Về câu chuyện bà đầu độc cháu bằng thuốc chuột...

Không có gì biện minh được cho việc giết hại người khác nhất là khi đó là một đứa trẻ không có khả năng tự vệ và đang bị bệnh. Sự thật sẽ được cơ quan điều tra và tòa án làm rõ. Người gây tội ác phải trả giá theo quy định của luật pháp và lương tâm. Tuy nhiên, đọc những thông tin trên báo có liên quan tôi không khỏi suy ngẫm nhiều thứ trong liên tưởng đến Nhật. Ở Nhật cũng có những vụ người thân giết người thân, cha mẹ giết con, bà giết cháu được đưa trên báo. Khi điều tra kĩ, báo chí đã làm cho cả xã hội kinh ngạc và không biết nói lời bình luận nào cho phải. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=1171750956536977&id=100011062518050
Nơi xảy ra vụ việc chấn động dư luận.

Câu chuyện bà đầu độc cháu bằng thuốc chuột đang làm dư luận râm ran.

Không có gì biện minh được cho việc giết hại người khác nhất là khi đó là một đứa trẻ không có khả năng tự vệ và đang bị bệnh.

Sự thật sẽ được cơ quan điều tra và tòa án làm rõ. Người gây tội ác phải trả giá theo quy định của luật pháp và lương tâm.

Tuy nhiên, đọc những thông tin trên báo có liên quan tôi không khỏi suy ngẫm nhiều thứ trong liên tưởng đến Nhật.

Ở Nhật cũng có những vụ người thân giết người thân, cha mẹ giết con, bà giết cháu được đưa trên báo. Khi điều tra kĩ, báo chí đã làm cho cả xã hội kinh ngạc và không biết nói lời bình luận nào cho phải.

Đó là khi nuôi dưỡng, chăm sóc những người bệnh nặng, người bị khuyết tật người thân trong gia đình bị một áp lực tinh thần khủng khiếp. Họ dễ bị rơi vào tình trạng trầm cảm, kiệt sức.

Con bạn sinh ra khỏe mạnh chỉ quấy khóc hay ốm chút thôi bạn đã cảm thấy quay cuồng, căng thẳng và mệt mỏi có lúc cảm thấy như kiệt sức.

Nhưng những gia đình thiếu may mắn có con bị khuyết tật bẩm sinh, mắc bệnh nan y gánh nặng ấy cực lớn và nó tích tụ theo ngày tháng.

Ngày tôi đưa mẹ tôi vào viện huyết học truyền máu trung ương tôi tận mắt chứng kiến cảnh những em bé bị ung thư nhỏ xíu đã phải chịu đau đớn khi bác sĩ thực hiện các thủ thuật như chọc tủy xét nghiệm (mẹ tôi tả lại là thủ thuật này gây đau đớn khủng khiếp).

Nhìn những em bé đó cảm thấy thấy lòng thắt lại nhưng nhìn những bà mẹ bế con ở đó mới thấy mọi ngôn ngữ mọi cảm xúc tê liệt và bất lực.

Xã hội và cả cá nhân phải làm gì để có thể giảm nhẹ nỗi khó khăn, nỗi đau của các gia đình, cá nhân thiếu may mắn?

Khi họ rơi vào cùng quẫn đó là trách nhiệm của riêng họ hay cũng là trách nhiệm của tất cả thành viên trong xã hội và quốc gia?

Làm sao để sửa đổi nhận thức trong xã hội-thứ nhận thức chỉ tôn sùng kẻ mạnh, chỉ cho người khỏe, người mạnh là đúng từ đó kì thị người bất hạnh, người không gặp may, người có số phận hẩm hiu?

Làm sao để có môi trường thoải mái, thân thiện cho người yếu thế?

Nguyễn Quốc Vương

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ