▓ Di ảnh của bé Vân An, nạn nhân của bạo hành tàn ác!
Đây không phải lần đầu tôi nhìn thấy một người chết vì bị đánh đập. Trước đây là những quân nhân, công nhân, học sinh... Họ đều bị đánh với những thương tích bầm dập, và mặc dù không có tổn thương gây tử vong trực tiếp như: Chấn thương não nặng, ngạt do bóp cổ, vỡ tạng, hoặc vết thương tim phổi... nhưng nạn nhân vẫn không qua khỏi.
Có một đặc điểm chung của những vụ việc này, là những người gây ra cái chết cho họ đều không nghĩ rằng: "Đánh mấy cái mà nó chết?!!".
Đó thực sự là những cái chết đau lòng, vì nạn nhân vừa chết vì sự độc ác, vừa chết vì sự ngu dốt (hoặc quá sức tàn ác?) của thủ phạm.
Nhìn những vết thương bầm tím, sưng nề biến dạng trên người cháu bé, tôi tin rằng các bác sĩ có kinh nghiệm, đặc biệt bác sĩ thuộc chuyên ngành Hồi sức cấp cứu sẽ phán đoán được nguyên nhân tử vong của cháu ngay, đó là hậu quả của hội chứng tiêu cơ vân cấp.
Đây là một tình trạng tối khẩn cấp, khi người bệnh bị tai nạn, thương tích mà khối lượng cơ (bọn ngu dốt hay gọi là phần mềm - "đánh vào phần mềm không sao") trên cơ thể bị dập nát quá lớn. Các tế bào cơ bị phá hủy sẽ giải phóng Kali, Phospho, Axit Lactic và một loạt các chất trung gian hóa học, các Cytokine... ồ ạt vào máu. Các chất này nhanh chóng gây tình trạng nhiễm toan (nhiễm axit) nặng, làm mạch máu giãn ra, cơ tim giảm co bóp... gây tụt huyết áp.
Bên cạnh đó, rối loạn nước điện giải do tổn thương tế bào, sốc do chấn thương, suy thận cấp do tắc ống thận, các Cytokine kích hoạt đáp ứng viêm mất kiểm soát gây viêm phổi ARDS (phù phổi cấp tổn thương)... cũng góp phần gây nên một cơn bão vùi dập người bệnh.
Và "nhát dao" chí mạng cuối cùng, thường gây tử vong nhanh nhất chính là tình trạng tăng KALI máu, thận (bình thường giúp đào thải kali) lúc này đã tổn thương nghiêm trọng, khiến cho Kali máu tăng đến mức nguy hiểm (trên 6.5 mmol/L), lượng Kali quá cao sẽ trực tiếp gây rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
Tóm lại, người bị đánh gây tổn thương bầm dập cơ quá nhiều, kể cả ở các vùng "không nguy hiểm" như: Tay, chân, lưng, bụng, mông, đùi... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thì vẫn sẽ tử vong do nhiều cơ chế, mà nhanh nhất là ngừng tim do tăng Kali máu.
Tôi thấy nhiều anh chị chửi rủa mãi, rốt cuộc cũng không cứu cháu bé sống lại được.
Nhiều người hỏi phải làm gì để các cháu không phải chết thương tâm như thế nữa? Dưới góc nhìn của y khoa, tôi chỉ có thể giúp như vậy: Một lời cảnh báo cho những kẻ quen hành xử bằng gậy gộc, tay chân, để họ biết dùng cái đầu hơn - cái mà phân biệt họ với những con vật, khi không đành lòng là lao vào cắn xé nhau.
Hôm trước là tấm hình của cháu bé ngồi bơ vơ giữa đêm lạnh trong bộ đồ phòng hộ bịt bùng.
Hôm nay là cháu bé ra đi với những thương tích ám ảnh.
Nó đều cho thấy sự độc ác, sự độc ác đáng sợ của những kẻ ngu muội, u mê.
【BS. Nguyễn Dũng】
✅ Lời đúc kết QUAN TRỌNG NHẤT trong các lớp giáo dục gia đình dành cho các bậc phụ huynh:
▪ Đừng bao giờ sửa phạt con trẻ lúc người lớn đang giận dữ!
▪ Đừng bao giờ để trẻ thấy rằng, người lớn trách phạt chúng chỉ vì đang giận dữ hay trút giận!
Nếu làm thế: Tất cả sẽ phản tác dụng và để lại những di chứng lâu dài rất tai hại trên trẻ.
【Hoàng Long】
👀 10 đứa trẻ thì 9 đứa trẻ ở Việt Nam chịu bạo hành từ gia đình!
Tôi từng là con thứ, bị bố đánh, anh chị đánh, thầy cô đánh, bạn bè đánh và tôi đánh lại người ta khi không chịu nổi nữa.
Và những ám ảnh trong quá khứ đó khiến mình chịu tổn thương tinh thần không ít. Ví dụ, mỗi lần con tôi nó làm rơi cái gì đó là tôi nổi máu điên, vì ngày xưa, tôi bị ăn đòn khi làm rơi bát chén.
Bên Úc, có bác sĩ tâm lý, nên những ai bị bạo hành hồi nhỏ, có thể đến gặp tư vấn và trị liệu để sống cuộc sống hạnh phúc hơn hay tránh được vết xe đổ của thế hệ trước.
PS: Đừng nói dì ghẻ cha dượng hay cha mẹ ruột, vì đối tượng bị tổn thương trong quá khứ là bất cứ ai. Và dùng bạo lực với trẻ là khó tránh nếu không đi trị liệu và nhìn nhận bản chất sự việc đến nơi đến chốn.
Đây không phải lần đầu tôi nhìn thấy một người chết vì bị đánh đập. Trước đây là những quân nhân, công nhân, học sinh... Họ đều bị đánh với những thương tích bầm dập, và mặc dù không có tổn thương gây tử vong trực tiếp như: Chấn thương não nặng, ngạt do bóp cổ, vỡ tạng, hoặc vết thương tim phổi... nhưng nạn nhân vẫn không qua khỏi.
Có một đặc điểm chung của những vụ việc này, là những người gây ra cái chết cho họ đều không nghĩ rằng: "Đánh mấy cái mà nó chết?!!".
Đó thực sự là những cái chết đau lòng, vì nạn nhân vừa chết vì sự độc ác, vừa chết vì sự ngu dốt (hoặc quá sức tàn ác?) của thủ phạm.
Nhìn những vết thương bầm tím, sưng nề biến dạng trên người cháu bé, tôi tin rằng các bác sĩ có kinh nghiệm, đặc biệt bác sĩ thuộc chuyên ngành Hồi sức cấp cứu sẽ phán đoán được nguyên nhân tử vong của cháu ngay, đó là hậu quả của hội chứng tiêu cơ vân cấp.
Đây là một tình trạng tối khẩn cấp, khi người bệnh bị tai nạn, thương tích mà khối lượng cơ (bọn ngu dốt hay gọi là phần mềm - "đánh vào phần mềm không sao") trên cơ thể bị dập nát quá lớn. Các tế bào cơ bị phá hủy sẽ giải phóng Kali, Phospho, Axit Lactic và một loạt các chất trung gian hóa học, các Cytokine... ồ ạt vào máu. Các chất này nhanh chóng gây tình trạng nhiễm toan (nhiễm axit) nặng, làm mạch máu giãn ra, cơ tim giảm co bóp... gây tụt huyết áp.
Bên cạnh đó, rối loạn nước điện giải do tổn thương tế bào, sốc do chấn thương, suy thận cấp do tắc ống thận, các Cytokine kích hoạt đáp ứng viêm mất kiểm soát gây viêm phổi ARDS (phù phổi cấp tổn thương)... cũng góp phần gây nên một cơn bão vùi dập người bệnh.
Và "nhát dao" chí mạng cuối cùng, thường gây tử vong nhanh nhất chính là tình trạng tăng KALI máu, thận (bình thường giúp đào thải kali) lúc này đã tổn thương nghiêm trọng, khiến cho Kali máu tăng đến mức nguy hiểm (trên 6.5 mmol/L), lượng Kali quá cao sẽ trực tiếp gây rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
Tóm lại, người bị đánh gây tổn thương bầm dập cơ quá nhiều, kể cả ở các vùng "không nguy hiểm" như: Tay, chân, lưng, bụng, mông, đùi... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thì vẫn sẽ tử vong do nhiều cơ chế, mà nhanh nhất là ngừng tim do tăng Kali máu.
Tôi thấy nhiều anh chị chửi rủa mãi, rốt cuộc cũng không cứu cháu bé sống lại được.
Nhiều người hỏi phải làm gì để các cháu không phải chết thương tâm như thế nữa? Dưới góc nhìn của y khoa, tôi chỉ có thể giúp như vậy: Một lời cảnh báo cho những kẻ quen hành xử bằng gậy gộc, tay chân, để họ biết dùng cái đầu hơn - cái mà phân biệt họ với những con vật, khi không đành lòng là lao vào cắn xé nhau.
Hôm trước là tấm hình của cháu bé ngồi bơ vơ giữa đêm lạnh trong bộ đồ phòng hộ bịt bùng.
Hôm nay là cháu bé ra đi với những thương tích ám ảnh.
Nó đều cho thấy sự độc ác, sự độc ác đáng sợ của những kẻ ngu muội, u mê.
【BS. Nguyễn Dũng】
✅ Lời đúc kết QUAN TRỌNG NHẤT trong các lớp giáo dục gia đình dành cho các bậc phụ huynh:
▪ Đừng bao giờ sửa phạt con trẻ lúc người lớn đang giận dữ!
▪ Đừng bao giờ để trẻ thấy rằng, người lớn trách phạt chúng chỉ vì đang giận dữ hay trút giận!
Nếu làm thế: Tất cả sẽ phản tác dụng và để lại những di chứng lâu dài rất tai hại trên trẻ.
【Hoàng Long】
👀 10 đứa trẻ thì 9 đứa trẻ ở Việt Nam chịu bạo hành từ gia đình!
Tôi từng là con thứ, bị bố đánh, anh chị đánh, thầy cô đánh, bạn bè đánh và tôi đánh lại người ta khi không chịu nổi nữa.
Và những ám ảnh trong quá khứ đó khiến mình chịu tổn thương tinh thần không ít. Ví dụ, mỗi lần con tôi nó làm rơi cái gì đó là tôi nổi máu điên, vì ngày xưa, tôi bị ăn đòn khi làm rơi bát chén.
Bên Úc, có bác sĩ tâm lý, nên những ai bị bạo hành hồi nhỏ, có thể đến gặp tư vấn và trị liệu để sống cuộc sống hạnh phúc hơn hay tránh được vết xe đổ của thế hệ trước.
PS: Đừng nói dì ghẻ cha dượng hay cha mẹ ruột, vì đối tượng bị tổn thương trong quá khứ là bất cứ ai. Và dùng bạo lực với trẻ là khó tránh nếu không đi trị liệu và nhìn nhận bản chất sự việc đến nơi đến chốn.