Nếu cái ý này tui viết cho một tờ báo, có thể sẽ không được đăng. Bởi vì tui nói rằng: mọi lỗi lầm thuộc về bộ văn hoá.
Tui muốn nói đến cơn mưa huy chương tại liên hoan sân khấu kịch vừa kết thúc tại Sài Gòn.
Tại liên hoan sân khấu kịch năm nay có 26 vở dự thi, 105 diễn viên đoạt giải gồm: 40 vàng, 46 bạc và 19 đồng. Nếu mỗi vở có 4 diễn viên thì 26 vở sẽ là 104 diễn viên.
Nhắc lại: có 105 huy chương được trao.
Nếu mỗi vở có 5 diễn viên thì 26 vở sẽ là 130 diễn viên. Vậy thì chỉ có 25 diễn viên không đoạt giải.
Cơn mưa huy chương là điều luôn được nói tới tại các kỳ liên hoan sân khấu. Nếu liên hoan là một sân chơi giúp nghệ sĩ nâng cao kỹ năng thì cơn mưa huy chương, huy chương kiểu đại trà ấy, nói lên điều gì?
Trong cuộc thi năm nay, có vở diễn hay và nghệ sỹ hay. Nhưng giá như các huy chương chỉ dừng lại ở những người hay và vở hay ấy. Một cuộc thi mà có ít người đoạt được huy chương sẽ cho thấy tính chọn lọc cao và giá trị hơn một cuộc thi huy chương được phát bao trùm.
Những chiếc huy chương ấy thực sự có giúp nghệ sỹ có thêm khán giả? Gần như là không, vì rất nhiều ông bà bầu sân khấu khẳng định tiêu chí sân khấu của họ không phù hợp với tiêu chí liên hoan. Họ biết khán giả của họ cần gì, họ đáp ứng nhu cầu ấy.
Vậy những chiếc huy chương ấy dùng để làm gì? Người trong nghề điều hiểu: để xét duyệt danh hiệu nghệ sỹ ưu tú và nhân dân. Các danh hiệu đó để làm gì? Tui không biết rõ nhưng chắc chắn nó không giúp nghệ sỹ ăn khách hơn trong mắt khán giả.
Người ta nói rằng nhà nước dành ra một cục tiền để mỗi 3 năm tổ chức một kỳ liên hoan. Nếu không tổ chức không thể giải ngân. Mà giải ngân ở Việt Nam thì à ơi..
Và rồi người ta lại đồn những diễn viên nào không đủ giỏi nhưng muốn có huy chương thì à ơi...
Ngay những ngày đầu khai mạc, một soạn giả tên tuổi bức xúc biên tút: nếu các bạn là nghiệp dư thì làm ơn đừng bước vào sân chơi chuyên nghiệp...
Một ông bầu sân khấu nói: có nhiều nghệ sỹ rất giỏi, có rất nhiều fan trước khi có danh hiệu nhưng không hiểu vì sao họ cũng cần đến danh hiệu nghệ sỹ ưu tú và nghệ sỹ nhân dân.
Về chuyện Minh Béo đang lùm xùm trên mạng, tui thuộc phía hãy để cho người ta một cơ hội làm lại cuộc đời. Nhưng nhiều người đi xem cho rằng vai diễn ấy không đủ hay để đoạt huy chương bạc.
Suy cho cùng nếu nhà nước không tổ chức cuộc thi và không trao cơn mưa huy chương thì các nghệ sỹ ai sẽ vẫn làm công việc họ hay làm. Họ diễn cái mà khán muốn xem, khán giả thích họ, thì mua vé thưởng thức và ngược lại.
Có những nghệ sỹ cải lương lừng lẫy như Minh Cảnh, Văn Chung chẳng có danh hiệu gì ráo trọi. Họ vẫn được người đời kính phục. Gần đây, có Ái Như - Thanh Thuỷ - Trung Dân. Có những nghệ sỹ mà tui biết, họ đóng vai phụ - nghèo phải chạy xe ôm, bán ve chai. Họ không quan tâm gì ngoài việc được hát cho sân khấu của khán giả.
Các đồng nghiệp của tui đã viết bài phản ánh cơn mưa huy chương. Tui thì cho rằng nghệ sỹ chỉ như một con cờ trong một bàn cờ. Còn người chơi cờ là bộ văn hoá...
▓ Cọp vầy mới là cọp nhé- cọp Thanh Hoá và cọp Bạc Liêu không có cửa!
【Nguyễn Anh Huy】
Tui muốn nói đến cơn mưa huy chương tại liên hoan sân khấu kịch vừa kết thúc tại Sài Gòn.
Tại liên hoan sân khấu kịch năm nay có 26 vở dự thi, 105 diễn viên đoạt giải gồm: 40 vàng, 46 bạc và 19 đồng. Nếu mỗi vở có 4 diễn viên thì 26 vở sẽ là 104 diễn viên.
Nhắc lại: có 105 huy chương được trao.
Nếu mỗi vở có 5 diễn viên thì 26 vở sẽ là 130 diễn viên. Vậy thì chỉ có 25 diễn viên không đoạt giải.
Cơn mưa huy chương là điều luôn được nói tới tại các kỳ liên hoan sân khấu. Nếu liên hoan là một sân chơi giúp nghệ sĩ nâng cao kỹ năng thì cơn mưa huy chương, huy chương kiểu đại trà ấy, nói lên điều gì?
Trong cuộc thi năm nay, có vở diễn hay và nghệ sỹ hay. Nhưng giá như các huy chương chỉ dừng lại ở những người hay và vở hay ấy. Một cuộc thi mà có ít người đoạt được huy chương sẽ cho thấy tính chọn lọc cao và giá trị hơn một cuộc thi huy chương được phát bao trùm.
Những chiếc huy chương ấy thực sự có giúp nghệ sỹ có thêm khán giả? Gần như là không, vì rất nhiều ông bà bầu sân khấu khẳng định tiêu chí sân khấu của họ không phù hợp với tiêu chí liên hoan. Họ biết khán giả của họ cần gì, họ đáp ứng nhu cầu ấy.
Vậy những chiếc huy chương ấy dùng để làm gì? Người trong nghề điều hiểu: để xét duyệt danh hiệu nghệ sỹ ưu tú và nhân dân. Các danh hiệu đó để làm gì? Tui không biết rõ nhưng chắc chắn nó không giúp nghệ sỹ ăn khách hơn trong mắt khán giả.
Người ta nói rằng nhà nước dành ra một cục tiền để mỗi 3 năm tổ chức một kỳ liên hoan. Nếu không tổ chức không thể giải ngân. Mà giải ngân ở Việt Nam thì à ơi..
Và rồi người ta lại đồn những diễn viên nào không đủ giỏi nhưng muốn có huy chương thì à ơi...
Ngay những ngày đầu khai mạc, một soạn giả tên tuổi bức xúc biên tút: nếu các bạn là nghiệp dư thì làm ơn đừng bước vào sân chơi chuyên nghiệp...
Một ông bầu sân khấu nói: có nhiều nghệ sỹ rất giỏi, có rất nhiều fan trước khi có danh hiệu nhưng không hiểu vì sao họ cũng cần đến danh hiệu nghệ sỹ ưu tú và nghệ sỹ nhân dân.
Về chuyện Minh Béo đang lùm xùm trên mạng, tui thuộc phía hãy để cho người ta một cơ hội làm lại cuộc đời. Nhưng nhiều người đi xem cho rằng vai diễn ấy không đủ hay để đoạt huy chương bạc.
Suy cho cùng nếu nhà nước không tổ chức cuộc thi và không trao cơn mưa huy chương thì các nghệ sỹ ai sẽ vẫn làm công việc họ hay làm. Họ diễn cái mà khán muốn xem, khán giả thích họ, thì mua vé thưởng thức và ngược lại.
Có những nghệ sỹ cải lương lừng lẫy như Minh Cảnh, Văn Chung chẳng có danh hiệu gì ráo trọi. Họ vẫn được người đời kính phục. Gần đây, có Ái Như - Thanh Thuỷ - Trung Dân. Có những nghệ sỹ mà tui biết, họ đóng vai phụ - nghèo phải chạy xe ôm, bán ve chai. Họ không quan tâm gì ngoài việc được hát cho sân khấu của khán giả.
Các đồng nghiệp của tui đã viết bài phản ánh cơn mưa huy chương. Tui thì cho rằng nghệ sỹ chỉ như một con cờ trong một bàn cờ. Còn người chơi cờ là bộ văn hoá...
▓ Cọp vầy mới là cọp nhé- cọp Thanh Hoá và cọp Bạc Liêu không có cửa!
【Nguyễn Anh Huy】