▓ Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng với tác phẩm mới hoàn thành của ông: tượng Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes ở Thanh Chiêm, Quảng Nam.
✔️ Francisco de Pina và việc sáng tạo chữ quốc ngữ
Francisco de Pina sinh năm 1585 (hoặc năm 1588) tại thành Guarda của Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên vào năm 1605 khi đã 20 tuổi, đến xứ Goa của Ấn Độ sống một thời gian trước khi sang Trung Quốc. Năm 1611, ông theo học 3 năm về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên và 4 năm về thần học và tiếng Nhật tại Học viện Thánh Phao lô ở Macao. Năm 1617, ông thụ phong linh mục và được cử đến xứ Đàng Trong, làm việc ở trú sở Hội An. Do gặp khó khăn về ngôn ngữ khi giao tiếp với người Việt, ông đã lao vào học tiếng Việt và nhanh chóng trực tiếp nói chuyện với người bản địa. Một thời gian sau, ông đến Nước Mặn (Bình Định) và khi trở lại Hội An đã đến Thanh Chiêm vì, theo lời ông, "nơi đây tiếng Việt rất thuần". Ông được sự giúp đỡ rất hữu hiệu của một người Việt mới 16 tuổi có kiến thức uyên bác về chữ Hán, có tên rửa tội là Phê-rô.
Một bản phúc trình chính thức của cơ sở truyền giáo cho biết: "Người ấy (một nhân sĩ thân quen với đoàn truyền giáo) có một người con trai 16 tuổi, là thanh niên lanh lợi và thông minh nhất trong vùng; anh này lại viết chữ Hán rất đẹp, được dân chúng hâm mộ vô cùng... Anh có tên thánh rửa tội là Phê-rô, nhờ có tài hay chữ nên giúp linh mục rất nhiều trong việc dịch kinh 'Pater noster', 'Ave Maria', 'Credo' và 'Mười Điều Răn' ra tiếng địa phương, các kinh mà các Kitô hữu đã thuộc lòng. Linh mục cũng viết ra các điều phải tin các mầu nhiệm về Ba Ngôi, về Chúa nhập thể làm người, về chuộc tội, cũng như sự cần thiết của đức tin và các bí tích để được tham dự vào ơn tích của Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Các Kitô hữu chép lại tất cả những điều ấy và đã bắt đầu lần hạt mân côi y như tại xứ chúng ta".
Năm 1624, Pina mở trường dạy tiếng Việt cho những người ngoại quốc đầu tiên, trong đó có hai học trò xuất sắc là linh mục người Bồ Đào Nha António de Fontes, một nhà truyền giáo kỳ cựu sẽ là một trong những cột trụ trong công việc truyền giáo ở Đàng Trong, và Alexandre de Rhodes, người thực hiện sứ mạng truyền giáo ở Đàng Ngoài từ năm 1627 đến năm 1630.
Ngày 15 tháng 12 năm 1625, một tàu buồm Bồ Đào Nha bỏ neo ở vịnh Đà Nẳng, không cập bến được vì sợ bão. Một chiếc thuyền rời cảng đi đến chiếc tàu, Pina lên tàu để lấy những hàng hóa cần thiết như rượu vang và bột lúa mì để dâng lễ. Khi trở lại bờ, một cơn gió mạnh làm thuyền bị chìm; bị vướng bởi chiếc áo dòng, Pina chết đuối, trong khi những người khác của thủy thủ đoàn được cứu. Cái chết của Pina là một cái tang cho dân chúng địa phương cũng như cho cơ sở truyền giáo. Một chiếu chỉ trục xuất các nhà truyền giáo bị đình chỉ thi hành, cho phép cư tang trong 3 tháng. Nhà chép sử Dòng Tên Bartoli viết về linh mục Pina: "Linh mục Pina là người Bồ Đào Nha, thọ 40 tuổi. Ngài được người ngoại giáo mến chuộng vì ngài nói tiếng của họ như chính ngài là người bản xứ Đàng Trong vậy."
Pina có ghi chép về công việc của ông có liên quan tới tiếng Việt: "Về phần con, con đã soạn một tập nhỏ về chữ viết và về các cung điệu của ngôn ngữ này; con hiện đang bắt tay vào ngữ pháp. Tuy nhiên, mặc dù con cũng đã tập hợp những câu chuyện thuộc nhiều thể loại khác nhau để ghi trích dẫn của các tác giả hầu xác định ý nghĩa của các từ ngữ và các mẹo luật ngữ pháp, thì cho đến giờ này con vẫn còn phải nhờ một người đọc để con ghi ra bằng mẫu tự Bồ Đào Nha, hầu cho những người của chúng ta sau này có thể đọc và học thuộc lòng..." (Thư của Francisco de Pina)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu kể: "Cuối năm 1624, Alexandre de Rhodes và Antonio de Fontes tới Dinh Chiêm. Alxandre de Rhodes kể lại: 'Tại đây, chúng tôi gặp cha Pina rất thông thạo tiếng bản xứ. Chúng tôi thấy các cha Fernandez và Buzomi bao giờ thuyết giảng cũng phải có thông ngôn, chỉ trừ cha Pina thì khỏi cần thông ngôn vì đã nói rất thạo. Tôi liền để hết tâm huyết học tập: mỗi ngày người ta cho bài tôi phải học và tôi đã chuyên chú học hỏi như xưa kia học thần học vậy.'" Alexandre de Rhodes có lẽ là học trò xuất sắc nhất của Pina nên "Lời tựa" của "Từ điển Việt Bồ La" đã viết: "Trong công việc này ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần 12 năm - thời gian tôi lưu trú tại hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài - thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu thuyết giảng bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn."
Thế là rõ ràng: Pina có công đầu trong việc sáng chế chữ quốc ngữ và Alexandre de Rhodes là người hoàn thiện chữ quốc ngữ và xuất bản từ điển và sách giáo lý bằng quốc ngữ... (Dinh trấn Quảng Nam với sự sáng tạo chữ quốc ngữ)
✔️ Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ
Gs Phan Huy Lê đã nói về vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc định hình chữ quốc ngữ trong lời phát biểu tổng kết Hội thảo "Bình Định với chữ quốc ngữ": "Một quan niệm hình thành lâu đời là coi Alexandre de Rhodes như người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Quan niệm đó gần đây đã bị một số nhà nghiên cứu kịch liệt phản đối, thậm chí phê phán gay gắt. Thực ra, trong lời 'Cùng độc giả' của 'Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin', chính Alexandre de Rhodes đã nói rõ là đã từng học tiếng Việt với cha Francisco de Pina và đã sử dụng những công trình của các cha khác thuộc Dòng Tên, nhất là 2 cuốn 'Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha' của Gaspar de Amaral và 'Từ điển Bồ Đào Nha – An Nam' của Antonio Barbosa. Như vậy, trước Alexandre de Rhodes, một số giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha, Ý đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt và chữ quốc ngữ đã ra đời với tên tuổi của Francisco de Pina (người Bồ), Cristoforo Bori (người Ý), Gaspar de Amaral (người Bồ), Antonia Barbosa (người Bồ)... Công lao của Alexandre de Rhodes là tổng hợp và hệ thống hóa những kết quả sáng tạo của những người đi trước để biên soạn 'Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin' và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, dùng chữ quốc ngữ soạn 'Phép giảng tám ngày'. Sau một quá trình hình thành, tác phẩm của Alexandre de Rhodes đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ trên các phương diện cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng..." (Một số vấn đề về chữ quốc ngữ, Nguyễn Thanh Quang - Lm Gioan Võ Đình Đệ, tr. 14, 15)
Alexandre de Rhodes sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Avignon của Pháp, gia nhập Dòng Tên tại Roma vào ngày 24 tháng 4 năm 1612 và cung hiến đời mình cho công việc truyền giáo. Ông đến Đại Việt vào năm 1619, đến Thăng Long vào năm 1620, nơi 4 năm về trước một phái bộ truyền giáo đã được thành lập. Ông ở lại Thăng Long suốt 10 năm vào thời chúa Trịnh Tùng và chúa Trịnh Tráng. Năm 1624, ông được bề trên phái đi truyền giáo ở Tây Ấn rồi đến Đàng Trong, đặt chân lên thành phố Hội An cùng với giáo sĩ Dòng Tên Girolamo Maiorica. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc Lộ. Người dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông kể: "Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng La tinh và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn và trí nhớ của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thầy giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng ở Đại Việt và Vương quốc Lào láng giềng."
Ngoài cậu bé 12 tuổi dạy tiếng Việt buổi đầu, Alexandre de Rhodes còn học tiếng Việt với Francisco de Pina, vị giáo sĩ đã đến Hội An cuối năm 1617. Francisco de Pina đã miệt mài nghiên cứu tiếng nói của người Việt và nổi tiếng là người thành thạo tiếng Việt nhất. Alexandre de Rhodes đã kể về người thầy của mình: "Ngay từ đầu, tôi đã học với cha Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha, thuộc giáo đoàn Dòng Tên rất nhỏ bé của chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người đầu tiên bắt đầu giảng giáo lý bằng phương ngữ mà không cần phiên dịch."
Năm 1627, ông lại ra Đàng Ngoài và ở lại 3 năm cho đến khi bị buộc phải rời đi vì chúa Trịnh Tráng bắt đầu e ngại công việc truyền giáo có thể khiến cho các thần dân không còn trung thành với chính quyền của chúa Trịnh. Alexandre de Rhodes đã viết trong những bản tường trình rằng ông đã giúp cho 6.000 người Việt tin Chúa.
Bề trên lại cử ông sang truyền giáo ở Macau, thuộc địa của Bồ Đào Nha, suốt 10 năm và sau đó, ông trở về Đại Việt, vào Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông ở gần kinh thành Huế suốt 6 năm và bị chúa Nguyễn Phúc Lan kết án tử hình. Án tử hình chuyển thành án lưu đày và ông trở về Roma vào năm 1649, xin Tòa Thánh tài trợ cho hoạt động truyền giáo ở Đại Việt. Lời thỉnh cầu của ông đã đưa tới việc thành lập phái bộ truyền giáo hải ngoại ở Paris (Hội Thừa sai Paris) vào năm 1659. Tuy nhiên cả các chức sắc Công giáo Bồ Đào Nha lẫn Đức Giáo hoàng đều không mặn mà với công việc truyền giáo ở Đại Việt nên ông đã vận động những người tình nguyện thế tục như Francois Pallu và Pierre Lambert de la Motte để đảm nhận hoạt động của phái bộ truyền giáo hải ngoại, và hai người này đã trở thành hai nhà truyền giáo đầu tiên của phái bộ truyền giáo hải ngoại Paris (Hội Thừa sai Paris) sang vùng Viễn Đông. Alexandre de Rhodes lại được bề trên phái sang Iran và từ trần ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại Isfahan (Iran).
Vào năm 1651, Alexandre de Rhodes cho in cuốn "Từ điển An Nam-Bồ-La" (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum). Đây là cuốn từ điển đầu tiên bằng 3 thứ tiếng Việt, Bồ Đào Nha và La tinh. Ông dùng chữ La tinh, nhưng lấy âm Bồ Đào Nha để ghi âm tiếng Việt. Ông còn mượn thêm dấu lấy từ tiếng Hy Lạp cổ (sắc, huyền, ngã,...) để dùng cho 6 thanh điệu của tiếng Việt: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Cuốn "Từ điển An Nam-Bồ-La" (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) này đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ.
Ông còn soạn cuốn "Phép giảng 8 ngày" (nhan đề tiếng La tinh là "Catechismus") ghi lại cách phát âm tiếng Việt vào thế kỷ 17. Ông còn viết những cuốn du ký và tác phẩm về Đại Việt như:
- "Histoire du royaume de Tunquin" (Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài - 1650)
- "Tunchinensis historiæ libri duo" (1652)
- "Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en Chine et autres royaumes de l'Orient" (Paris, 1653)
【Huỳnh Duy Lộc】
✔️ Francisco de Pina và việc sáng tạo chữ quốc ngữ
Francisco de Pina sinh năm 1585 (hoặc năm 1588) tại thành Guarda của Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên vào năm 1605 khi đã 20 tuổi, đến xứ Goa của Ấn Độ sống một thời gian trước khi sang Trung Quốc. Năm 1611, ông theo học 3 năm về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên và 4 năm về thần học và tiếng Nhật tại Học viện Thánh Phao lô ở Macao. Năm 1617, ông thụ phong linh mục và được cử đến xứ Đàng Trong, làm việc ở trú sở Hội An. Do gặp khó khăn về ngôn ngữ khi giao tiếp với người Việt, ông đã lao vào học tiếng Việt và nhanh chóng trực tiếp nói chuyện với người bản địa. Một thời gian sau, ông đến Nước Mặn (Bình Định) và khi trở lại Hội An đã đến Thanh Chiêm vì, theo lời ông, "nơi đây tiếng Việt rất thuần". Ông được sự giúp đỡ rất hữu hiệu của một người Việt mới 16 tuổi có kiến thức uyên bác về chữ Hán, có tên rửa tội là Phê-rô.
Một bản phúc trình chính thức của cơ sở truyền giáo cho biết: "Người ấy (một nhân sĩ thân quen với đoàn truyền giáo) có một người con trai 16 tuổi, là thanh niên lanh lợi và thông minh nhất trong vùng; anh này lại viết chữ Hán rất đẹp, được dân chúng hâm mộ vô cùng... Anh có tên thánh rửa tội là Phê-rô, nhờ có tài hay chữ nên giúp linh mục rất nhiều trong việc dịch kinh 'Pater noster', 'Ave Maria', 'Credo' và 'Mười Điều Răn' ra tiếng địa phương, các kinh mà các Kitô hữu đã thuộc lòng. Linh mục cũng viết ra các điều phải tin các mầu nhiệm về Ba Ngôi, về Chúa nhập thể làm người, về chuộc tội, cũng như sự cần thiết của đức tin và các bí tích để được tham dự vào ơn tích của Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Các Kitô hữu chép lại tất cả những điều ấy và đã bắt đầu lần hạt mân côi y như tại xứ chúng ta".
Năm 1624, Pina mở trường dạy tiếng Việt cho những người ngoại quốc đầu tiên, trong đó có hai học trò xuất sắc là linh mục người Bồ Đào Nha António de Fontes, một nhà truyền giáo kỳ cựu sẽ là một trong những cột trụ trong công việc truyền giáo ở Đàng Trong, và Alexandre de Rhodes, người thực hiện sứ mạng truyền giáo ở Đàng Ngoài từ năm 1627 đến năm 1630.
Ngày 15 tháng 12 năm 1625, một tàu buồm Bồ Đào Nha bỏ neo ở vịnh Đà Nẳng, không cập bến được vì sợ bão. Một chiếc thuyền rời cảng đi đến chiếc tàu, Pina lên tàu để lấy những hàng hóa cần thiết như rượu vang và bột lúa mì để dâng lễ. Khi trở lại bờ, một cơn gió mạnh làm thuyền bị chìm; bị vướng bởi chiếc áo dòng, Pina chết đuối, trong khi những người khác của thủy thủ đoàn được cứu. Cái chết của Pina là một cái tang cho dân chúng địa phương cũng như cho cơ sở truyền giáo. Một chiếu chỉ trục xuất các nhà truyền giáo bị đình chỉ thi hành, cho phép cư tang trong 3 tháng. Nhà chép sử Dòng Tên Bartoli viết về linh mục Pina: "Linh mục Pina là người Bồ Đào Nha, thọ 40 tuổi. Ngài được người ngoại giáo mến chuộng vì ngài nói tiếng của họ như chính ngài là người bản xứ Đàng Trong vậy."
Pina có ghi chép về công việc của ông có liên quan tới tiếng Việt: "Về phần con, con đã soạn một tập nhỏ về chữ viết và về các cung điệu của ngôn ngữ này; con hiện đang bắt tay vào ngữ pháp. Tuy nhiên, mặc dù con cũng đã tập hợp những câu chuyện thuộc nhiều thể loại khác nhau để ghi trích dẫn của các tác giả hầu xác định ý nghĩa của các từ ngữ và các mẹo luật ngữ pháp, thì cho đến giờ này con vẫn còn phải nhờ một người đọc để con ghi ra bằng mẫu tự Bồ Đào Nha, hầu cho những người của chúng ta sau này có thể đọc và học thuộc lòng..." (Thư của Francisco de Pina)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu kể: "Cuối năm 1624, Alexandre de Rhodes và Antonio de Fontes tới Dinh Chiêm. Alxandre de Rhodes kể lại: 'Tại đây, chúng tôi gặp cha Pina rất thông thạo tiếng bản xứ. Chúng tôi thấy các cha Fernandez và Buzomi bao giờ thuyết giảng cũng phải có thông ngôn, chỉ trừ cha Pina thì khỏi cần thông ngôn vì đã nói rất thạo. Tôi liền để hết tâm huyết học tập: mỗi ngày người ta cho bài tôi phải học và tôi đã chuyên chú học hỏi như xưa kia học thần học vậy.'" Alexandre de Rhodes có lẽ là học trò xuất sắc nhất của Pina nên "Lời tựa" của "Từ điển Việt Bồ La" đã viết: "Trong công việc này ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần 12 năm - thời gian tôi lưu trú tại hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài - thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu thuyết giảng bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn."
Thế là rõ ràng: Pina có công đầu trong việc sáng chế chữ quốc ngữ và Alexandre de Rhodes là người hoàn thiện chữ quốc ngữ và xuất bản từ điển và sách giáo lý bằng quốc ngữ... (Dinh trấn Quảng Nam với sự sáng tạo chữ quốc ngữ)
✔️ Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ
Gs Phan Huy Lê đã nói về vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc định hình chữ quốc ngữ trong lời phát biểu tổng kết Hội thảo "Bình Định với chữ quốc ngữ": "Một quan niệm hình thành lâu đời là coi Alexandre de Rhodes như người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Quan niệm đó gần đây đã bị một số nhà nghiên cứu kịch liệt phản đối, thậm chí phê phán gay gắt. Thực ra, trong lời 'Cùng độc giả' của 'Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin', chính Alexandre de Rhodes đã nói rõ là đã từng học tiếng Việt với cha Francisco de Pina và đã sử dụng những công trình của các cha khác thuộc Dòng Tên, nhất là 2 cuốn 'Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha' của Gaspar de Amaral và 'Từ điển Bồ Đào Nha – An Nam' của Antonio Barbosa. Như vậy, trước Alexandre de Rhodes, một số giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha, Ý đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt và chữ quốc ngữ đã ra đời với tên tuổi của Francisco de Pina (người Bồ), Cristoforo Bori (người Ý), Gaspar de Amaral (người Bồ), Antonia Barbosa (người Bồ)... Công lao của Alexandre de Rhodes là tổng hợp và hệ thống hóa những kết quả sáng tạo của những người đi trước để biên soạn 'Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin' và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, dùng chữ quốc ngữ soạn 'Phép giảng tám ngày'. Sau một quá trình hình thành, tác phẩm của Alexandre de Rhodes đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ trên các phương diện cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng..." (Một số vấn đề về chữ quốc ngữ, Nguyễn Thanh Quang - Lm Gioan Võ Đình Đệ, tr. 14, 15)
Alexandre de Rhodes sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Avignon của Pháp, gia nhập Dòng Tên tại Roma vào ngày 24 tháng 4 năm 1612 và cung hiến đời mình cho công việc truyền giáo. Ông đến Đại Việt vào năm 1619, đến Thăng Long vào năm 1620, nơi 4 năm về trước một phái bộ truyền giáo đã được thành lập. Ông ở lại Thăng Long suốt 10 năm vào thời chúa Trịnh Tùng và chúa Trịnh Tráng. Năm 1624, ông được bề trên phái đi truyền giáo ở Tây Ấn rồi đến Đàng Trong, đặt chân lên thành phố Hội An cùng với giáo sĩ Dòng Tên Girolamo Maiorica. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc Lộ. Người dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông kể: "Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng La tinh và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn và trí nhớ của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thầy giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng ở Đại Việt và Vương quốc Lào láng giềng."
Ngoài cậu bé 12 tuổi dạy tiếng Việt buổi đầu, Alexandre de Rhodes còn học tiếng Việt với Francisco de Pina, vị giáo sĩ đã đến Hội An cuối năm 1617. Francisco de Pina đã miệt mài nghiên cứu tiếng nói của người Việt và nổi tiếng là người thành thạo tiếng Việt nhất. Alexandre de Rhodes đã kể về người thầy của mình: "Ngay từ đầu, tôi đã học với cha Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha, thuộc giáo đoàn Dòng Tên rất nhỏ bé của chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người đầu tiên bắt đầu giảng giáo lý bằng phương ngữ mà không cần phiên dịch."
Năm 1627, ông lại ra Đàng Ngoài và ở lại 3 năm cho đến khi bị buộc phải rời đi vì chúa Trịnh Tráng bắt đầu e ngại công việc truyền giáo có thể khiến cho các thần dân không còn trung thành với chính quyền của chúa Trịnh. Alexandre de Rhodes đã viết trong những bản tường trình rằng ông đã giúp cho 6.000 người Việt tin Chúa.
Bề trên lại cử ông sang truyền giáo ở Macau, thuộc địa của Bồ Đào Nha, suốt 10 năm và sau đó, ông trở về Đại Việt, vào Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông ở gần kinh thành Huế suốt 6 năm và bị chúa Nguyễn Phúc Lan kết án tử hình. Án tử hình chuyển thành án lưu đày và ông trở về Roma vào năm 1649, xin Tòa Thánh tài trợ cho hoạt động truyền giáo ở Đại Việt. Lời thỉnh cầu của ông đã đưa tới việc thành lập phái bộ truyền giáo hải ngoại ở Paris (Hội Thừa sai Paris) vào năm 1659. Tuy nhiên cả các chức sắc Công giáo Bồ Đào Nha lẫn Đức Giáo hoàng đều không mặn mà với công việc truyền giáo ở Đại Việt nên ông đã vận động những người tình nguyện thế tục như Francois Pallu và Pierre Lambert de la Motte để đảm nhận hoạt động của phái bộ truyền giáo hải ngoại, và hai người này đã trở thành hai nhà truyền giáo đầu tiên của phái bộ truyền giáo hải ngoại Paris (Hội Thừa sai Paris) sang vùng Viễn Đông. Alexandre de Rhodes lại được bề trên phái sang Iran và từ trần ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại Isfahan (Iran).
Vào năm 1651, Alexandre de Rhodes cho in cuốn "Từ điển An Nam-Bồ-La" (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum). Đây là cuốn từ điển đầu tiên bằng 3 thứ tiếng Việt, Bồ Đào Nha và La tinh. Ông dùng chữ La tinh, nhưng lấy âm Bồ Đào Nha để ghi âm tiếng Việt. Ông còn mượn thêm dấu lấy từ tiếng Hy Lạp cổ (sắc, huyền, ngã,...) để dùng cho 6 thanh điệu của tiếng Việt: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Cuốn "Từ điển An Nam-Bồ-La" (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) này đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ.
Ông còn soạn cuốn "Phép giảng 8 ngày" (nhan đề tiếng La tinh là "Catechismus") ghi lại cách phát âm tiếng Việt vào thế kỷ 17. Ông còn viết những cuốn du ký và tác phẩm về Đại Việt như:
- "Histoire du royaume de Tunquin" (Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài - 1650)
- "Tunchinensis historiæ libri duo" (1652)
- "Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en Chine et autres royaumes de l'Orient" (Paris, 1653)
【Huỳnh Duy Lộc】