Ý nghĩa tiên trưng chỉ về bí tích Thánh Thể từ máng cỏ Giáng sinh

Máng cỏ, thứ máng ăn của súc vật, đã trở thành một biểu tượng tiên trưng rất rõ ràng về bí tích Thánh Thể. Một trong những biểu tượng thường thấy nhất liên quan đến việc hạ sinh của Hài Nhi Giêsu là cái máng cỏ. Thánh sử Luca mô tả Đức Trinh Nữ Maria “lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Máng cỏ, cái máng ăn của các loại súc vật, xem chừng là chỗ sạch sẽ nhất trong chuồng bò lừa, mà Đức Trinh Nữ Maria có thể đặt Hài Nhi Giêsu nằm vào. Các Kitô hữu sau này, khi suy niệm về hành động mang tính tượng trưng rõ ràng này, đã nhận ra có một mối liên hệ với bí tích Thánh Thể, nơi chính Đức Giêsu trở nên của ăn cho người phàm. Ý nghĩa tiên trưng chỉ về bí tích Thánh Thể của máng cỏ Giáng sinh
Ý nghĩa tiên trưng chỉ về bí tích Thánh Thể của máng cỏ Giáng sinh

Ý nghĩa tiên trưng chỉ về bí tích Thánh Thể của máng cỏ Giáng sinh
Đây là “Hang đá Giáng sinh” rất độc đáo năm nay, trong cuộc trưng bày háng đá Giáng sinh, mang tên “100 Presepi” (“100 máng cỏ”) do Toà thánh tổ chức hàng năm.

Máng cỏ, thứ máng ăn của súc vật, đã trở thành một biểu tượng tiên trưng rất rõ ràng về bí tích Thánh Thể.

Một trong những biểu tượng thường thấy nhất liên quan đến việc hạ sinh của Hài Nhi Giêsu là cái máng cỏ. Thánh sử Luca mô tả Đức Trinh Nữ Maria “lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7).

Máng cỏ, cái máng ăn của các loại súc vật, xem chừng là chỗ sạch sẽ nhất trong chuồng bò lừa, mà Đức Trinh Nữ Maria có thể đặt Hài Nhi Giêsu nằm vào. Các Kitô hữu sau này, khi suy niệm về hành động mang tính tượng trưng rõ ràng này, đã nhận ra có một mối liên hệ với bí tích Thánh Thể, là nơi chính Đức Giêsu trở nên của ăn cho người phàm.

Thánh Xi-ri-lô thành A-lếc-xan-đờ-ri-a, thế kỷ V, chú giải, “khung cảnh nơi Đức Kitô hạ sinh hướng chúng ta tới bí tích Thánh Thể. Do tội mà con người trở nên như những thú vật, Đức Kitô nằm xuống nơi máng ăn của thú vật, đã ban tặng họ, không phải là cỏ, nhưng là chính Thân Mình của Người như thần lương ban sự sống.”

Trước đó, thánh Gio-an Cờ-rít-xô-tôm, thế kỷ IV, thì khuyên cộng đoàn của người dâng Thánh lễ trong ngày Giáng sinh, nơi đó, khi họ đến gần bàn thờ thì cũng giống như họ đến gần với máng cỏ vậy.
Vì nếu chúng ta đến gần cùng với lòng tin, chúng ta sẽ thấy Người đang nằm đó nơi máng cỏ. Bàn tiệc thánh của Người sẽ trở nên nơi đặt máng dưỡng nuôi. Vì nơi đó Thân Mình của Đức Giêsu sẽ được bày tỏ ra, không được bọc bằng quần áo vải vóc như khi xưa, nhưng được bảo bọc trong Thần Khí của Người. Thánh Bede thế kỷ VII cũng nhận ra biểu trưng này.
Đấng ngự trên các tầng trời, tự thu mình lại để hiện diện nơi máng cỏ chật hẹp, thô ráp, để có thể trao ban cho chúng ta niềm vui thiên giới trong Vương Quốc của Người. Đấng là bánh các thiên thần giờ được đặt trong máng cỏ, thể có thể lấy chính Thịt Máu của Người mà nuôi dưỡng chúng ta, những sinh linh mang nơi mình sự thánh thiêng.
Bởi vậy, do tính biểu trưng rõ rệt của khung cảnh máng cỏ như thế, nên đại lễ Giáng sinh thường được mệnh danh là “bữa tiệc Thánh Thể”.

Khi bạn quỳ gối trước hang đá trong mùa Giáng sinh năm nay, hãy nhớ đến hồng ân Thánh Thể và hãy dọn lòng để đón rước Chúa Giêsu vào trong lòng mình nhé.

Tin liên quan:
✔️ Một gia đình đến từ Hoa Kỳ, đã đoạt giải Hang đá Đẹp nhất 2019 của Toà thánh
✔️ Bánh Thánh Thể được thâu hình lại, rỉ máu và bập bùng như một trái tim lửa bừng cháy
✔️ Phép lạ Thánh Thể Sokolka: Bánh Thánh Thể là mô tim của một người đang hấp hối
✔️ Toà thánh trưng bày các hang đá mừng Chúa Giáng sinh đủ kiểu, đủ loại từ khắp nơi trên thế giới


Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ