Học trường chuyên thì đem lại thành tích gì? Túm lại đang bàn cãi về vụ này. Mà thành tích hiện thấy chỉ đo bằng các loại giải thưởng quốc gia và quốc tế.
Giờ chỉ nói về 2 nơi có nhiều học sinh chuyên nhất là Hà Nội và TPHCM. Hà Nội có thì có 7 trường chuyên tất thảy (4 trường của thành phố và 3 trường của các đại học lớn) và TPHCM thì có 2 trường chuyên của TP và 2 trường của các đại học và 1 số trường phổ thông có lớp chuyên). Lý do Hà Nội nhiều trường chuyên hơn là vì có sát nhập này nọ thành ra phình ra.
Trung bình một năm TPHCM tính cả các trường chuyên, lớp chuyên THPT cộng lại tuyển đầu vào chừng gần 3000 ngàn học sinh năm là nhiều. Hà Nội thì nhiều hơn cỡ 4500 -5000 ngàn học sinh chuyên tuyển vô hàng năm.
Một học sinh chuyên ở Hà Nội cao nhất được đầu tư 18 triệu tiền theo định mức và chi tiêu khác cỡ 8 triệu. Trong khi học sinh PTTH bình thường thì chỉ được đầu tư 7,3 tr theo định mức và chi tiêu khác là 1,8 tr thôi. Nghĩa là học sinh chuyên thì đầu tư gấp trung bình gần 300% học sinh trường thường.
Nhưng nếu nói về giải rút này nọ, cái gọi là đo kết quả thì hàng năm cỡ chừng 100 -200 học sinh đạt giải quốc gia tại TPHCM và Hà Nội thì cỡ 200-300 là nhiều. Tính tất tần tật.
Ví dụ như năm học 2019- 2020, Hà Nội là địa phương dẫn đầu về số lượng giải với 144 giải. Trong đó có 15 giải nhất, trên 40 giải nhì. Đại học Quốc gia Hà Nội với 70 thí sinh đoạt giải, trong đó có 11 giải nhất, trên 30 giải nhì. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 47 giải, trong đó 3 giải nhất, 9 giải nhì. TP.HCM có 58 giải ở các môn thi, trong đó có 3 giải nhất, 14 giải nhì. Riêng Đại học Quốc gia TP.HCM có 52 thí sinh đoạt giải, trong đó 2 giải nhất, 14 giải nhì.
Những con số này công bố đầy trên báo, bạn nào cần thì Gúc một nhát là ra nha.
Tính ra thì chỉ có cỡ 3-5% là cùng trên tổng số học sinh đang đào tạo là có giải quốc gia. Một tỷ lệ nhỏ xíu. Trong khi đó, hàng năm ở Hà Nội hay TPHCM nhiều thì có 5-10 em hay 20 chục em đoạt giải quốc tế là nhiều. Một tỷ lệ còn bé tí khủng hơn.
Vậy tức là đầu tư gấp gần 300% số tiền cho các học sinh chuyên, ví dụ lấy con số tại các trường chuyên do Hà Nội quản lý, mà ra cái gọi là kết quả như thế cũng là khá bèo bọt.
Trong khi đó, theo Phó giám đốc Sở GD TPHCM thì các cháu học chuyên cực kỳ vất vả. Thường chỉ có 20% các cháu vào trường chuyên theo được môn chuyên. Và các cháu thi quốc gia, quốc tế thì phải cày gấp đôi hay gấp nhiều lần bình thường.
Mà đã học để thành gà chọi thì ai cũng rành, tức là phải học lệch và học tủ. Các môn khác hoãn lại chỉ lo cày chuyên thôi thì may ra mới ăn giải. Sức ép khủng và mất cân bằng rất dữ chứ.
Mà cơ bản là những cháu này ra trường thì làm gì? Và đã đóng góp bi nhiêu cho nền kinh tế hay văn hóa xã hội quốc gia?
Mà giả sử các cháu này không học chuyên thì nó có đóng góp tương tự vậy không? Vì nó đều là giỏi thì học ở đâu cũng có thể giỏi dang chứ chả cứ phải lao vào trường chuyên. Và giờ thi vào đại học top đầu tại Việt Nam và thế giới đậu thì thật ra chả cần học chuyên, miễn học tốt và tiếng Anh giỏi, có đủ các chứng chỉ quốc tế là ngon lành.
Do đó nếu trường chuyên mà chỉ lo đào tạo chuyên để rồi ra kết quả như thế này, nên bỏ là phải. Rồi thay thế bằng mô hình phù hợp.
Còn bán thì chả cần bán. Vì nó là trường công thì bán chác gì. Nên tăng thêm trường công cho trẻ em cũng như thêm các trường tư, tốt thôi.
Chỉ cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Làm sao cho học sinh chuyên thật sự ít thôi. Và trên cơ sở hợp lý. Hồi xưa cả nước có một trường chuyên thành lập năm 1965 là khối chuyên Toán tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia. Ít vậy còn tìm ra nhân tài. Chứ ào ạt thì để làm gì? Chỉ là béo mấy vụ dạy thêm học thêm luyện thi và để báo cáo thành tích chứ bài toán nhân tài quốc gia thì chưa thấy gì sáng sủa cả.
Và các xứ tiên tiến trên thế giới họ coi trọng đào tạo toàn diện rồi. Con người mà chỉ biết chúi đầu vào một môn cày như trâu mà bảo là tài năng, chả tin. Vì ra đời có thể y chang như con robot chứ hay ho gì.
【Nguyễn Thị Bích Hậu】
Giờ chỉ nói về 2 nơi có nhiều học sinh chuyên nhất là Hà Nội và TPHCM. Hà Nội có thì có 7 trường chuyên tất thảy (4 trường của thành phố và 3 trường của các đại học lớn) và TPHCM thì có 2 trường chuyên của TP và 2 trường của các đại học và 1 số trường phổ thông có lớp chuyên). Lý do Hà Nội nhiều trường chuyên hơn là vì có sát nhập này nọ thành ra phình ra.
Trung bình một năm TPHCM tính cả các trường chuyên, lớp chuyên THPT cộng lại tuyển đầu vào chừng gần 3000 ngàn học sinh năm là nhiều. Hà Nội thì nhiều hơn cỡ 4500 -5000 ngàn học sinh chuyên tuyển vô hàng năm.
Một học sinh chuyên ở Hà Nội cao nhất được đầu tư 18 triệu tiền theo định mức và chi tiêu khác cỡ 8 triệu. Trong khi học sinh PTTH bình thường thì chỉ được đầu tư 7,3 tr theo định mức và chi tiêu khác là 1,8 tr thôi. Nghĩa là học sinh chuyên thì đầu tư gấp trung bình gần 300% học sinh trường thường.
Nhưng nếu nói về giải rút này nọ, cái gọi là đo kết quả thì hàng năm cỡ chừng 100 -200 học sinh đạt giải quốc gia tại TPHCM và Hà Nội thì cỡ 200-300 là nhiều. Tính tất tần tật.
Ví dụ như năm học 2019- 2020, Hà Nội là địa phương dẫn đầu về số lượng giải với 144 giải. Trong đó có 15 giải nhất, trên 40 giải nhì. Đại học Quốc gia Hà Nội với 70 thí sinh đoạt giải, trong đó có 11 giải nhất, trên 30 giải nhì. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 47 giải, trong đó 3 giải nhất, 9 giải nhì. TP.HCM có 58 giải ở các môn thi, trong đó có 3 giải nhất, 14 giải nhì. Riêng Đại học Quốc gia TP.HCM có 52 thí sinh đoạt giải, trong đó 2 giải nhất, 14 giải nhì.
Những con số này công bố đầy trên báo, bạn nào cần thì Gúc một nhát là ra nha.
Tính ra thì chỉ có cỡ 3-5% là cùng trên tổng số học sinh đang đào tạo là có giải quốc gia. Một tỷ lệ nhỏ xíu. Trong khi đó, hàng năm ở Hà Nội hay TPHCM nhiều thì có 5-10 em hay 20 chục em đoạt giải quốc tế là nhiều. Một tỷ lệ còn bé tí khủng hơn.
Vậy tức là đầu tư gấp gần 300% số tiền cho các học sinh chuyên, ví dụ lấy con số tại các trường chuyên do Hà Nội quản lý, mà ra cái gọi là kết quả như thế cũng là khá bèo bọt.
Trong khi đó, theo Phó giám đốc Sở GD TPHCM thì các cháu học chuyên cực kỳ vất vả. Thường chỉ có 20% các cháu vào trường chuyên theo được môn chuyên. Và các cháu thi quốc gia, quốc tế thì phải cày gấp đôi hay gấp nhiều lần bình thường.
Mà đã học để thành gà chọi thì ai cũng rành, tức là phải học lệch và học tủ. Các môn khác hoãn lại chỉ lo cày chuyên thôi thì may ra mới ăn giải. Sức ép khủng và mất cân bằng rất dữ chứ.
Mà cơ bản là những cháu này ra trường thì làm gì? Và đã đóng góp bi nhiêu cho nền kinh tế hay văn hóa xã hội quốc gia?
Mà giả sử các cháu này không học chuyên thì nó có đóng góp tương tự vậy không? Vì nó đều là giỏi thì học ở đâu cũng có thể giỏi dang chứ chả cứ phải lao vào trường chuyên. Và giờ thi vào đại học top đầu tại Việt Nam và thế giới đậu thì thật ra chả cần học chuyên, miễn học tốt và tiếng Anh giỏi, có đủ các chứng chỉ quốc tế là ngon lành.
Do đó nếu trường chuyên mà chỉ lo đào tạo chuyên để rồi ra kết quả như thế này, nên bỏ là phải. Rồi thay thế bằng mô hình phù hợp.
Còn bán thì chả cần bán. Vì nó là trường công thì bán chác gì. Nên tăng thêm trường công cho trẻ em cũng như thêm các trường tư, tốt thôi.
Chỉ cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Làm sao cho học sinh chuyên thật sự ít thôi. Và trên cơ sở hợp lý. Hồi xưa cả nước có một trường chuyên thành lập năm 1965 là khối chuyên Toán tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia. Ít vậy còn tìm ra nhân tài. Chứ ào ạt thì để làm gì? Chỉ là béo mấy vụ dạy thêm học thêm luyện thi và để báo cáo thành tích chứ bài toán nhân tài quốc gia thì chưa thấy gì sáng sủa cả.
Và các xứ tiên tiến trên thế giới họ coi trọng đào tạo toàn diện rồi. Con người mà chỉ biết chúi đầu vào một môn cày như trâu mà bảo là tài năng, chả tin. Vì ra đời có thể y chang như con robot chứ hay ho gì.
【Nguyễn Thị Bích Hậu】