"Trò chơi con mực" đâu chỉ là trò chơi...

NETFLIX cho biết phim "Trò chơi con mực" (Squid Game) đã tiếp cận được với hơn 111 triệu người xem, và trở thành loạt phim thành công nhất trên hệ thống phát hành phim trực tuyến này. Bộ phim này cũng đang rất hot tại Việt Nam, trên các diễn đàn giới trẻ, các forum review phim ảnh, thậm chí cả những group chuyên về thiết kế nữa, nơi đó các designer, các fan hâm mộ của bộ phim, chia sẻ đủ loại phiên bản font chữ được Việt hoá, hoạ lại font chữ trên banner của phim... Điều đáng nói là bộ phim này khá bạo lực, trong bản phân loại phim, được xếp là "MA", nghĩa là phim không dành cho người dưới 17 tuổi. Trong thực tế, độ tuổi xem phim, đại đa số thuộc lứa 15, 16 tuổi hay trẻ hơn. Thế mới đáng lo...

NETFLIX cho biết phim "Trò chơi con mực" (Squid Game) đã tiếp cận được với hơn 111 triệu người xem, và trở thành loạt phim thành công nhất trên hệ thống phát hành phim trực tuyến này. Bộ phim này cũng đang rất hot tại Việt Nam, trên các diễn đàn giới trẻ, các forum review phim ảnh, thậm chí cả những group chuyên về thiết kế nữa, nơi đó các designer, các fan hâm mộ của bộ phim, chia sẻ đủ loại phiên bản font chữ được Việt hoá, hoạ lại font chữ trên banner của phim... Điều đáng nói là bộ phim này khá bạo lực, trong bản phân loại phim, được xếp là "MA", nghĩa là phim không dành cho người dưới 17 tuổi. Trong thực tế, độ tuổi xem phim, đại đa số thuộc lứa 15, 16 tuổi hay trẻ hơn. Thế mới đáng lo...

Loạt phim Hàn Quốc này có cốt truyện xoay quanh việc những người bị dính vào nợ nần tiền bạc, không có khả năng chi trả, thế là họ chấp nhận tham gia vào một cuộc thi đấu kỳ quái, trong các trò chơi dân gian, giống kiểu các trò chơi sinh tồn bạo lực, giết chóc, phần thưởng rất lớn, nhưng nếu thua sẽ phải trả giá bằng mạng sống.

Và Halloween sắp tới, dự báo: chắc chắn các nhân vật trong loạt phim này sẽ được bọn trẻ chọn hoá trang rất nhiều. Nghe có vẻ vui vui... nhưng thực tế là, nhiều trường học đã cảnh báo các bậc phụ huynh không nên cho bọn trẻ của họ tiếp cận với loạt phim này, vì đã có nhiều em bày trò tại trường theo kiểu kịch bản game chúng được xem trong phim. Trang tin CNET cho biết, một trường học tại Bỉ xảy ra việc bọn trẻ chơi trò này và đứa thua đã bị đánh cho bầm dập.

Không thể không nói đến những triết lý về tiền bạc, về tính hư ảo của sự giàu có... khá thú vị của bộ phim. Đó là những mặt tích cực, nhưng với những người xem dễ bị tổn thương như trẻ em, những em chưa đủ khả năng nắm bắt nội dung, thì khía cạnh bạo lực của bộ phim sẽ được chú ý tới và gây ra những tác động khôn lường.

Ngay từ năm 1995, đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đã cảnh báo về việc dùng quá nhiều các cảnh bạo lực trong phim ảnh, và các phương tiện truyền thông, trong Sứ điệp Ngày Truyền thông Quốc tế rằng:
Ngoài việc đóng vai trò như một lực thúc đẩy và đóng góp lớn lao cho sự phát triển về mặt văn hoá và nhân văn, cho các cá nhân, các phương tiện truyền thông đại chúng, phim ảnh, cũng có thể bức hiếp tự do nữa - đặc biệt là đối với những người yếu thế nhất - khi nó bóp méo sự thật hay trình bày những kiểu cách hành xử tiêu cực, sử dụng các cảnh bạo lực và dâm ô, chống lại với phẩm giá con người và "có khuynh hướng kích động các xúc cảm bạo liệt nhằm thu hút người xem.

ĐTC cũng nói rõ, việc sử dụng các cảnh bạo lực này, không thể được biện minh như là "sự biểu đạt nghệ thuật một cách phóng khoáng được".

Trước đó, vào năm 1989, Hội đồng Toà thánh về Truyền thông, cũng ban hành một văn kiện bàn về vấn đề này, nói rõ những tác động tinh thần mà bạo lực gây ra cho trẻ em.
Thường xuyên coi các cảnh bạo lực trên các phương tiện truyền thông, có thể gây ra những rối loạn nhận thức cho trẻ em, vì các em khó phân biệt giữa những gì được tưởng tượng ra với những gì là thực tế. Về lâu về dài, bạo lực trên các phương tiện truyền thông, có thể chi phối hoàn toàn những người nhạy cảm, đặc biệt những người trẻ, đến độ, các bé coi những hành vi đó là điều hợp chuẩn, được chấp nhận được, thế nên chúng bắt chước.

Văn kiện này cũng cảnh báo, không ai được miễn trừ khỏi những tác động bạo lực kiểu như thế, những tác động khiến cho xã hội ngày càng đi xuống.
Không ai được phép nghĩ rằng, mình được miễn nhiễm trước tác động của bạo lực, cho rằng mình được an toàn không bị tổn thương, khi tranh đấu với những con người chịu tác động bởi các cảnh bạo lực này, người trẻ và các em thơ là những đối tượng rất dễ bị tổn thương, dễ trở thành nạn nhân... Thói ưa bạo lực, phá huỷ các mối quan hệ, gây thương tổn cho các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và các thanh thiếu niên, làm tổn hại tới đời sống hôn nhân gia đình, nuôi dưỡng thái độ chống đối xã hội, cũng như làm suy yếu rường cột đạo đức của xã hội.

Hiện tượng đang xảy ra với bộ phim "Trò chơi con mực", là dịp chúng ta nên nhắc nhớ nhau rằng, chẳng có chi tốt lành cả, nếu cứ để cho mình bị vây bủa bởi các hình ảnh bạo lực cả. Đừng bao giờ tự tin mà cho rằng, mình được miễn nhiễm trước những tác động tiêu cực, vì nếu cứ để cho mình chìm đắm trong bạo lực, chắc chắn chúng ta có nguy cơ để mình bị cuốn theo mà cũng hành động bạo lực y như phim ảnh vậy.

Tổng hợp, lược dịch: Hoàng Long (Nhóm Phiên Dịch Mai Khôi)
aleteia.org và một số tư liệu cá nhân khác.

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ