Mục đích tâm linh trong giáo dục Kitô giáo

Trong gần 200 năm qua, giáo dục của thế giới Tây phương đã quá chú trọng đến khả năng ghi nhớ được các dữ kiện, sự việc, hoặc sự thành công của học sinh trong việc làm các bài test. Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng xét về mặt lịch sử, đa số các trường đều quan tâm đến điểm số và coi đó là ưu tiên, quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Mặc dù, học hành bài bản, có khả năng ghi nhớ được những kiến thức về các chủ đề nào đó, là việc quan trọng, nhưng giáo dục Công giáo nên cho thấy được nét độc đáo, khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một đời sống có phẩm cách, chứ không chỉ là một đời sống chỉ biết có “chữ nghĩa đầu óc.”

Giáo dục không chỉ là ghi nhớ các sự kiện, kiến thức, nhưng còn là nuôi dưỡng các đức tính nữa.

Trong gần 200 năm qua, giáo dục của thế giới Tây phương đã quá chú trọng đến khả năng ghi nhớ được các dữ kiện, sự việc, hoặc sự thành công của học sinh trong việc làm các bài test. Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng xét về mặt lịch sử, đa số các trường đều quan tâm đến điểm số và coi đó là ưu tiên, quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác.

Mặc dù, học hành bài bản, có khả năng ghi nhớ được những kiến thức về các chủ đề nào đó, là việc quan trọng, nhưng giáo dục Công giáo nên cho thấy được nét độc đáo, khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một đời sống có phẩm cách, chứ không chỉ là một đời sống chỉ biết có “chữ nghĩa đầu óc.”

Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh đến mục đích tâm linh này của giáo dục, trong diễn văn của ngài trước các giám mục Hoa Kỳ.

Giáo dục Công giáo không chỉ là việc truyền thông kiến thức nhưng còn nhắm thông truyền cho được một lối nhìn toàn diện, thấu triệt về cuộc sống, tin tưởng những chân lý hàm chứa trong lối nhìn ấy, sẽ giúp cho các học trò có được sự tự do, trong ý nghĩa thâm sâu nhất của sự tự do con người… “Trong trường Công giáo, không có sự tách biệt giữa thời gian dành cho việc học chữ và thời gian đào tạo, giữa việc trau dồi kiến thức với tăng triển về đàng khôn ngoan. Các môn học của trường trình bày không chỉ những kiến thức cần lĩnh hội, nhưng cả những giá trị cần có và những chân lý cần khám phá.”

Kiến thức quan trọng và nó có vị trí của nó, nhưng không nên xem trọng nó hơn việc thực hành đời sống đạo đức.

Trong quyển The Curriculum of the Catholic Elementary School (Học trình Trường Tiểu học Công giáo), xuất bản năm 1919, George Johnson nói đến các yếu tố quan trọng này trong việc giáo dục.

Trường học phải giúp trẻ phát triển được những thái độ đúng đắn. Chẳng hạn, thật là vô ích khi dạy đứa trẻ nhiều điều về những trách nhiệm của một người công dân, nếu không đồng thời giúp đứa trẻ ấy thấy được sự cần thiết, phải duy trì những tiêu chuẩn về người công dân tốt ấy. Một em có thể đậu trong kỳ thi tốt lành về bản chất các nhân đức Ki-tô giáo, nhưng nếu tự trong sâu thẳm cõi lòng mình, em đó không cảm nhận được giá trị của các nhân đức Ki-tô giáo, thì những hiểu biết của em rồi ra cũng chỉ là hư không mà thôi.

Chắc chắn các bài kiểm tra là quan trọng và cần thiết phải có, nhưng có phải chúng ta sẽ bị phán xét trong ngày sau hết, dựa trên những điều đó? Chúa có xét đến những hiểu biết về đức tin Công giáo của chúng ta? Hay là Người sẽ xét đến những việc chúng ta đã làm?

Mục tiêu tâm linh của giáo dục luôn luôn cần được khắc ghi, và được xem như là nguyên tắc nền tảng trong khi thực hiện việc đào tạo người trẻ.

Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ