Ngày nay, hầu như ai cũng phải thừa nhận Édouard Manet (1832–1883) là một "nhà cách mạng" - nghệ sĩ tiên phong của nghệ thuật hiện đại (chủ nghĩa) phương Tây, nhưng đương thời, với số đông, ông là một kẻ phá phách, gây rối... Nhiều tác phẩm của ông, đã được/bị xem là những thách thức, không chỉ đối với truyền thống hội họa trước đó-từ phương pháp sáng tác đến cả quan điểm thẩm mỹ-mà còn đối với vô số những niềm tin chung trong xã hội-bao gồm những vấn đề luân lý, đạo đức và tôn giáo v.v... Những bức tranh như "Bữa ăn trưa trên cỏ" (1863), "Olympia" (1863), ngay từ khi mới ra đời, đã gây nên bao nhiêu "sóng gió"...!
Bức tranh "Thiên thần bên xác Chúa" Édouard Manet vẽ năm 1864, cũng là tác phẩm gây sốc và đã tạo ra nhiều "sóng gió" tương tự!
Sốc. Trước hết, bởi nó không có cái dáng vẻ thánh thiêng thường thấy nơi các tác phẩm cùng chủ đề ra đời trước đó. Không có những vòng hào quang tỏa sáng. Không có thứ ánh sáng thiêng liêng chói lòa như tỏa ra từ thân xác Chúa. Ở các Thiên thần, cũng không có cái dáng dấp kính cẩn lễ nghi. Trong tranh Manet, hai vị Thiên thần, ngoài đôi cánh, đã được thể hiện như những người phụ nữ bình thường, với những biểu hiện cảm xúc đời thường-sầu não và hơi có phẩn tư lự. Hình ảnh Chúa Giêsu thực sự là hình ảnh của một người đã chết. Chết thật! Và, cái vòng hào quang trên đầu Chúa, chỉ được vẽ bằng một nét sáng thật mảnh-như một giả định! Dấu vết bị đâm lần sau cùng trên cơ thể Chúa không phải ở cạnh sườn phải mà ở ngay trái tim-khác thường! Ngay cả đôi cánh thiên thần, cũng như được vẽ thêm vào, ở bên ngoài, không dính vào nhân vật... Nói chung, một mặt, nó có vẻ quá đời thường, bình thường; mặt khác, lại có vẻ như trong một cuộc trình diễn trên sân khấu (vòng hào quang của Chúa, hai đôi cánh thiên thần, hai bàn tay hai bàn chân Chúa như được cố tình sắp xếp để lộ các dấu đinh...đã tạo nên cảm tường đó. )...
Sốc. Tiếp theo. Nghiêm trọng hơn. Là nó tạo nên những cách hiểu quá khác với niềm tin tôn giáo nơi hầu hết người Công giáo đương thời. Nhiều người đã lên tiếng phê phán: cách thể hiện các Thiên thần trong dáng vẻ sầu não, ủ dột và hơi có phần tư lự như thế chẳng khác nào đặt vấn đề nghi ngờ về thần tính nơi Chúa Giêsu. Hình ảnh Đức mẹ Maria và các Thánh ôm xác Chúa Giêsu, cho dù có biểu lộ tình cảm đau thương đến tột cùng, thì cũng là điều bình thường. Lý do hoàn toàn dễ hiểu. Bởi tất cả, đều là con người! Với các Thiên thần thì khác. Thiên thần không phải là con người. Thiên thần là các Thiên sứ từ "Trời cao" xuống phù trợ và chào đón sự sống lại của Chúa Giêsu. Cái dáng vẻ buồn đau, ủ dột và hơi có phần tư lự nơi các Thiên thần trong tranh Manet, bởi vậy, là điều bất thường... Không ít lần người ta đã đặt ra câu hỏi: "Phải chăng với Manet, Chúa Giêsu hoàn toàn chỉ là một con người. Người đã rao giảng lời Chúa, và đã chịu chết trên Thập tự giá. Các vị Thiên sứ buồn đau, ủ dột và có phần tư lự vì Chúa Giêsu đã không sống lại...!"
Cách hiểu và diễn dịch như vậy đã tạo nên "sóng gió". Ở khắp nơi, trong một khoảng thời gian dài, người ta đã lên án, kết tội Manet...
Tuy nhiên, cũng đã có không ít ý kiến, ngay trong cộng đồng Công giáo đương thời, và ngày càng nhiều hơn, ủng hộ Manet. Họ, hầu hết, là những trí thức và nghệ sĩ có tư tưởng cấp tiến. Theo họ, cần phải nhìn tác phẩm của Manet trong bối cảnh xã hội châu Âu giữa thế kỷ XIX. Đó là xã hội, đã đi qua thời kỳ "Khai sáng", đã bước vào kỷ nguyên hiện đại với sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý... mà ở đó, không chỉ có tín niệm "Nhập thể" mà ngay cả niềm tin về sự hiện hữu và quyền năng của Thiên Chúa cũng đã có sự thay đổi về "chất": Thiên Chúa hiện hữu nơi mỗi con người, và quyển năng Thiên Chúa được thực hiện qua hành động của con người-trong cả sự bất toàn của nó.
Trong cách nhìn như vậy, hình ảnh Chúa Giêsu chỉ là một con người, và các Thiên Thần biểu lộ các tình cảm của con người trong tranh Manet là có ý nghĩa tích cực. Chính những xúc cảm được tạo nên bởi hình ảnh đau thương của những con người lương thiện trước sự hy sinh cao cả của một người lương thiện khác là nền tảng của sự phục sinh Thiên Chúa nơi mỗi con người...
Tác phẩm "Thiên thần bên xác Chúa" của Manet hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan-New York, Hoa Kỳ. Theo các nhà quan sát, đây là một trong những tác phẩm thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các thành phần công chúng khác nhau ở bảo tàng này. Một phần, có thể do bút pháp mạnh mẽ có vẻ như được vẽ hết sức dễ dàng của hoạ sĩ đã tạo nên sự hấp dẫn; một phần, có thể do ý nghĩa biểu xúc nơi tác phẩm-vừa như khó nắm bắt, vừa hết sức gần gũi, thân thuộc gợi ra nhiều suy tưởng...
Suốt cả một quảng thời gian dài, nhiều sử gia nghệ thuật đã cho rằng, từ cuối thế kỷ XVIII, nghệ thuật Công giáo phương Tây bước vào giai đoạn thoái trào. Không còn có những thiên tài với những tác phẩm bất hủ nào xuất hiện nữa...!
Những năm sau này, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, người ta đã có cách nhìn nhận khác. Không có sự thoái trào. Chỉ có sự thay đổi. Và thay đổi là bởi hoàn cảnh và cách nghĩ của con người thay đổi. Số đông chưa nhận thấy giá trị của những tác phẩm nghệ thuật Công giáo thời hiện đại, là bởi tâm hồn và cả cách nhìn nơi họ vẫn còn cắm neo trong các tiêu chuẩn nghệ thuật của thời Phục hưng ở các thế kỷ XV, XVI...
Để xem được những tác phẩm nghệ thuật Công giáo từ cuối thế kỷ XVIII cho đến nay, sự thực, người ta cũng phải cần đến một sự "dọn mình".
【Nguyên Hưng (Trích "Nghệ thuật Công giáo", tập 2)】
Bức tranh "Thiên thần bên xác Chúa" Édouard Manet vẽ năm 1864, cũng là tác phẩm gây sốc và đã tạo ra nhiều "sóng gió" tương tự!
➥ "Thiên thần bên xác Chúa" Édouard Manet vẽ năm 1864.
Sốc. Trước hết, bởi nó không có cái dáng vẻ thánh thiêng thường thấy nơi các tác phẩm cùng chủ đề ra đời trước đó. Không có những vòng hào quang tỏa sáng. Không có thứ ánh sáng thiêng liêng chói lòa như tỏa ra từ thân xác Chúa. Ở các Thiên thần, cũng không có cái dáng dấp kính cẩn lễ nghi. Trong tranh Manet, hai vị Thiên thần, ngoài đôi cánh, đã được thể hiện như những người phụ nữ bình thường, với những biểu hiện cảm xúc đời thường-sầu não và hơi có phẩn tư lự. Hình ảnh Chúa Giêsu thực sự là hình ảnh của một người đã chết. Chết thật! Và, cái vòng hào quang trên đầu Chúa, chỉ được vẽ bằng một nét sáng thật mảnh-như một giả định! Dấu vết bị đâm lần sau cùng trên cơ thể Chúa không phải ở cạnh sườn phải mà ở ngay trái tim-khác thường! Ngay cả đôi cánh thiên thần, cũng như được vẽ thêm vào, ở bên ngoài, không dính vào nhân vật... Nói chung, một mặt, nó có vẻ quá đời thường, bình thường; mặt khác, lại có vẻ như trong một cuộc trình diễn trên sân khấu (vòng hào quang của Chúa, hai đôi cánh thiên thần, hai bàn tay hai bàn chân Chúa như được cố tình sắp xếp để lộ các dấu đinh...đã tạo nên cảm tường đó. )...
Sốc. Tiếp theo. Nghiêm trọng hơn. Là nó tạo nên những cách hiểu quá khác với niềm tin tôn giáo nơi hầu hết người Công giáo đương thời. Nhiều người đã lên tiếng phê phán: cách thể hiện các Thiên thần trong dáng vẻ sầu não, ủ dột và hơi có phần tư lự như thế chẳng khác nào đặt vấn đề nghi ngờ về thần tính nơi Chúa Giêsu. Hình ảnh Đức mẹ Maria và các Thánh ôm xác Chúa Giêsu, cho dù có biểu lộ tình cảm đau thương đến tột cùng, thì cũng là điều bình thường. Lý do hoàn toàn dễ hiểu. Bởi tất cả, đều là con người! Với các Thiên thần thì khác. Thiên thần không phải là con người. Thiên thần là các Thiên sứ từ "Trời cao" xuống phù trợ và chào đón sự sống lại của Chúa Giêsu. Cái dáng vẻ buồn đau, ủ dột và hơi có phần tư lự nơi các Thiên thần trong tranh Manet, bởi vậy, là điều bất thường... Không ít lần người ta đã đặt ra câu hỏi: "Phải chăng với Manet, Chúa Giêsu hoàn toàn chỉ là một con người. Người đã rao giảng lời Chúa, và đã chịu chết trên Thập tự giá. Các vị Thiên sứ buồn đau, ủ dột và có phần tư lự vì Chúa Giêsu đã không sống lại...!"
Cách hiểu và diễn dịch như vậy đã tạo nên "sóng gió". Ở khắp nơi, trong một khoảng thời gian dài, người ta đã lên án, kết tội Manet...
Tuy nhiên, cũng đã có không ít ý kiến, ngay trong cộng đồng Công giáo đương thời, và ngày càng nhiều hơn, ủng hộ Manet. Họ, hầu hết, là những trí thức và nghệ sĩ có tư tưởng cấp tiến. Theo họ, cần phải nhìn tác phẩm của Manet trong bối cảnh xã hội châu Âu giữa thế kỷ XIX. Đó là xã hội, đã đi qua thời kỳ "Khai sáng", đã bước vào kỷ nguyên hiện đại với sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý... mà ở đó, không chỉ có tín niệm "Nhập thể" mà ngay cả niềm tin về sự hiện hữu và quyền năng của Thiên Chúa cũng đã có sự thay đổi về "chất": Thiên Chúa hiện hữu nơi mỗi con người, và quyển năng Thiên Chúa được thực hiện qua hành động của con người-trong cả sự bất toàn của nó.
Trong cách nhìn như vậy, hình ảnh Chúa Giêsu chỉ là một con người, và các Thiên Thần biểu lộ các tình cảm của con người trong tranh Manet là có ý nghĩa tích cực. Chính những xúc cảm được tạo nên bởi hình ảnh đau thương của những con người lương thiện trước sự hy sinh cao cả của một người lương thiện khác là nền tảng của sự phục sinh Thiên Chúa nơi mỗi con người...
Tác phẩm "Thiên thần bên xác Chúa" của Manet hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan-New York, Hoa Kỳ. Theo các nhà quan sát, đây là một trong những tác phẩm thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các thành phần công chúng khác nhau ở bảo tàng này. Một phần, có thể do bút pháp mạnh mẽ có vẻ như được vẽ hết sức dễ dàng của hoạ sĩ đã tạo nên sự hấp dẫn; một phần, có thể do ý nghĩa biểu xúc nơi tác phẩm-vừa như khó nắm bắt, vừa hết sức gần gũi, thân thuộc gợi ra nhiều suy tưởng...
🔴
Suốt cả một quảng thời gian dài, nhiều sử gia nghệ thuật đã cho rằng, từ cuối thế kỷ XVIII, nghệ thuật Công giáo phương Tây bước vào giai đoạn thoái trào. Không còn có những thiên tài với những tác phẩm bất hủ nào xuất hiện nữa...!
Những năm sau này, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, người ta đã có cách nhìn nhận khác. Không có sự thoái trào. Chỉ có sự thay đổi. Và thay đổi là bởi hoàn cảnh và cách nghĩ của con người thay đổi. Số đông chưa nhận thấy giá trị của những tác phẩm nghệ thuật Công giáo thời hiện đại, là bởi tâm hồn và cả cách nhìn nơi họ vẫn còn cắm neo trong các tiêu chuẩn nghệ thuật của thời Phục hưng ở các thế kỷ XV, XVI...
Để xem được những tác phẩm nghệ thuật Công giáo từ cuối thế kỷ XVIII cho đến nay, sự thực, người ta cũng phải cần đến một sự "dọn mình".
【Nguyên Hưng (Trích "Nghệ thuật Công giáo", tập 2)】