Anh hùng Lao động Ba Sương không đầu hàng số phận!

Ngày mai 18/7/2020 là tròn 20 năm, ngày ông Năm Hoằng, người anh hùng chân đất sinh ra nông trường sông Hậu đi xa. Trong 20 năm đó, bao sóng gió khủng khiếp đã xảy ra cho nông trường và cho người kế nhiệm ông, cô Ba Sương, người mà nhà nước phong là "Anh hùng Lao động" và giới kinh doanh châu Á gọi là "Người Phụ nữ ấn tượng châu Á". Bây giờ, cô Ba Sương đang sống ra sao? Mời đọc bài của nhà báo Nguyễn Kiến Phước, người bạn vong niên của ông Năm Hoằng, viết về cô Ba Sương. Source: fb.com/vu.k.hanh.52/posts/10158924033141122
Ngày mai 18/7/2020 là tròn 20 năm, ngày ông Năm Hoằng, người anh hùng chân đất sinh ra nông trường sông Hậu đi xa. Trong 20 năm đó, bao sóng gió khủng khiếp đã xảy ra cho nông trường và cho người kế nhiệm ông, cô Ba Sương, người mà nhà nước phong là "Anh hùng Lao động" và giới kinh doanh châu Á gọi là "Người Phụ nữ ấn tượng châu Á". Bây giờ, cô Ba Sương đang sống ra sao? Mời đọc bài của nhà báo Nguyễn Kiến Phước, người bạn vong niên của ông Năm Hoằng, viết về cô Ba Sương.

Muôn đắng ngàn cay, đó là mấy từ có thể tóm gọn về quá trình xây dựng Nông trường Sông Hậu (Hậu Giang) thành mô hình kiểu mẫu một quốc doanh nông nghiệp thật sự. Hơn 15 năm lao tâm khổ tứ, ông Trần Ngọc Hoằng (tức Năm Hoằng) cùng tập thể trẻ đã dựng lên trên vùng đất trũng, chua phèn, một cơ đồ vững chãi ở nông thôn Nam bộ với một hệ thống thủy lợi trăm ngang ngàn dọc hiện đại, chủ động tưới tiêu; một đội cơ khí đủ sức cơ giới hóa đồng đất nông trường; một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn và bền chí sống chết cùng nông trường; một rừng bạch đàn xanh tốt trên tất cả bờ bao; một cơ sở đông lạnh mà sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu...

Nông trường được vinh danh Anh hùng Lao động; Ông giám đốc Năm Hoằng và cô con gái Ba Sương cũng được tuyên dương Anh hùng vì những kỳ tích hiếm có này.

Tuy nhiên, cuộc đời không ít những kẻ ghen ăn ghét ở, thiếu công tâm, hoặc thấy cơ ngơi đồ sộ của Sông Hậu mà nổi máu tham. Ông Năm thực hiện cơ chế khoán sản phẩm thì họ gọi ông già chân đất này là "Hội đồng Dư" – một điền chủ thời tây – chuyên phát canh thu tô. Ban giám đốc chạy vạy khắp nơi để vay tiền xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật (nhất là xây trường học, nhà trẻ, mẫu giáo tiến lên số hóa...), thì người ta vu lên rằng Sông Hậu lập quỹ đen vì động cơ cá nhân. Thành tích của Sông Hậu được Nhà nước công nhận bằng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1989 lúc nông trường tròn 10 tuổi. Nhưng người ta cố tình phao tin vu vơ như sẽ xây sân bay, đô thị sinh thái hay có đại gia muốn mua với giá 2,5 tỷ USD làm nản lòng công nhân Sông Hậu; rồi vu cáo Sông Hậu cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và quyết đưa cô Ba Sương, giám đốc thay cha, vào vòng lao lý. Cũng phải thừa nhận Ban giám đốc Nông trường nhìn xa, đoán định được manh tâm của kẻ xấu, đã lẳng lặng mua cho nông trường một ngôi nhà cấp 4 ở Sài Gòn làm nơi trú chân và tìm cách đấu tranh chống lại bất công, và mua 8.000m2 đất ở Gia Kiệm huyện Thống Nhất Đồng Nai để mở xưởng sấy chuối, xoài và đóng hộp chôm chôm, phòng khi người ta làm bậy. 4-5 năm trường chiến đấu giành lại công lý cho nông trường thiệt hết sức khốc liệt. Tòa án mở phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều quy tội cho cô Ba Sương tội lớn là "Lập quỹ trái phép" gây thiệt hai nghiêm trọng và xử...8 năm tù. Do có sự can gián kịp thời của nhiều vị lãnh đạo cấp cao, nhất là công luận báo chí kịch liệt phản đối bản án bất công, và sức ép của nhiều bà con ở nông trường đòi ở tù thay cho "ân nhân" của họ là Ba Sương. Cuối cùng người ta cũng hủy bỏ bản án cho cô Ba Sương (ngày 17/01/2012).

Ngày nhận được tin đã được minh oan, trả lại danh dự.

Cùng bàn bạc quay lại với việc kinh doanh

Xường chế biến đóng hộp chôm chôm, những ngày mới bắt đầu thành lập.

Việc xây xưởng sấy chuối, xoài và làm chôm chôm đóng hộp ở Gia Kiệm trong lúc cả tâm tưởng bị vụ án lớn chiếm mất suy nghĩ của cô Ba, dẫu vậy, cô vẫn tìm đến từng người bạn tốt cũ vay vốn làm ăn với phương châm "mèo nhỏ bắt chuột con". Trong gian nan mới biết đá biết vàng, Ba Sương vẫn bền lòng chặt chí không chịu đầu hàng số phận, từng bước đứng vững, vươn lên. Giờ đây, ở Gia Kiệm, công ty Ba Sương – Thống Nhất đã có thể sấy được hàng trăm tấn xoài nguyên liệu, và chôm chôm xuất khẩu, giải quyết việc làm cho cả trăm lao động địa phương. Ngoài ra, cô Ba còn duy trì công ty chế biến nông sản ở huyện Long Mỹ cũng tạo việc làm cho hơn 200 lao động. Dẫu thành công ấy không so được với nông trường Sông Hậu anh hùng, Ba Sương ở tuổi 73, đáng lẽ được vui thú điền viên, vẫn chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi của dòng máu ông Năm Hoằng, không chịu đầu hàng số phận

Đáng quý trọng thay!

Ngày Tết, cô Ba Sương đi xe ôm thăm Tết những bà con thân thiết cũ ở nông trường và bạn bè cũ ở Cần Thơ

Tự tay làm từng ổ bánh mì ăn trưa cho nhân viên văn phòng công ty.

Nhập xoài vào xưởng chế biến, bắt đầu phân loại và sơ chế

NB. Nguyễn Kiến Phước
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ