nước ngọt Ba Tri được xây dựng từ năm 2017 trên địa bàn các xã Tân Xuân, Phước Tuy và Phú Ngãi với công suất chứa hơn 800.000m3 nước, phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri.
◪ Mặn đớ lưỡi
Ngày 3-2, ông Nguyễn Văn Hưng (ngụ xã Phú Ngãi) dùng xô nhựa múc một thùng nước từ dòng kênh Lấp lên. Màu nước trong xanh nhưng khi vục tay lên miệng nếm thử, ông Hưng nhăn mặt than: "Nước gì mà mặn đớ lưỡi".
Kênh Lấp trước đây là dòng kênh thông ra với sông Ba Lai. Nếu nước sông Ba Lai mặn thì nước kênh Lấp ngay lập tức mặn theo. Nhưng từ năm 2017, khi dòng kênh này được ngăn lại, biến thành hồ chứa nước ngọt Ba Tri, người dân xung quanh rất phấn khởi chờ những ngụm nước ngọt từ hồ chứa nước này trong mùa khô, nhưng chưa năm nào thành hiện thực.
"Năm nay, dù đã ngăn dòng chặn hai đầu, các cống xung quanh đã bít, thậm chí xung quanh hồ được rào lưới B40 từ nhiều tháng trước, khi nước ngoài sông Ba Lai còn ngọt nhưng không hiểu sao giờ vào mùa khô thì nước trong hồ vẫn bị mặn, không thể xài được" - ông Hưng than thở.
Dùng máy đo độ mặn đo thử thùng nước ông Hưng vừa múc lên, máy đo hiển thị độ mặn là 1,38 phần ngàn. Với độ mặn này, nước chỉ có thể để rửa chứ không nấu nướng hay tưới tắm cho cây trồng được.
Trong khi đó, nước ở ngay miệng cống, phía bên ngoài hồ đo được độ mặn là 1,6 phần ngàn. Như vậy độ mặn chênh lệch giữa bên trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri và ngoài kênh nội đồng là không nhiều.
Hồ chứa nước ngọt Ba Tri được kỳ vọng là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho hàng trăm ngàn người dân trên địa bàn huyện Ba Tri. Thế nhưng đến nay, nguồn nước trong hồ chỉ có tác dụng giảm độ mặn cho nguồn nước sinh hoạt tại một số địa bàn.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Dương Văn Chương - phó chủ tịch UBND huyện Ba Tri - cho biết dù nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri đã bị nhiễm mặn - có lúc lên đến 1,45 phần ngàn nhưng vẫn còn đỡ mặn hơn những nguồn nước khác.
Do đó, nguồn nước tại hồ chứa này sau khi xử lý sẽ hòa vào nguồn nước của những nhà máy nước khác có độ mặn cao hơn nhằm giảm độ mặn cho nguồn nước sinh hoạt trước khi cung cấp cho bà con.
◪ Chưa thể khắc phục
Lý giải hiện tượng trên, ông Chương cho rằng việc nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri bị mặn là điều không ai mong muốn.
Theo ông Chương, nguyên nhân chính hồ nhiễm mặn là do nước mặn trong hồ không được xả ra hết trước khi đóng cống lại. Do không có chỗ xả, chỉ xả được một phần nhỏ nước bề mặt nên độ mặn vẫn còn.
Sắp tới, UBND huyện Ba Tri sẽ có kiến nghị đơn vị quản lý nguồn nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri tiến hành xả hết nước mặn trong hồ ra khi nước sông ngọt trở lại hoặc trong mùa mưa sắp tới.
Ông Nguyễn Văn Ngân - giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre (đơn vị quản lý hồ chứa nước ngọt Ba Tri) - cũng cho biết tình trạng mặn trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri đã diễn ra từ lâu. Đây là nguồn nước mặn chảy theo các cống vào hồ rồi tích tụ lại.
Theo ông Ngân, việc xổ nước mặn trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri hiện chưa thực hiện được bởi độ mặn bên ngoài đang lên cao.
"Nguồn nước trong hồ chứa nước ngọt Ba Tri như vậy là đỡ lắm rồi!" - ông Ngân nói.
Trong khi đó, hàng trăm ngàn người dân xung quanh hồ chứa nước ngọt này đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Hiện hầu hết người dân đang phải sử dụng nước máy có độ mặn rất cao.
Theo ông Trần Quốc Khánh - trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri, hiện gia đình ông ở ngay tại thị trấn Ba Tri cũng phải sử dụng nước máy có độ mặn lên đến 1,8 phần ngàn.
Ông Khánh cho biết thêm hiện trên địa bàn huyện có khoảng 4.500ha lúa đông xuân của người dân đang thiếu nước nghiêm trọng: "Toàn bộ diện tích này là người dân tự ý xuống giống, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng".
Cũng trong thời điểm đầu tháng 2, chúng tôi khảo sát trên các cánh đồng tại huyện Ba Tri, nhiều trà lúa đã bị cháy ngọn, ruộng khô nước, một số tuyến kênh nội đồng trơ đáy.
Ông Nguyễn Văn Lân (51 tuổi, ngụ xã An Bình Tây, huyện Ba Tri) cho biết những ngày này ông tranh thủ cắt lúa về cho đàn dê và bò của mình ăn vì biết chắc năm nay sẽ bị mất trắng.
"Mình cắt sớm khi cây lúa còn non để bò, dê ăn ngon miệng, chứ nước trên ruộng mặn chát thì lúa nào sống nổi" - ông Lân nói.
Theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam), từ đầu mùa khô đến nay, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về ĐBSCL ở mức thấp nên mặn xâm nhập đã xuất hiện gay gắt, sớm và ngày càng lấn sâu vào đất liền.
Dự báo trong tháng 2-2020, tình trạng xâm nhập mặn có khả năng rất nghiêm trọng, đặc biệt là thời điểm từ ngày 8 đến 16-2. Hiện sông Vàm Cỏ độ mặn 4 phần ngàn đã xâm nhập sâu vào đất liền khoảng 100km. Sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu 55km.
Trên sông Hàm Luông, độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu đất liền 75km, còn sông Cổ Chiên là 68km, sông Hậu là 66km và sông Cái Lớn là 58km. Hầu hết tình trạng nước mặn lấn sâu vào đất liền trên các nhánh sông chính đều vượt qua "kỷ lục" của năm 2016.
Tin liên quan:
✔️ Ngăn sông cấm chợ
✔️ Tăng đầu tư đột biến, Trung Quốc muốn đẩy nhà máy ô nhiễm sang Việt Nam?
✔️ Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam
✔️ Vấn nạn của quốc gia
✔️ Trung Quốc cố tình “hiến kế” cho Campuchia phá hủy Đồng bằng sông Cửu Long
Mậu Trường (theo Tuổi Trẻ)
Bài về chủ đề Môi trường-Thiên nhiên: