Dinh thự trước đây của vị giáo hoàng tại thành phố Kraków (Ba Lan), đã mở cửa đón người tị nạn đến từ Ukraine.
Hôm 09/03, tổng giáo phận Kraków cho biết, Marek Jedraszewski, vị tổng giám mục của họ sẵn sàng chào đón những anh chị em tháo chạy từ Ukraine, và để họ trú tại dinh thự giám mục trong thành phố.
▓ Dinh thự Giám mục, Kraków. Ảnh: WIKIPEDIA.ORG
Giám mục Karol Wojtyla, tức giáo hoàng Gioan Phaolô II sau này, đã sống tại dinh thự này 20 năm (1958-1978) khi ngài là tổng giám mục của giáo phận Kraków.
Ngài quay trở lại dinh thự này vào năm 1979, khi đã được bầu làm giáo hoàng, có bài diễn văn trước giới trẻ từ cửa sổ ngay lối vào của dinh thự, cánh cửa sổ này ngày nay được đặt tên là "Cửa sổ Giáo hoàng". Ngài cũng ngỏ lời từ cửa sổ này trong năm 2002, trong chuyến công du thứ chín và cũng là chuyến công du cuối cùng của ngài về lại quê hương Ba Lan.
Giáo hoàng Phanxicô cũng chào thăm giới trẻ vào năm 2016, từ cửa sổ này.
▓ Dinh thự Giám mục, Kraków. Ảnh: WIKIPEDIA.ORG
Ngay từ thế kỷ XIV, các vị giám mục của giáo phận Kraków đã cư ngụ tại dinh thự này. Đây là dinh thự lớn thứ hai, chỉ sau cung điện Wawel, là nơi ở của nhà vua Ba Lan.
Theo Uỷ ban Người Tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UN), tính đến ngày 08/03/2022, đã có hơn 2.1 triệu người đã tháo chạy khỏi Ukraine. Khoảng 1.3 triệu người đã chọn tháo chạy vào Ba Lan.
Tổng giáo phận Kraków cho biết, các giáo xứ trong tổng giáo phận, tham gia vào việc đón tiếp các anh chị em tị nạn vì chiến cuộc tổng lực mà Nga đang thực hiện khi xâm chiếm Ukraine, từ ngày 24/02.
Điều này giải thích cho việc, nhiều ngàn người đã được cưu mang, tìm được nơi trú ngụ trong các nhà xứ, trong các khu nghỉ dưỡng, tĩnh tâm, các tu viện, và các cơ sở khác của giáo hội.
Ngỏ lời tại Trung tâm Hành hương Thánh Gioan Thiên Chúa của Tổng giáo phận, đức cha Marek Jedraszewski đã nói: "Như những con cái của cùng một Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi để thể hiện tình anh em, sự đoàn kết liên đới, lòng quảng đại và sự sẵn sàng một cách cụ thể, để từ bỏ, hy sinh những gì là thiết thân với chúng ta, vì lợi ích của những anh chị em đến cùng chúng ta mà một tay thì xách giỏ, xách bị, còn tay kia thì bồng con."
Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người lãnh đạo toàn thể Giáo hội Công giáo cho đến khi qua đời vào năm 2005, đã là vị giáo hoàng đầu tiên trong thời hiện đại, công du đến Ukraine vào năm 2001.
【Hoàng Long, Nhóm Phiên dịch Mai Khôi, tổng hợp】
Hôm 09/03, tổng giáo phận Kraków cho biết, Marek Jedraszewski, vị tổng giám mục của họ sẵn sàng chào đón những anh chị em tháo chạy từ Ukraine, và để họ trú tại dinh thự giám mục trong thành phố.
▓ Dinh thự Giám mục, Kraków. Ảnh: WIKIPEDIA.ORG
Giám mục Karol Wojtyla, tức giáo hoàng Gioan Phaolô II sau này, đã sống tại dinh thự này 20 năm (1958-1978) khi ngài là tổng giám mục của giáo phận Kraków.
Ngài quay trở lại dinh thự này vào năm 1979, khi đã được bầu làm giáo hoàng, có bài diễn văn trước giới trẻ từ cửa sổ ngay lối vào của dinh thự, cánh cửa sổ này ngày nay được đặt tên là "Cửa sổ Giáo hoàng". Ngài cũng ngỏ lời từ cửa sổ này trong năm 2002, trong chuyến công du thứ chín và cũng là chuyến công du cuối cùng của ngài về lại quê hương Ba Lan.
Giáo hoàng Phanxicô cũng chào thăm giới trẻ vào năm 2016, từ cửa sổ này.
▓ Dinh thự Giám mục, Kraków. Ảnh: WIKIPEDIA.ORG
Ngay từ thế kỷ XIV, các vị giám mục của giáo phận Kraków đã cư ngụ tại dinh thự này. Đây là dinh thự lớn thứ hai, chỉ sau cung điện Wawel, là nơi ở của nhà vua Ba Lan.
Theo Uỷ ban Người Tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UN), tính đến ngày 08/03/2022, đã có hơn 2.1 triệu người đã tháo chạy khỏi Ukraine. Khoảng 1.3 triệu người đã chọn tháo chạy vào Ba Lan.
Tổng giáo phận Kraków cho biết, các giáo xứ trong tổng giáo phận, tham gia vào việc đón tiếp các anh chị em tị nạn vì chiến cuộc tổng lực mà Nga đang thực hiện khi xâm chiếm Ukraine, từ ngày 24/02.
Điều này giải thích cho việc, nhiều ngàn người đã được cưu mang, tìm được nơi trú ngụ trong các nhà xứ, trong các khu nghỉ dưỡng, tĩnh tâm, các tu viện, và các cơ sở khác của giáo hội.
Ngỏ lời tại Trung tâm Hành hương Thánh Gioan Thiên Chúa của Tổng giáo phận, đức cha Marek Jedraszewski đã nói: "Như những con cái của cùng một Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi để thể hiện tình anh em, sự đoàn kết liên đới, lòng quảng đại và sự sẵn sàng một cách cụ thể, để từ bỏ, hy sinh những gì là thiết thân với chúng ta, vì lợi ích của những anh chị em đến cùng chúng ta mà một tay thì xách giỏ, xách bị, còn tay kia thì bồng con."
Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người lãnh đạo toàn thể Giáo hội Công giáo cho đến khi qua đời vào năm 2005, đã là vị giáo hoàng đầu tiên trong thời hiện đại, công du đến Ukraine vào năm 2001.
【Hoàng Long, Nhóm Phiên dịch Mai Khôi, tổng hợp】