Từ tối qua, chỉ cần gõ vào công cụ tìm kiếm Google từ “sai lầm”, lập tức đưa ra gợi ý các chủ đề liên quan, trong đó “sai lầm của Bùi Tiến Dũng” là từ khóa hiện ra đầu tiên. Kế đến là sai lầm sơ đẳng của thủ môn Bùi Tiến Dũng... Bằng thuật toán của trí tuệ nhân tạo, có nghĩa đây là chủ đề đang được quan tâm nhiều nhất ở thời điểm hiện tại.
Có lẽ, thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức rằng “tuyển” thì không thể có những sai lầm "vớ vẩn".
Một nhà tâm lý giáo dục thừa nhận: trong giáo dục, kiểu tư duy “không thể sai sơ đẳng” được thể hiện khá rõ - thầy cô không chấp nhận học sinh ưu tú vấp phải lỗi sơ đẳng, cha mẹ không chấp nhận con mình chỉ đạt điểm 9 mà không phải là 10...
Người lớn liền buông lời chất vấn: sao con (em) ngu thế, dễ ợt vậy mà cũng làm sai... Những lời chê bai, dè bỉu đã làm tắt niềm tin vào bản thân. Để rồi, thay vì bình tĩnh sửa sai, các em buông xuôi, mặc cảm và chấp nhận thất bại.
Khoa học máy tính hôm nay sẽ phát triển thế nào nếu ngay từ ban đầu tất cả mọi người đều dè bỉu những con người nghĩ ra 1 + 1 = 10 là ngu dốt? Khoa học vũ trụ sẽ ra sao nếu chúng ta cứ cười cợt mỉa mai tư duy tổng 3 góc trong tam giác không hẳn là 180 độ?
Bạn phải tin rằng, đôi lúc những thất bại ngớ ngẩn cũng có thể trở thành động lực mạnh mẽ làm bùng nổ những điều tuyệt vời mà không ai có thể lường trước được, như cú lội ngược dòng tối qua của U22 Việt Nam. Vậy thì, dội nước lạnh để dập tắt hay làm bùng nổ nghị lực tiềm tàng của người khác, đó là sự lựa chọn thái độ ứng xử của chúng ta trước những thất bại.
Phần Lan - quốc gia có nền giáo dục phổ thông được cho là số một thế giới, từ trường học đến xã hội, có cái nhìn rất bao dung về những sai lầm và thất bại. Thậm chí họ còn khởi xướng một ngày gọi là "Ngày lễ Thất bại" (National Day of Failure) vào 15/8 hằng năm.
Ngạn ngữ xứ mình cũng có câu "thất bại là mẹ thành công" nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nhìn lại câu chuyện tối qua. Một biên tập viên đã pha trò về sai lầm này ngay phần bình luận cuối trận đấu. Anh ấy giả bộ điện thoại cho Đặng Văn Lâm (thủ môn đội tuyển Việt Nam): “A lô, Văn Lâm đấy ạ, nếu như không có việc gì thì Lâm có thể đặt vé đến Manila ngay lúc này được không, chúng tôi đang rất cần người".
Tôi cho rằng đó là lối ứng xử thô bạo, kiểu hề hước lấy cái sai của người khác để giễu một cách thiếu tế nhị, ít duyên và có lẽ biên tập viên Quốc Khánh cũng nên nhìn lại bản thân khi bỉ bai người khác, nhất là khi chính anh trở thành người bị bỉ bai hôm nay.
Người ngoài cuộc, không vai trò, không liên quan như chúng ta thì mặc sức dè bỉu. Còn người trong cuộc thì sao? Thành Chung sau khi ghi bàn gỡ hòa đã vội vàng chạy về ôm Tiến Dũng - người đồng đội vừa gây ra sai lầm - để động viên. Kết thúc trận đấu, Dũng cũng là người Chung ôm ăn mừng đầu tiên.
Người có “quyền sinh sát” với mọi cầu thủ đó là HLV Park Hang Seo thì thản nhiên trả lời khi nhận được câu hỏi về sai lầm của học trò mình: “Mọi sai lầm của cầu thủ trên sân đều là lỗi của ban huấn luyện”.
Họ cho chúng ta thấy được tinh thần đồng đội không sáo rỗng, tinh thần trách nhiệm, không đổ lỗi. Nếu có thất bại, tất cả mọi cầu thủ trên sân, kể cả ban huấn luyện đều có lỗi, không riêng Tiến Dũng.
Người làm bóng đá đã có thể thay đổi được tư duy. Thế thì vì sao các lĩnh vực khác, nhất là giáo dục vẫn chưa thể? Bao dung với những sai lầm và tôn trọng việc đứng lên từ những thất bại của người khác khó đến vậy sao?
Không ngoa khi nói ông Park là bậc thầy sư phạm. Thứ ông cho học trò mình không chỉ là sự đặt để đúng vị trí, khai thác đúng thế mạnh, bài học chiến thuật chuyên môn, mà còn có sự tự tin, thái độ lạc quan tích cực, ý chí không khuất phục và một trái tim ấm nóng.
“Sản phẩm” của nền giáo dục tốt luôn có kết quả đẹp. Rõ ràng, học trò vẫn vậy, vẫn là những lứa cầu thủ dưới tay của các đời HLV trước nhưng thầy Park đã thổi một làn gió mới. Không chỉ “chơi đẹp” với đối thủ, biết bảo vệ đồng đội mà còn rất đáng gờm trước mọi đối thủ.
Thử nghĩ, nếu như giáo dục cũng làm được như vậy thì biết đâu sẽ có rất nhiều những “chiến binh sao vàng” ở mọi lĩnh vực.
Tin liên quan:
✔️ Việt Nam, ngôi sao đang lên?
✔️ Trí tuệ: sáng tạo hay ăn cắp?
✔️ Kết quả của hai nền giáo dục
✔️ Tuổi trẻ Hong Kong, Việt Nam và vai trò của gia đình, xã hội
✔️ Hôm nay, cậu bé con một người bạn cũ của tôi tự sát...
✔️ Bán cả tương lai
✔️ Về vai trò của thầy cô trong xã hội hiện đại
Gia Tuệ (theo Phụ nữ)
Bài về chủ đề Vô cảm-Tàn nhẫn:
Có lẽ, thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức rằng “tuyển” thì không thể có những sai lầm "vớ vẩn".
Một nhà tâm lý giáo dục thừa nhận: trong giáo dục, kiểu tư duy “không thể sai sơ đẳng” được thể hiện khá rõ - thầy cô không chấp nhận học sinh ưu tú vấp phải lỗi sơ đẳng, cha mẹ không chấp nhận con mình chỉ đạt điểm 9 mà không phải là 10...
Người lớn liền buông lời chất vấn: sao con (em) ngu thế, dễ ợt vậy mà cũng làm sai... Những lời chê bai, dè bỉu đã làm tắt niềm tin vào bản thân. Để rồi, thay vì bình tĩnh sửa sai, các em buông xuôi, mặc cảm và chấp nhận thất bại.
Khoa học máy tính hôm nay sẽ phát triển thế nào nếu ngay từ ban đầu tất cả mọi người đều dè bỉu những con người nghĩ ra 1 + 1 = 10 là ngu dốt? Khoa học vũ trụ sẽ ra sao nếu chúng ta cứ cười cợt mỉa mai tư duy tổng 3 góc trong tam giác không hẳn là 180 độ?
Bạn phải tin rằng, đôi lúc những thất bại ngớ ngẩn cũng có thể trở thành động lực mạnh mẽ làm bùng nổ những điều tuyệt vời mà không ai có thể lường trước được, như cú lội ngược dòng tối qua của U22 Việt Nam. Vậy thì, dội nước lạnh để dập tắt hay làm bùng nổ nghị lực tiềm tàng của người khác, đó là sự lựa chọn thái độ ứng xử của chúng ta trước những thất bại.
➥ Hành động đùa giỡn kém duyên của biên tập viên Quốc Khánh nhận nhiều chỉ trích.
Phần Lan - quốc gia có nền giáo dục phổ thông được cho là số một thế giới, từ trường học đến xã hội, có cái nhìn rất bao dung về những sai lầm và thất bại. Thậm chí họ còn khởi xướng một ngày gọi là "Ngày lễ Thất bại" (National Day of Failure) vào 15/8 hằng năm.
Ngạn ngữ xứ mình cũng có câu "thất bại là mẹ thành công" nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nhìn lại câu chuyện tối qua. Một biên tập viên đã pha trò về sai lầm này ngay phần bình luận cuối trận đấu. Anh ấy giả bộ điện thoại cho Đặng Văn Lâm (thủ môn đội tuyển Việt Nam): “A lô, Văn Lâm đấy ạ, nếu như không có việc gì thì Lâm có thể đặt vé đến Manila ngay lúc này được không, chúng tôi đang rất cần người".
Tôi cho rằng đó là lối ứng xử thô bạo, kiểu hề hước lấy cái sai của người khác để giễu một cách thiếu tế nhị, ít duyên và có lẽ biên tập viên Quốc Khánh cũng nên nhìn lại bản thân khi bỉ bai người khác, nhất là khi chính anh trở thành người bị bỉ bai hôm nay.
Người ngoài cuộc, không vai trò, không liên quan như chúng ta thì mặc sức dè bỉu. Còn người trong cuộc thì sao? Thành Chung sau khi ghi bàn gỡ hòa đã vội vàng chạy về ôm Tiến Dũng - người đồng đội vừa gây ra sai lầm - để động viên. Kết thúc trận đấu, Dũng cũng là người Chung ôm ăn mừng đầu tiên.
Người có “quyền sinh sát” với mọi cầu thủ đó là HLV Park Hang Seo thì thản nhiên trả lời khi nhận được câu hỏi về sai lầm của học trò mình: “Mọi sai lầm của cầu thủ trên sân đều là lỗi của ban huấn luyện”.
Họ cho chúng ta thấy được tinh thần đồng đội không sáo rỗng, tinh thần trách nhiệm, không đổ lỗi. Nếu có thất bại, tất cả mọi cầu thủ trên sân, kể cả ban huấn luyện đều có lỗi, không riêng Tiến Dũng.
➥ Những "sản phẩm" giáo dục tốt luôn biết hành động đẹp.
Người làm bóng đá đã có thể thay đổi được tư duy. Thế thì vì sao các lĩnh vực khác, nhất là giáo dục vẫn chưa thể? Bao dung với những sai lầm và tôn trọng việc đứng lên từ những thất bại của người khác khó đến vậy sao?
Không ngoa khi nói ông Park là bậc thầy sư phạm. Thứ ông cho học trò mình không chỉ là sự đặt để đúng vị trí, khai thác đúng thế mạnh, bài học chiến thuật chuyên môn, mà còn có sự tự tin, thái độ lạc quan tích cực, ý chí không khuất phục và một trái tim ấm nóng.
“Sản phẩm” của nền giáo dục tốt luôn có kết quả đẹp. Rõ ràng, học trò vẫn vậy, vẫn là những lứa cầu thủ dưới tay của các đời HLV trước nhưng thầy Park đã thổi một làn gió mới. Không chỉ “chơi đẹp” với đối thủ, biết bảo vệ đồng đội mà còn rất đáng gờm trước mọi đối thủ.
Thử nghĩ, nếu như giáo dục cũng làm được như vậy thì biết đâu sẽ có rất nhiều những “chiến binh sao vàng” ở mọi lĩnh vực.
Tin liên quan:
✔️ Việt Nam, ngôi sao đang lên?
✔️ Trí tuệ: sáng tạo hay ăn cắp?
✔️ Kết quả của hai nền giáo dục
✔️ Tuổi trẻ Hong Kong, Việt Nam và vai trò của gia đình, xã hội
✔️ Hôm nay, cậu bé con một người bạn cũ của tôi tự sát...
✔️ Bán cả tương lai
✔️ Về vai trò của thầy cô trong xã hội hiện đại
Gia Tuệ (theo Phụ nữ)
Bài về chủ đề Vô cảm-Tàn nhẫn: