Bản năng đổ lỗi & săn dê tế thần

... Khi một nhóm người Khmer theo đạo Hồi trở về Campuchia sau khi tham gia một sự kiện ở Mã Lai, họ được phát hiện dương tính với COVID-19. Thông tin về tôn giáo của những người này được chính Bộ trưởng Y tế Campuchia tiết lộ, hoàn toàn đi ngược với cam kết của chính Bộ Y tế là không công khai hóa những thông tin của người nhiễm bệnh (lai lịch những người nhiễm bệnh chỉ được loan báo trong nội bộ chuyên môn ngành y tế và ngành an ninh, tư pháp để giám sát; không công khai hóa nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng bí mật đời tư). Chi tiết về tôn giáo lập tức tạo nên một làn sóng thù ghét và đổ lỗi nhắm vào người Khmer theo đạo Hồi (ở đây chú ý: nhóm người theo đạo Hồi tại Campuchia là thiểu số, vì sự đổ lỗi không bao giờ chọn đối tượng là thành phần chiếm đa số trong xã hội). Source: https://fb.com/nguyenchuong158/posts/1213683665732278
(Bài này chọn đăng những ý đáng tham khảo, trích từ một bài viết có ghi chú cuối bài này.)



... Khi một nhóm người Khmer theo đạo Hồi trở về Campuchia sau khi tham gia một sự kiện ở Mã Lai, họ được phát hiện dương tính với COVID-19. Thông tin về tôn giáo của những người này được chính Bộ trưởng Y tế Campuchia tiết lộ, hoàn toàn đi ngược với cam kết của chính Bộ Y tế là không công khai hóa những thông tin của người nhiễm bệnh (lai lịch những người nhiễm bệnh chỉ được loan báo trong nội bộ chuyên môn ngành y tế và ngành an ninh, tư pháp để giám sát; không công khai hóa nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng bí mật đời tư).

Chi tiết về tôn giáo lập tức tạo nên một làn sóng thù ghét và đổ lỗi nhắm vào người Khmer theo đạo Hồi (ở đây chú ý: nhóm người theo đạo Hồi tại Campuchia là thiểu số, vì sự đổ lỗi không bao giờ chọn đối tượng là thành phần chiếm đa số trong xã hội).

🔹1🔹


Mark Schaller, giáo sư tâm lý tại Đại học British Columbia, tác giả cuốn "Social Psychology of Prejudice" (Tâm lý xã hội của định kiến) cho biết: việc đổ lỗi là một phần của khái niệm mà ông gọi là "hệ miễn dịch tâm lý hành vi" (behavioral immune system), tương tự như hệ miễn dịch của cơ thể. Ta đẩy lỗi cho ai đó khác, để bản thân có thể yên tâm rằng mình vô can. Và để khiến cho sự đùn đẩy của mình có lý lẽ, chúng ta tự động gán cho đối tượng những đặc tính tiêu cực.

Nếu đổ lỗi là một bản năng tự vệ của từng cá nhân, thì việc lựa chọn những ai làm người gánh chịu tội lỗi lại phản ánh những định kiến của cộng đồng.

Hành vi này gọi là scapegoating (được ghép từ escape: chạy thoát, và goat: con dê). Các nhà tâm lý xã hội học mượn danh từ này để xác lập Lý thuyết dê tế thần (scapegoat theory). Đây là một hình thái của định kiến cực đoan.

🔹2🔹


Những phong trào tế thần (scapegoat movement) trong một cộng đồng diễn ra mỗi khi họ phải đối mặt với những tình huống quá phức tạp. Trong những tình huống như vậy, việc đưa ra một câu trả lời đơn giản trở thành cách thức mà giới chính khách ưa chuộng nhằm né tránh việc giải quyết rốt ráo trước thực tế phức tạp.

Trong chương 15 của cuốn sách On the Nature of Prejudice (Về bản chất của định kiến), giáo sư Peter Glick của Đại học Lawrence tổng hợp các lý do giải thích cho lựa chọn vật tế thần - theo đó, vật tế thần thường là một nhóm thiểu số, với các tiêu chí: (1) quyền lực không quá mạnh để có thể phản kháng, nhưng cũng không quá yếu (vì yếu quá thì không thể gây ra tai ương); (2) khớp với những định kiến có sẵn trước đó trong cộng đồng; (3) tiện lợi.

Những nhóm người / cộng đồng này thường bị cáo buộc làm lây lan dịch bệnh. Họ trở thành nạn nhân của các chiến dịch thù ghét trên mạng xã hội, với sự tham gia của cả các chính khách và giới báo chí.

Đó là những trường hợp đã và đang xảy ra đối với người Khmer theo đạo Hồi ở Campuchia (là thiểu số), người Ấn theo đạo Hồi ở Ấn Độ (là thiểu số), người Yazidis và các nhóm theo Kitô giáo ở Iraq (là thiểu số). Những nhóm người / cộng đồng thiểu số bị đổ lỗi và phân biệt đối xử mang tính hệ thống, trong cơn đại dịch COVID 19 - theo một khảo cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development Studies – Anh).

🔹3🔹


Khi đã chọn được "dê tế thần", người ta được trấn an với ảo giác rằng chỉ cần loại ra khỏi cộng đồng thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Đối tượng được chọn làm vật tế thần thì chẳng biết mình có tội gì, nhưng vừa phải chịu đau đớn thể xác vì nhiễm bệnh, lại vừa phải chịu hành hạ về tinh thần trước những lời nhẫn tâm không ngừng trút xuống (để lại hậu quả kỳ thị dài lâu).

Cơn say đổ tội đổ lỗi dễ khiến giới hữu trách (và công chúng) ngừng tìm hiểu toàn diện về các nguyên nhân khác, và do vậy rất khó để tìm ra được những giải pháp hữu hiệu.

Đó là mối nguy hại tiềm ẩn của bản năng đổ lỗi và "săn dê tế thần".

(*) Bài gốc: quí bạn vào Google gõ tên bài "Đại dịch, bản năng đổ lỗi và những cuộc săn dê tế thần" là có ngay.

Nguyễn Chương

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ