Thư gửi các bậc phụ huynh mùa dịch COVID-19…

Hồi mới sang Mỹ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy hầu như nhà nào cũng có một cái hầm hoặc một cái tủ chứa thật to chứa đầy đồ hộp, gạo sấy, nước uống, xăng dầu, thuốc men. Hỏi ra thì mới biết, họ mua dự trữ để phòng khi gặp sự cố (bão, động đất, bão tuyết…) không thể ra khỏi nhà. Lúc đó tôi còn nói thầm trong bụng, người Mỹ coi vậy mà sợ chết. Bây giờ nhìn lại thấy người Việt mình trong dịch corona không biết ứng phó như thế nào mới thấy người Mỹ họ cẩn trọng và chu toàn hơn chúng ta rất nhiều. Source: fb.com/barry.gibson.142/posts/10157670782032017
Tác giả bài viết (bìa phải) bên gia đình. Hình: Huỳnh Chí Viễn.
Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận hàng nghìn y bác sĩ nhiễm COVID-19
Lao Động, 14/02/2020

Cố vấn WHO cảnh báo hàng tỉ người có thể nhiễm virus Corona mới
Thanh Niên, 14/02/2020

Vĩnh Phúc hỏa tốc xin chi viện thêm 25 bác sĩ để chống dịch corona
Dân Trí, 14/02/2020

Hồi mới sang Mỹ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy hầu như nhà nào cũng có một cái hầm hoặc một cái tủ chứa thật to chứa đầy đồ hộp, gạo sấy, nước uống, xăng dầu, thuốc men. Hỏi ra thì mới biết, họ mua dự trữ để phòng khi gặp sự cố (bão, động đất, bão tuyết…) không thể ra khỏi nhà. Lúc đó tôi còn nói thầm trong bụng, người Mỹ coi vậy mà sợ chết. Bây giờ nhìn lại thấy người Việt mình trong dịch corona không biết ứng phó như thế nào mới thấy người Mỹ họ cẩn trọng và chu toàn hơn chúng ta rất nhiều.

Ở Louisiana, cứ khoảng tháng 8 đến tháng 10 là mùa bão. Chỉ cần có tin báo bão là tất cả các trường đều thông báo cho nghỉ. Ngoài trận bão Katrina và Rita năm 2005 là kinh hoàng, còn lại chỉ là mưa nhỏ và gió nhẹ. Nhiều lúc nằm nhà tôi cười thầm ở Việt Nam mưa lớn như thế gấp mấy lần vẫn đi học có sao đâu. Người Mỹ khéo lo xa. Bây giờ thấy người Việt mình còn tranh cãi không biết có cho con mình đi học trong mùa dịch hay không mới thấy kỹ năng sống của người Mỹ tốt hơn chúng ta rất nhiều.

Hồi đó cứ tưởng người Mỹ thực dụng đặt công việc và tiền bạc lên trên gia đình và con cái. Đến khi ở Mỹ mới thấy cha mẹ dành nhiều thời gian cho con cái hơn mình nghĩ, còn người Việt mình chỉ mới hai tuần ở nhà với con mà hết stress đến khủng hoảng mong cho con đi học lại bất chấp nguy hiểm.

Một cặp vợ chồng khi sinh con ra thì tự phân công ai ở nhà trông con giờ nào và ai sẽ đi làm. Nếu người chồng thu nhập thấp hơn người vợ, anh ta sẽ tự nguyện nghỉ việc ở nhà trông con, nấu nướng giặt giũ cho vợ yên tâm đi làm. Hiếm khi có chuyện thuê vú em trông con vì tiền thuê rất đắt còn ông bà thì không có trách nhiệm giữ cháu cho cha mẹ. Cực thì cực thật nhưng nghĩ kỹ lại thì đó đúng là những trách nhiệm cơ bản mà cha mẹ phải làm với con cái. Chấp nhận sinh con thì phải chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu.

Việt Nam chỉ có nghỉ hè, ở Mỹ học sinh ngoài nghỉ hè còn có nghỉ đông (winter break), những bang có mùa đông khắc nghiệt, kỳ nghỉ đông có thể kéo dài hơn tháng trời và nghỉ xuân (spring break). Ở Mỹ không có những lớp học thêm để có thể gửi con vào đó cho cha mẹ rảnh tay đi kiếm tiền nên cha mẹ Mỹ phải cân bằng giữa việc kiếm tiền và thời gian dành cho con. Đừng nghĩ trẻ con Mỹ ngoan hiền hơn trẻ con Việt Nam nếu không muốn nói là còn nghịch ngợm và tinh quái hơn nhiều lần vì chúng từ nhỏ đã được dạy tư duy độc lập chứ không phải con ngoan trò giỏi kiểu Việt Nam là gọi dạ bảo vâng. Tôi chưa từng nghe thấy phụ huynh Mỹ nào bị stress hay khủng hoảng khi con cái họ ở nhà những kỳ nghỉ như thế trong khi họ vừa phải đi làm vừa phải trông con.

Cùng là cha mẹ nhưng công bằng mà nói cha mẹ Mỹ cực hơn cha mẹ Việt Nam nhiều lần nhưng đòi hỏi từ con họ ít hơn rất nhiều lần. Người Mỹ không dạy con cái “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Họ chỉ nghĩ rằng đứa trẻ này không đòi ra đời, mình mang nó đến cuộc sống này thì phải có trách nhiệm nuôi dạy nó thật tốt. Người Mỹ không sinh ra đứa con để rồi bắt nó gánh vác những trọng trách của dòng họ hai bên nội ngoại mà dạy con họ được là chính mình để cống hiến cho xã hội và sống cuộc đời riêng hạnh phúc của nó. Họ chấp nhận những sự thật đó như quy luật tất yếu của cuộc sống: bạn có quyền lựa chọn sống cuộc sống tự do của mình và không sinh con, nhưng khi đã có con thì phải chấp nhận dành thời gian để nuôi dạy nó. Có lẽ vì thế mà họ không stress lên stress xuống hoặc khủng hoảng trầm trọng khi phải ở nhà để chăm con.

Các bậc phụ huynh Việt Nam nếu thực sự thương con mình thì hãy để con mình nghỉ học thêm vài tuần cho tới khi tình hình dịch CoVid-19 thực sự được kiểm soát. Hãy nhìn vấn đề theo hướng tích cực: đây là thời gian bạn bù đắp lại cho con cái và gia đình vì cả năm bạn đã dành quá ít thời gian cho con. Hãy lên kế hoạch học và chơi với con tùy theo từng lứa tuổi của chúng. Đừng nói là bạn không biết làm gì mà hãy nói là bạn không muốn làm gì thì đúng hơn. Vì nếu bạn muốn sẽ có rất nhiều thứ bạn có thể làm cho con bạn.

a. Đối với các bé mẫu giáo, cha mẹ có thể dạy con tô màu, học bảng chữ cái, học đếm số, học phân biệt các con vật, đồ dùng gia đình, phương tiện giao thông, chơi với con, cùng con xem phim hoạt hình hoặc kể chuyện (đọc sách cho con nghe).

b. Đối với các bé tiểu học, cha mẹ hãy bỏ thời gian cùng con ôn bài, xem lại bài vở của con xem con mình còn chưa hiểu phần nào rồi giảng lại cho con hiểu. Tôi không tin các ông bố bà mẹ có bằng cử nhân đại học mà không thể giảng bài cấp 1 cho con. Cho dù nếu quên đi nữa, các bạn vẫn có thể đọc sách giáo khoa hoặc tham khảo trên mạng để giải thích cho con mình hiểu. Điều này không khó, chỉ là bạn có muốn làm không thôi.

c. Đối với các bé từ cấp hai trở lên, bạn có thể dành thời gian tâm sự với con về chuyện trường lớp, bạn bè để hiểu thêm những khó khăn áp lực mà con mình phải chịu khi đi học. Có thể dạy cho con làm việc nhà, nấu cơm, khuyến khích con chia sẻ công việc với bố mẹ, cùng xem phim với con và rút ra những bài học trong phim với con.

d. Các ông bố nên dành thời gian vận động, chơi đùa, tập thể thao với con để giúp con tăng cường sức đề kháng.

Còn hàng trăm chuyện khác mà bạn có thể làm với con mình trong thời gian nghỉ này miễn là bạn muốn làm. Nếu bạn xem con bạn là gánh nặng, bạn sẽ bị stress. Nếu bạn thực sự thương yêu con bạn, bạn sẽ thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để kết nối tình cảm gia đình. Và tình cảm gia đình là liều vaccine chống dịch tốt nhất hoàn toàn miễn phí.

Nhà giáo Huỳnh Chí Viễn
“Nhiều giáo viên, phụ huynh, công dân khác đang có cùng yêu cầu đối với Chính phủ như tôi!”

Liên quan đến việc có cho học sinh đi học trở lại vào tuần tới hay không, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phát biểu: “Tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại”.

Ông Đam cho rằng, khi chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho học sinh đi học trở lại ngay. Còn khi các em đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới góc độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học.

Với phát biểu này, có thể hiểu rằng, quan điểm của người phụ trách lĩnh vực y tế, giáo dục của Chính phủ là chưa cho học sinh đi học trở lại. Và như vậy, các địa phương như TP.HCM, Hà Tĩnh... cần thu hồi văn bản chỉ đạo cho học sinh trở lại trường. Bởi vì, nó vừa trái tinh thần của Chính phủ, vừa không có sự chia sẻ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và nỗi lo lắng của người dân.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông Đam khi ông cho rằng, việc cho học sinh nghỉ học tiếp chắc chắn có gây xáo trộn, trở ngại cho ngành giáo dục và cả công việc, sinh hoạt của phụ huynh, của xã hội. Tuy nhiên, những điều đó không thể so sánh được với sức khỏe, sự an tâm, tin tưởng của nhân dân.

Nghỉ học hết tháng 2 để nghe ngóng tình hình dịch bệnh. Đó là yêu cầu của tôi với tư cách một phụ huynh và trách nhiệm một công dân. Nhiều giáo viên, phụ huynh, công dân khác đang có cùng yêu cầu đối với Chính phủ như tôi.

Tin liên quan:
✔️ Triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày
✔️ Làm thế nào bảo vệ được chính bạn khỏi virus corona?
✔️ 10 điều “kinh điển” cho mùa dịch corona
✔️ “Đừng để diễn ra tình trạng phải lùng bắt người nghi nhiễm và người nhiễm…”
✔️ Không phải kỳ thị mà là biện pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh
✔️ Đặt cược bằng sinh mạng của con cái người khác
✔️ Tản mạn mùa dịch coronavirus: Lời khuyên của bạn có thực sự làm thay đổi quyết định của một người?
✔️ Địa ngục trần gian
✔️ “Nhân dân phẫn nộ không còn sợ hãi nữa”
✔️ Vũ Hán ăn năn: Trung Quốc đã bỏ lỡ thời kỳ quan trọng để khống chế dịch virus corona như thế nào?
✔️ Trung Quốc: Giáo hội Công giáo đi đầu trong việc chăm sóc và gần gũi bệnh nhân nhiễm virus corona
✔️ Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ
✔️ Bức thư đau lòng từ Vũ Hán của Lm. Sơn Nhân, một chứng nhân tại chỗ

Bài về chủ đề Giáo dục:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ