Chuyện tình đẹp sau bức tượng "Thiên thần u sầu"

Sau tác phẩm điêu khắc nổi tiếng này, là một câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng. Có lẽ bạn đã có dịp chiêm ngưỡng bức tượng nổi tiếng này, bức tượng một thiên thần rất đẹp, rất biểu cảm, nhưng không biết về câu chuyện đằng sau nó. Đấy là tác phẩm chính yếu sau cùng của điêu khắc gia, luật sư, nhà văn, nhà thơ William Wetmore Story (1819-1895), và được đặt trong Nghĩa trang Tin Lành (cũng được gọi là Nghĩa trang của Người Anh), tại Rôma, gần Kim tự tháp Cestia (người dịch: 1 kim tự tháp thời La Mã), nơi chôn cất của các nhân vật lớn như các nhà thơ Shelley và Keats, và nhà tư tưởng Ivanov (Russian Ivanov).

Sau tác phẩm điêu khắc nổi tiếng này, là một câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng.

Có lẽ bạn đã có dịp chiêm ngưỡng bức tượng nổi tiếng này, bức tượng một thiên thần rất đẹp, rất biểu cảm, nhưng không biết về câu chuyện đằng sau nó.

Đấy là tác phẩm chính yếu sau cùng của điêu khắc gia, luật sư, nhà văn, nhà thơ William Wetmore Story (1819-1895), và được đặt trong Nghĩa trang Tin Lành (cũng được gọi là Nghĩa trang của Người Anh), tại Rôma, gần Kim tự tháp Cestia (người dịch: 1 kim tự tháp thời La Mã), nơi chôn cất của các nhân vật lớn như các nhà thơ Shelley và Keats, và nhà tư tưởng Ivanov (Russian Ivanov).

Câu chuyện, trở nên u uất khi người vợ của ông mất năm 1894. Nàng vừa là người bầu bạn, vừa là nàng thơ, là nguồn cảm hứng sáng tác của ông. Bức tượng là để dành tặng cho nàng. Ông qua đời một năm sau khi bà qua đời, chỉ vài tháng sau khi hoàn thành bức tượng, cùng với lời ghi chú rõ ràng: "Thiên thần u sầu, khóc than trên Bệ thờ Sự sống đã tơi tả". Bức tượng giờ vẫn đang đưa mắt nhìn phần mộ của cặp đôi này, cùng với Joseph, đứa con qua đời tại Rôma khi mới 6 tuổi của họ.

Hai người còn có 3 người con khác, tất cả đều làm nghệ thuật như cha: Thomas Waldo Story trở thành điêu khắc gia, Julian Russel Story trở thành một hoạ sỹ chuyên vẽ chân dung thành công, và Edith Marion, Marquise Peruzzi de' Medici, một nhà văn.

Bức tượng, theo như người hoạ sỹ, "mô tả một thiên thần đang u sầu, đang buông xuôi tất cả, đôi cánh rủ cụp xuống, còn khuôn mặt thì úp xuống bệ thờ. Nó biểu tỏ ra những cảm giác của tôi khi ấy. Nó cho thấy một sự mỏi mệt thật sự. Dầu sao thực hiện bức tượng, cũng giúp tôi khuây khoả."

Tình yêu mà ông William dành cho người vợ dấu yêu của mình, đã gợi hứng cho nhiều phiên bản khác của bức tượng. Năm 1901, một bản sao y như bản nguyên thuỷ được đặt tại Palo Alto, California, tại khu vực sân vườn của Đại học Stanford, để vinh danh ông Henry Lathrop, người anh em của người sáng lập ra Đại học Stanford là ông Jane Lathrop Stanford.

Bản sao cũng được nhìn thấy tại các nghĩa trang ở nhiều vùng, nhiều nơi trên khắp thế giới, tại New York, Maryland, California, Vancouver (Canađa), San Jose (Costa Rica) và Santiago (Cuba).

Hình chụp bức tượng được sử dụng nhiều trong kỹ nghệ âm nhạc; bức tượng "Thiên thần u sầu" xuất hiện trên bìa dĩa của nhiều ban nhạc, chẳng hạn như ban Odes Ecstasy, Evanescence, Nightwish, và Anabantha.


Maria Paula Daud
Văn Minh (Nhóm Phiên dịch Mai Khôi) chuyển ngữ từ ALETEIA.ORG

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ