Là bài thơ của nhà thơ Nga Evgenhi Vinokurov. Tôi đặc biết ấn tượng với hai câu thơ trong bài này: “Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ. Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu!”
Thực sự không biết sẽ “khó biết bao nhiêu” nếu lựa chọn làm người. Vì ai cũng có một “thế hệ chúng tôi” để trải qua...
Song một mẫu số chung nào đó về việc chọn “làm người” mang tính thời sự nhất hiện nay mà tôi quan tâm đó là cách những người HongKong bày tỏ quyền làm người của mình.
Những bức ảnh trong bài viết này nói về cách những người chọn quyền làm người là mục đích sống. Phải yêu sâu sắc và dữ dội, lại còn cùng chí hướng và niềm tin. Họ mới có thể bên cạnh nhau trong sự lựa chọn của mình.
Nếu những đôi lứa Hong Kong ấy thành chồng, thành vợ của nhau và sống đời sống dân chủ mà họ đấu tranh không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai. Thì tin rằng những đứa con sinh ra có thể tự hào vì mẹ cha đã dành quãng đẹp nhất của đời người để phụng sự cho “sự nghiệp giải phóng con người”.
❤️❤️❤️ “Cái quý nhất trên đời là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình. Để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”
Chẳng phải Phan Long đã viết trong bài Mẹ rằng “Chiếc ba lô gió sương đã gói gia tài. Camha tặng mẹ chỉ thế thôi.” Trời ơi, cái “thế thôi” ấy hy sinh lớn đến dường nào? “Cả cuộc đời cha đi bộ đội. Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương. Và những vết thương trên ngực cha cứ trở gió lại đau nhức nhối.”
Có mấy người đã đi qua tranh đấu để còn sống mà cảm nhận sự vĩ đại của “món quà” ấy?
Có rất nhiều người lính thắng/thua cuộc chiến “nồi da xáo thịt” vì quyền làm người mà mỗi bên tự nghĩ rằng con đường mình đi là đúng? Và có bao nhiêu người như vậy cùng kẻ hậu nhân hôm nay nghĩ thật lâu, thật sâu về việc “chỉ có làm người khó biết bao nhiêu?”
Dựng tượng, in vô số chân dung, ngợi ca xu phụ thứ quyền lực nhất thời hay tự ngợi ca bản thân bằng thứ quyền lực nhất thời; có khác nào “làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ”?
Nhìn nụ hôn ấy đi! Nhìn cái ôm ấy đi! Thật khó biết bao nhiêu để được làm người!
Và họ đã chọn điều khó khăn vĩ đại ấy! ❤️❤️❤️
Còn “thế hệ chúng tôi”, thì sao?
Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng:
Thực sự không biết sẽ “khó biết bao nhiêu” nếu lựa chọn làm người. Vì ai cũng có một “thế hệ chúng tôi” để trải qua...
Song một mẫu số chung nào đó về việc chọn “làm người” mang tính thời sự nhất hiện nay mà tôi quan tâm đó là cách những người HongKong bày tỏ quyền làm người của mình.
Những bức ảnh trong bài viết này nói về cách những người chọn quyền làm người là mục đích sống. Phải yêu sâu sắc và dữ dội, lại còn cùng chí hướng và niềm tin. Họ mới có thể bên cạnh nhau trong sự lựa chọn của mình.
Nếu những đôi lứa Hong Kong ấy thành chồng, thành vợ của nhau và sống đời sống dân chủ mà họ đấu tranh không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai. Thì tin rằng những đứa con sinh ra có thể tự hào vì mẹ cha đã dành quãng đẹp nhất của đời người để phụng sự cho “sự nghiệp giải phóng con người”.
➥ Một hình ảnh Hong Kong. Quá đẹp có lẽ chưa lột tả được nó. Một “nụ hôn làm người” giữa lửa cháy thời đại.
Chẳng phải Phan Long đã viết trong bài Mẹ rằng “Chiếc ba lô gió sương đã gói gia tài. Camha tặng mẹ chỉ thế thôi.” Trời ơi, cái “thế thôi” ấy hy sinh lớn đến dường nào? “Cả cuộc đời cha đi bộ đội. Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương. Và những vết thương trên ngực cha cứ trở gió lại đau nhức nhối.”
Có mấy người đã đi qua tranh đấu để còn sống mà cảm nhận sự vĩ đại của “món quà” ấy?
Có rất nhiều người lính thắng/thua cuộc chiến “nồi da xáo thịt” vì quyền làm người mà mỗi bên tự nghĩ rằng con đường mình đi là đúng? Và có bao nhiêu người như vậy cùng kẻ hậu nhân hôm nay nghĩ thật lâu, thật sâu về việc “chỉ có làm người khó biết bao nhiêu?”
Dựng tượng, in vô số chân dung, ngợi ca xu phụ thứ quyền lực nhất thời hay tự ngợi ca bản thân bằng thứ quyền lực nhất thời; có khác nào “làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ”?
Nhìn nụ hôn ấy đi! Nhìn cái ôm ấy đi! Thật khó biết bao nhiêu để được làm người!
Và họ đã chọn điều khó khăn vĩ đại ấy! ❤️❤️❤️
Còn “thế hệ chúng tôi”, thì sao?
Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng: