Những hình ảnh quý về Bắc Kỳ được chụp quãng năm 1900

Giải thích đôi chút về cái danh xưng “Bắc Kỳ” để các bạn hiểu hơn và không dùng nó để kỳ thị vùng miền, vì nó đơn thuần chỉ là một địa danh trong lịch sử: Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻): là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 trong cuộc cải cách hành chính để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp. Source: fb.com/vietnamkyucxua/posts/205117600862086

Giải thích đôi chút về cái danh xưng “Bắc Kỳ” để các bạn hiểu hơn và không dùng nó để kỳ thị vùng miền, vì nó đơn thuần chỉ là một địa danh trong lịch sử:

Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻): là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 trong cuộc cải cách hành chính để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp.

Trong thời kỳ Pháp thôn tính Việt Nam, theo chính sách “chia để trị”, Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được chính quyền thực dân Pháp duy trì cho đến năm 1945. Trong các văn bản hành chính hoặc báo chí hiện nay, cách gọi “Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ” không được sử dụng do mang tính phân biệt, chia rẽ vùng miền (trừ khi nói về sự kiện hoặc địa danh lịch sử).

Hiện nay, cách gọi này đôi khi được một số người miền Nam dùng để phân biệt họ với những người di cư có quê quán từ miền Bắc Việt Nam từ sau 1954 đến nay. Tuy nhiên, cách phân biệt này là không chính xác về mặt lịch sử, bởi tất cả người Kinh ở miền Nam Việt Nam (trừ người dân tộc thiểu số) vốn đều có tổ tiên là người Kinh ở miền Bắc Việt Nam, chỉ mới di cư vào Nam Bộ từ thời chúa Nguyễn (khoảng thế kỷ 17-18).


























✔️ Bộ ảnh Tết cổ truyền năm 1920, đúng 100 năm trước của nhiếp ảnh gia nước ngoài

Nguồn ảnh: Việt Nam - Ký ức xưa

Bài về chủ đề Khác lạ-Kỳ thú:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ