Nhân 31 năm Ngày Đàn áp Thiên An Môn ngàn năm nhơ nhớp, nhắc nhớ về sự man rợ của Bắc Kinh

Cho đến nay sau 31 năm ngày thảm sát (4.6.1989) các nhà nghiên cứu vẫn không thể biết con số người chết ở Quảng trường Thiên An Môn là bao nhiêu. Có tài liệu nói vài trăm nhưng cũng có tài liệu nói vài ngàn. Bắc Kinh dĩ nhiên bưng bít đến tận cùng nên việc điều tra chính xác là không thể. Nhưng dù con số là bao nhiêu thì lịch sử vẫn mãi mãi ghi nhận một vết nhơ nhớp ngàn đời của chính quyền tởm lợm ấy. Để giải tán một đám biểu tình, chưa có bất cứ chính quyền nào, có thể kể cả chính quyền Hitler, dùng xe tăng và súng lớn bắn vào nhân dân cán lên xác nhân dân. Tàn ác với nhân dân của mình như vậy chỉ có chính quyền Bắc Kinh. Source: https://fb.com/permalink.php?story_fbid=4254927197896254&id=100001370467846
Xe tăng tanh máu người
Ngày hôm qua mùng 4 tháng 6 là tròn 31 năm ngày thảm sát Thiên An Môn, tôi đã viết xong bài viết này nhưng hôm nay mùng 5 tháng 6 tôi mới đưa lên.

Xe tăng tanh máu người

La liệt xác người (đa phần là sinh viên)

Cho đến nay sau 31 năm ngày thảm sát (4.6.1989) các nhà nghiên cứu vẫn không thể biết con số người chết ở Quảng trường Thiên An Môn là bao nhiêu. Có tài liệu nói vài trăm nhưng cũng có tài liệu nói vài ngàn. Bắc Kinh dĩ nhiên bưng bít đến tận cùng nên việc điều tra chính xác là không thể. Nhưng dù con số là bao nhiêu thì lịch sử vẫn mãi mãi ghi nhận một vết nhơ nhớp ngàn đời của chính quyền tởm lợm ấy.

Để giải tán một đám biểu tình, chưa có bất cứ chính quyền nào, có thể kể cả chính quyền Hitler, dùng xe tăng và súng lớn bắn vào nhân dân cán lên xác nhân dân. Tàn ác với nhân dân của mình như vậy chỉ có chính quyền Bắc Kinh.

Chuyện xảy ra 31 năm rồi và không ai là không biết đến tội ác thấu tận trời xanh này. Vì vậy hôm nay tôi không nói đến chuyện ấy nữa, mà chỉ muốn nhắc nhớ một điều rằng trên thế gian này có một chính quyền quỷ dữ như thế.

Rằng chính quyền ấy đối với nhân dân họ mà còn như vậy, thì đối với nước khác, họ không từ bất cứ thủ đoạn tàn độc nào đâu.

Họ sẵn sàng nghiên cứu ra những thứ vũ khí sinh học chết chóc để tấn công vào nước này nước nọ, họ sẵn sàng để phân nửa nhân loại hay nhiều hơn phải sống dở chết dở nếu họ thấy hả dạ vì điều ấy.

Có một vụ án xảy ra khá lâu ở Bình Dương, một người đàn bà dùng chất độc xyanua để giết người cướp của. Sau vài vụ giết người dễ dàng mà không bị phát hiện, ả ta bất chợt nghĩ đến việc dùng xyanua để trả thù những người từng hiềm khích với mình, bất kể hiềm khích nhiều hay ít. Thậm chí người đó từng là người thân nhưng về sau có chút hiềm khích cũng bị ả hạ thủ. Đến khi phát hiện ra thì đã mười mấy mạng người.

Có thể so sánh chính quyền Bắc Kinh giống như người đàn bà quỷ dữ này. Khi giết nhân dân mình quá dễ dàng như vậy, họ tiến đến chỗ sẵn sàng hạ thủ bất cứ đất nước nào có chút xung khắc với họ.

Máu tàn ác đã có sẵn trong người đàn bà Bình Dương đó cũng như trong chính quyền man rợ này.

Suốt 30 năm Bắc Kinh tiến hành một phương thức kinh tế độc hại có nguy cơ lật nhào toàn bộ nền kinh tế thế giới khiến nước Mỹ vô cùng lo lắng. Vì thế nước Mỹ đã tiến hành một chiến dịch nhằm nắn dòng chảy kinh tế độc hại ấy cho đi vào quỹ đạo an toàn hơn cho nhân loại. Nhẽ ra như thế thì Bắc Kinh phải cám ơn nước Mỹ mới phải. Đằng này như ả đàn bà ở Bình Dương, chúng đem lòng thù hận nước Mỹ. Và thế là những màn trả thù tàn độc bắt đầu.

Khi Vũ Hán bùng phát dịch mà có lẽ do chúng cố tình tạo ra, chúng đã ngăn chặn dòng người đến các khu vực khác bên trong đất nước chúng nhưng chúng thả nổi dòng người đến Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác để dịch bệnh bùng phát khắp nơi.

Tội ác ấy chỉ sánh ngang loài cầm thú.

Chúng tàn ác với bất kể nước xa nước gần miễn là chúng không hài lòng. Xa thì như Mỹ như Pháp, gần thì như Việt Nam chúng ta. Chúng ta sở dĩ tồn tại được là do sức đề kháng mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Hôm nay nhân 31 năm ngày thảm sát Thiên An Môn, nhắc chuyện xưa để cảnh giác với bọn quỷ dữ phương Bắc mà thôi.

Trần Đình Thu

🆎 Tìm đọc (bản Tiếng Anh)...


Sách "The People's Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited" (tạm dịch: Cộng hòa Nhân dân Mất trí nhớ: Thăm lại Thiên An Môn), tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu của nhà báo Louisa Lim, do Đại học Oxford (Mỹ) xuất bản năm 2014, khám phá cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn và vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 ở Trung Quốc.

Trong quyển "Cộng hòa Nhân dân Mất trí nhớ...", nhà báo Louisa Lim đã vạch ra cách các sự kiện ngày 4 tháng 6 đã thay đổi Trung Quốc như thế nào và cách mà chính quyền Trung Quốc thay đổi các sự kiện của ngày 4 tháng 6 bằng việc viết lại lịch sử của chính họ, bằng cách thúc đẩy một thế hệ những người trẻ theo chủ nghĩa dân tộc, ít biết và ít quan tâm đến sự kiện bi thảm này.

Bằng cách tìm hiểu rất nhiều nhân chứng, vật chứng và nghiên cứu hàng đống hồ sơ chính thức của chính quyền Trung Quốc, tác giả đã đưa ra lời giải thích đầu tiên về một câu chuyện đau đớn bị bưng bít trong hơn một phần tư thế kỷ.

Được tờ New York Times đánh giá là "một trong những phân tích tốt nhất về tác động của sự kiện Thiên An Môn với đất nước Trung Quốc trong những năm tháng kể từ 1989", tác phẩm "Cộng hòa Nhân dân Mất trí nhớ..." của nhà báo Louisa Lim là quyển sách chân thực, phong phú và không thể nào quên về một thảm kịch quốc gia và một vết thương chưa lành sẹo.

Link tải sách!

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ