▓ Mô hình trí thức Việt Nam cưa bom sản xuất mìn ở Củ Chi trong chiến tranh.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng của giáo dục Việt Nam là không xác định được học tập để làm gì, do đó tư tưởng của Khổng Nho ngấm sâu không biết bao nhiêu đời mà dân tộc ta không biết: học để làm quan.
Ông nào không làm quan được nhưng trót học chữ rồi, thì ra anh "kẻ sĩ" thanh cao, nhưng đáng tiếc trong số đó không thiếu các anh biến thành hủ nho. Tư tưởng "nhất sĩ nhì nông" ăn sâu vào trái tim khối óc không bỏ nổi.
Tui đã từng gặp ông thày giáo dạy vật lý nhưng không biết đấu mạch đèn neon có chấn lưu và starter. Còn chuyện tiến sĩ đứt cầu chì nhờ người thay là bình thường.
Vì không có khả năng lao động chân tay, kẻ sĩ chỉ biết có mỗi CHỮ, thật ra chữ nghĩa phải phục vụ cho cuộc sống, chứ không thì cũng vứt đi. Ở vào thời mạng xã hội, người không lao động chân tay hoặc ít lao động chân tay sẽ sa đà hết chuyện này đến chuyện khác.
Sáng nay ngồi sửa cái máy xay sinh tố với ông con, chỉ cho cậu ta cái công-tắc, mà khi thân cối tiếp xúc với nó, sẽ đóng mạch cho cối chạy, đó là cơ cấu an toàn. Bảo con: phàm là cái người đã chịu khó lao động, thì cũng không vì thế mà học chữ không nổi, mà trái lại còn học tốt hơn, thậm chí học đâu biết đó. Đã không lao động thì đầu óc cũng loạn cào cào lên, rồi suốt ngày sa đà toàn chuyện vớ vẩn.
Mình không nhất thiết cái gì cũng biết, nhưng bét nhất cầm cái cờ lê, tuốc nơ vít phải chắc chắn, con gái cũng phải biết khâu may chứ hơi tí vứt quần áo đi chỉ vì sứt chỉ là không nên. Muốn cầm vững chãi được cái khoan bê-tông cơ thể phải cường tráng.
Các nhà văn Lev Tolstoy và Ernest Hemingway là những người như thế. Tolstoy là bá tước nhưng vẫn là thợ rừng cừ khôi, ông còn là thợ săn và có thể tự dựng được nhà... Hemingway là người nổi trội cả về học lý thuyết lẫn chơi thể thao; ông đấm bốc, chơi bóng bầu dục, và là một tài năng hiếm thấy trong các lớp học tiếng Anh...
Vì thế tui thường đề nghị con cái: học ít thôi, nhưng đã học là phải giỏi nhưng không được xa rời lao động và nhất định phải luyện tập để khoẻ mạnh. Đó là lý do con trai tui đạt vận động viên cấp 1 nhưng vẫn có IELTS 7.5 ngon lành, và chắc chắn em nó cũng sẽ phải cố gắng theo anh mình.
Cuộc chiến tranh ở Ukraine đang vẫn rất căng thẳng. Nó cho chúng ta một bài học là "cái mong manh nhất là hoà bình." Ai trong số chúng ta, nhất là thế hệ trẻ đều có thể phải đi vào chiến tranh.
Khi cuộc chiến được khoảng 1 tháng, có lần đi xe buýt qua trường Bách khoa và Xây dựng, có đến mười mấy cháu sinh viên lên xe. Nhìn mười mấy cháu 90% cận thị, cũng từng đó èo uột tay chân bé tí dù có thể cao lênh khênh, nghĩ bụng đất nước ta mà có chiến tranh, thì lũ bộ đội này không đánh nhau với ai được.
Chưa cần biết học được chữ nào, nhưng cái anh khoẻ mạnh có kỹ năng sinh tồn thì cũng dễ sống sót hơn mấy anh èo uột kia được một tí.
【Phúc Lai "Bố bỉm sữa"】
Một trong những vấn đề nghiêm trọng của giáo dục Việt Nam là không xác định được học tập để làm gì, do đó tư tưởng của Khổng Nho ngấm sâu không biết bao nhiêu đời mà dân tộc ta không biết: học để làm quan.
Ông nào không làm quan được nhưng trót học chữ rồi, thì ra anh "kẻ sĩ" thanh cao, nhưng đáng tiếc trong số đó không thiếu các anh biến thành hủ nho. Tư tưởng "nhất sĩ nhì nông" ăn sâu vào trái tim khối óc không bỏ nổi.
Tui đã từng gặp ông thày giáo dạy vật lý nhưng không biết đấu mạch đèn neon có chấn lưu và starter. Còn chuyện tiến sĩ đứt cầu chì nhờ người thay là bình thường.
Vì không có khả năng lao động chân tay, kẻ sĩ chỉ biết có mỗi CHỮ, thật ra chữ nghĩa phải phục vụ cho cuộc sống, chứ không thì cũng vứt đi. Ở vào thời mạng xã hội, người không lao động chân tay hoặc ít lao động chân tay sẽ sa đà hết chuyện này đến chuyện khác.
Sáng nay ngồi sửa cái máy xay sinh tố với ông con, chỉ cho cậu ta cái công-tắc, mà khi thân cối tiếp xúc với nó, sẽ đóng mạch cho cối chạy, đó là cơ cấu an toàn. Bảo con: phàm là cái người đã chịu khó lao động, thì cũng không vì thế mà học chữ không nổi, mà trái lại còn học tốt hơn, thậm chí học đâu biết đó. Đã không lao động thì đầu óc cũng loạn cào cào lên, rồi suốt ngày sa đà toàn chuyện vớ vẩn.
Mình không nhất thiết cái gì cũng biết, nhưng bét nhất cầm cái cờ lê, tuốc nơ vít phải chắc chắn, con gái cũng phải biết khâu may chứ hơi tí vứt quần áo đi chỉ vì sứt chỉ là không nên. Muốn cầm vững chãi được cái khoan bê-tông cơ thể phải cường tráng.
Các nhà văn Lev Tolstoy và Ernest Hemingway là những người như thế. Tolstoy là bá tước nhưng vẫn là thợ rừng cừ khôi, ông còn là thợ săn và có thể tự dựng được nhà... Hemingway là người nổi trội cả về học lý thuyết lẫn chơi thể thao; ông đấm bốc, chơi bóng bầu dục, và là một tài năng hiếm thấy trong các lớp học tiếng Anh...
Vì thế tui thường đề nghị con cái: học ít thôi, nhưng đã học là phải giỏi nhưng không được xa rời lao động và nhất định phải luyện tập để khoẻ mạnh. Đó là lý do con trai tui đạt vận động viên cấp 1 nhưng vẫn có IELTS 7.5 ngon lành, và chắc chắn em nó cũng sẽ phải cố gắng theo anh mình.
Cuộc chiến tranh ở Ukraine đang vẫn rất căng thẳng. Nó cho chúng ta một bài học là "cái mong manh nhất là hoà bình." Ai trong số chúng ta, nhất là thế hệ trẻ đều có thể phải đi vào chiến tranh.
Khi cuộc chiến được khoảng 1 tháng, có lần đi xe buýt qua trường Bách khoa và Xây dựng, có đến mười mấy cháu sinh viên lên xe. Nhìn mười mấy cháu 90% cận thị, cũng từng đó èo uột tay chân bé tí dù có thể cao lênh khênh, nghĩ bụng đất nước ta mà có chiến tranh, thì lũ bộ đội này không đánh nhau với ai được.
Chưa cần biết học được chữ nào, nhưng cái anh khoẻ mạnh có kỹ năng sinh tồn thì cũng dễ sống sót hơn mấy anh èo uột kia được một tí.
【Phúc Lai "Bố bỉm sữa"】