Bài đọc I (Gv 1,2;2,21-23)
Giảng Viên đã dạy rằng: Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không. Vì kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho người ở nhưng không, thì thật là hư không và tai hại lớn lao. Ích gì cho người bởi mọi việc mình làm mà phải chịu đau khổ cực lòng dưới phàm trần? Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là hư không sao? Đó là lời Chúa.
Đáp ca (Tv 94,1-2.6-7.8-9)
Đáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các ngươi đừng cứng lòng (c. 8).
1. Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Đá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.
2. Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Đấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.
3. Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Đừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta".
1. Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Đá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.
2. Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Đấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.
3. Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Đừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta".
Bài đọc II (Cl 3,1-5,9-11)
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng.
Anh em chớ nói dối với nhau; anh em hãy lột bỏ người cũ cùng các việc làm của nó, và mặc lấy người mới, con người được đổi mới theo hình ảnh của Đấng đã tạo thành nó: ở đấy không còn là dân ngoại và Do-thái, chịu phép cắt bì hay không chịu phép cắt bì, người man rợ hay người Scytha, nô lệ hay tự do nữa, nhưng mọi sự và trong mọi sự có Đức Kitô. Đó là lời Chúa.
Anh em chớ nói dối với nhau; anh em hãy lột bỏ người cũ cùng các việc làm của nó, và mặc lấy người mới, con người được đổi mới theo hình ảnh của Đấng đã tạo thành nó: ở đấy không còn là dân ngoại và Do-thái, chịu phép cắt bì hay không chịu phép cắt bì, người man rợ hay người Scytha, nô lệ hay tự do nữa, nhưng mọi sự và trong mọi sự có Đức Kitô. Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng (Mt 4,4b)
Halleluia, halleluia! Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. Halleluia.
Tin Mừng (Lc 12,13-21)
Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?" Rồi Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".
Người lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: 'Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?' Đoạn người ấy nói: 'Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy". Đó là lời Chúa.
Người lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: 'Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?' Đoạn người ấy nói: 'Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy". Đó là lời Chúa.
1.
Kitô giáo và Phật giáo có cái nhìn giống nhau về cuộc sống trên trần gian này. Đức Phật dạy rằng: Vạn pháp đều vô thường. Mọi thứ có sinh sẽ có diệt. Mọi thứ hợp rồi tan, thực thực không không như mây khói. Giảng Viên trong Bài đọc I Chúa nhật XVIII Thường Niên Năm C nhận ra sự vô thường ấy khi nói rằng: Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Với thực tế kinh nghiệm cuộc sống, nhất là khi đứng trước cái chết, dù muốn dù không, ai trong chúng ta cũng phải chấp nhận sự thật không dễ chấp nhận này.
Chính khi nhận ra mọi sự là vô thường, là phù vân, nhiều người muốn tìm đến một sự chắc chắn để an trú như là một sự giải thoát ra khỏi những dính bén của thế tục hư ảo này. Đức Phật đã đưa ra đường lối tu tập thiền định để có được chánh niệm bằng cách chú tâm vào bên trong chính mình trong từng khoảnh khắc, từng hơi thở vv... Lối thực hành chánh niệm này thực tế đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt trong việc chữa lành những thương tổn bên trong, và đem lại một sự an nhiên, tĩnh lặng trong đời sống. Ngày nay, việc thực hành chánh niệm đã trở nên phổ biến trong giới y học lâm sàng, tâm lý trị liệu. Thậm chí nhiều tổ chức, tập đoàn kêu gọi nhân viên của mình thực hành chánh niệm hàng ngày.
2.
Ngoài ra, thực hành chánh niệm không còn xa lạ với nhiều người Công giáo, kể cả các linh mục, tu sĩ, đã và đang thực hành chánh niệm trong đời sống. Có nhiều khoá tĩnh tâm theo lối thiền định nhằm đạt đến chánh niệm tại các dòng tu lẫn các trung tâm tĩnh tâm Công giáo. Mình có không ít bạn bè, bà con đang thực hành thiền chánh niệm theo một số sách vở đang được bán khá phổ biến, hoặc theo các video clip hướng dẫn trên các trang mạng xã hội. Theo các bạn ấy, việc thiền định như vậy giúp đem lại sự bình an, nhẹ nhàng, thanh thản trong cuộc sống, giúp giải toả phiền muộn và căng thẳng. Điều này giúp tâm hồn các bạn ấy trở nên từ bi, rộng lượng khi đối xử với người khác cũng như khi đối diện với những gì xảy ra.
Chính vì vậy, dần dần một số bạn đã không còn đến nhà thờ, vì cho rằng đến nhà thờ tham dự Thánh lễ không mang lại hiệu quả như thiền. Các bạn ấy nói rằng, thánh lễ thường xô bồ, đông đúc, bát nháo, nóng nực... Đôi khi trong bài giảng, các cha toàn nói những chuyện trên trời dưới đất không ăn nhập gì đến đời sống thường ngày. Với rất nhiều lý do như vậy, các bạn ấy thấy rằng dành 1-2 giờ thiền tại nhà còn vui vẻ, thoải mái hơn là đi lễ. Bên cạnh đó, các bạn ấy còn thực hành ăn chay (không ăn thịt động vật), ăn sạch, sống tối giản, tập thêm yoga, vv... Và các bạn ấy cảm thấy rất hài lòng, thoả với lối sống chánh niệm, chú tâm vào bên trong và ý thức từng khoảnh khắc như vậy, mà không cần đến Thiên Chúa và Giáo hội.
3.
Xét một cách nào đó, những ai cảm thấy hài lòng và thoả mãn với cuộc sống vật chất, tiện nghi, địa vị xã hội, hay với sự an nhiên nội tại, sự tĩnh lặng của tâm hồn đều giống với người giàu trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu nêu ra trong Tin Mừng Chúa Nhật 18 Thường Niên Năm C (Lc 12:13-21). Ông chí thú làm ăn và thành công trong cuộc sống với nhiều đất đai, kho lẫm, nên ông khá an tâm về cuộc sống của mình. Ông không hề làm gì sai trái, có thể nói là ăn ngay ở lành, là mẫu mực và mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây chính là ông ta đã đặt mình làm trung tâm của mọi sự. Ông tìm thấy sự bảo đảm cho đời sống của ông và vui thoả với chính bản thân mình với những gì ông đang có.
Trọng tâm của niềm tin Kitô giáo không phải là việc dạy người ta ăn ngay ở lành, làm lành lánh dữ, tuân giữ lề luật, hay tìm kiếm một sự bình an, thanh thản, hay đạt được một nhận thức cao cả nào đó như là một sự giải thoát. Thật vậy, Chúa Giêsu trong Tin mừng tuần này đã cho rằng, ông là người ngốc, bởi vì ông ta không thể làm chủ sự sống của mình. Ông có thể chết bất cứ lúc nào, và những gì ông thu tích sẽ vô nghĩa đối với ông. Cái chết khiến cho mọi thứ trên trần gian này trở nên vô nghĩa, bởi vì khi chết không ai mang theo được bất cứ thứ gì. Do đó, nếu chỉ thoả mãn với một sự bình an nội tâm hay sự thanh thản trong tâm hồn với những kĩ thuật và phương pháp nào đó, người ấy vẫn chưa đạt đến điểm chính yếu của đức tin Kitô giáo.
4.
Điểm cốt lõi của Kitô giáo chính là mối tương quan của mỗi cá nhân với Đức Kitô. Mối tương quan này đem đến một sự đổi mới con người cũ để trở thành con người mới theo hình ảnh Đức Kitô. Đó mới là ý nghĩa của sự giải thoát hay ơn cứu độ. "Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki tô, nên hãy tìm những gì thuộc thượng giới. Hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới" (Cl 3:1-3). Đừng chú tâm ở đây không có nghĩa là không quan tâm hay nhắm mắt làm ngơ với thực tại, nhưng là nhìn thấy đúng bản chất phù vân của thực tại, để theo đuổi những gì bền vững và trường tồn, những gì thuộc thượng giới. Còn nói theo lời Chúa Giêsu là "làm giàu trước mặt Thiên Chúa" (Lk 12:21).
Sự giàu có trước mặt Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, không gì khác hơn là tình yêu. Đây là tương quan mà mỗi người Kitô hữu cần có đối với Thiên Chúa cũng như với tha nhân. Thánh Têrêsa Avila nói về đời sống cầu nguyện trong Kitô giáo không gì khác hơn là một sự chia sẻ thân mật giữa những người bạn. Cầu nguyện là hiện diện với Đấng mà chúng ta biết là yêu thương chúng ta. Cầu nguyện Kitô giáo không nhằm đạt đến sự bình an và tĩnh lặng hay cảm giác vui thoả. Cầu nguyện là đi vào tương quan tình yêu với Thiên Chúa.
Ngoài cầu nguyện cá nhân, các cử hành phụng vụ bí tích, nhất là Thánh Lễ, là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và nhân loại qua trung gian của Đức Kitô, Thiên Chúa đích thực và con người đích thực, trong hoạt động của Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, con người được thanh tẩy, được thánh hoá, được bồi dưỡng, được thêm sức lực nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Nhờ đó, chúng ta giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người chúng ta (cf. Cl 3:5), để được biến đổi thành con người mới, để biết đón nhận và thi hành Thánh ý của Thiên Chúa, cũng như chia sẻ tình yêu với anh chị em của mình. Thiết nghĩ, đó mới là sự giàu có trước mặt Thiên Chúa mà mỗi người Kitô hữu cần mở lòng đón nhận từ chính Thiên Chúa, chứ không phải tự đạt tới bằng khả năng của mình.
Tất cả chỉ là phù vân. Vạn pháp đều vô thường. Nhưng, "Chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở trong tất cả" (Christ is all and in all) (Cl 3:11).
【Lm. Giuse Cao Viết Tuấn, CM】
Trong bài giảng pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật nói đến Tứ Diệu Đế – Để giải thoát thì cần phải tu tập theo Bát Chánh Đạo.
Trả lờiXóaBát Chánh Đạo gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
Như vậy “Chánh niệm” mới chỉ là một chi nhánh của đạo (con đường), không phải là tất cả con đường tu tập của Phật giáo.
Tôi đã comt về bài viết này có chỗ chưa chuẩn khi tác giả chỉ nói đến thực hành "chánh niệm" trong Bát chánh đạo của Phật giáo, song comt không đăng được. Thật thất vọng về truyền thông một chiều!
Trả lờiXóaNhư chú đã thấy, ngay đầu bài, tác giả bài viết (1 linh mục đã có vài năm tìm hiểu Phật giáo) đã rất khiêm tốn trong giới hạn và ý hướng bài viết. Xin chú bớt nóng, theo con thấy, trong bài viết tác giả không hề có ý loại trừ, những thứ "chánh" khác... "Chánh niệm" khi nói đến trong bài viết, ám chỉ các hình thức ngồi tịnh, ngồi thiền thưa chú. Con nghĩ, vị linh mục tác giả bài viết hiểu những gì mà chú nhắc đến.
Xóa