🔥 Cảnh báo cách đây hơn 100 năm, rốt cuộc, không hề bỏ đi mà càng ngày càng lậm!
🔥 Ngụy biện "tín ngưỡng dân gian", di hại gì trong văn hóa Việt Nam?
Trong một bài báo cách đây một thế kỷ, vào tháng 5/1907, Nguyễn Văn Vĩnh phê phán: “Lãng phí tiền của để mua ngựa giấy, hình nhân, đốt cho hồn ma, thần thánh thì thật đáng trách!”. Vì sao?
Cụ Vĩnh phân tích rất thẳng thắn: “Ma đói, ma khát thực là bịa đặt. Sự đói khát thuộc về nhu cầu của chúng sinh ở trần gian. Ra ngoài xác thịt thì không còn đâu những điều hèn hạ ấy. Nếu hồn ma còn đói còn khát, sao gọi là linh thiêng? Nếu có tài làm được điều lành điều dữ cho người ta thì việc chi lại cần đến cúng kiếng miếng ăn?
Trong khi trên dương trần có những người không có áo mà mặc, lại đi làm áo giấy để cúng các quan mà cũng chẳng biết các quan nào! Ở trần gian, có những quan đòi ăn của đút thì mới bênh vực. Chớ ở trên trời nếu cũng thế, cũng đòi phải lễ lạc thì hóa ra ông trời cũng tạo điều bất lương ư?”.
Cụ Vĩnh kết luận: “Xưa nay nước mình hay cúng vái đều hiểu nhầm điều này. Thờ ông thần nghĩa là phải lưu cái danh ông ấy lại, chứ không phải triệu hồn ông ấy về, ăn miếng thịt quay, uống ba chén rượu, rồi khấn ông ấy điều gì cũng được đâu! Làm như thế là đùa thánh thần. Thánh thần há đâu hễ ai cúng cho ăn thì tha?”.
Ngay từ đầu thế kỷ 20, tục lệ cúng kiếng vàng mã - được biện bạch là “tín ngưỡng dân gian truyền thống” - đã được một bậc thức giả như cụ Nguyễn Văn Vĩnh gióng tiếng phê phán rất sắc sảo. Vậy mà... đã hơn 100 năm trôi qua, ở Việt Nam chúng ta, tục lệ dị đoan này vẫn không chấm dứt mà trái lại, càng ngày càng tràn lan khắp nơi!
Thoạt nhìn tục lệ dị đoan này ngỡ như vô hại (bất quá chỉ làm... ô nhiễm môi trường vì hương khói sặc sụa mà thôi). Nhưng thực ra gây di hại trầm kha:
Thứ nhất, duy trì trong tiềm thức lẫn vô thức của nhiều tầng lớp dân chúng về thói quen mua chuộc, hối lộ (mà cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã phân tích).
Thứ hai, duy trì tư tưởng lạc hậu khi nhất nhất mọi việc đều qui vào “số phận”, chấp nhận thụ động mà xem nhẹ ý chí tự do của con người.
Nguyễn Chương
Bài về chủ đề Vấn đề-Tệ nạn:
🔥 Ngụy biện "tín ngưỡng dân gian", di hại gì trong văn hóa Việt Nam?
Trong một bài báo cách đây một thế kỷ, vào tháng 5/1907, Nguyễn Văn Vĩnh phê phán: “Lãng phí tiền của để mua ngựa giấy, hình nhân, đốt cho hồn ma, thần thánh thì thật đáng trách!”. Vì sao?
Cụ Vĩnh phân tích rất thẳng thắn: “Ma đói, ma khát thực là bịa đặt. Sự đói khát thuộc về nhu cầu của chúng sinh ở trần gian. Ra ngoài xác thịt thì không còn đâu những điều hèn hạ ấy. Nếu hồn ma còn đói còn khát, sao gọi là linh thiêng? Nếu có tài làm được điều lành điều dữ cho người ta thì việc chi lại cần đến cúng kiếng miếng ăn?
Trong khi trên dương trần có những người không có áo mà mặc, lại đi làm áo giấy để cúng các quan mà cũng chẳng biết các quan nào! Ở trần gian, có những quan đòi ăn của đút thì mới bênh vực. Chớ ở trên trời nếu cũng thế, cũng đòi phải lễ lạc thì hóa ra ông trời cũng tạo điều bất lương ư?”.
Cụ Vĩnh kết luận: “Xưa nay nước mình hay cúng vái đều hiểu nhầm điều này. Thờ ông thần nghĩa là phải lưu cái danh ông ấy lại, chứ không phải triệu hồn ông ấy về, ăn miếng thịt quay, uống ba chén rượu, rồi khấn ông ấy điều gì cũng được đâu! Làm như thế là đùa thánh thần. Thánh thần há đâu hễ ai cúng cho ăn thì tha?”.
Ngay từ đầu thế kỷ 20, tục lệ cúng kiếng vàng mã - được biện bạch là “tín ngưỡng dân gian truyền thống” - đã được một bậc thức giả như cụ Nguyễn Văn Vĩnh gióng tiếng phê phán rất sắc sảo. Vậy mà... đã hơn 100 năm trôi qua, ở Việt Nam chúng ta, tục lệ dị đoan này vẫn không chấm dứt mà trái lại, càng ngày càng tràn lan khắp nơi!
Thoạt nhìn tục lệ dị đoan này ngỡ như vô hại (bất quá chỉ làm... ô nhiễm môi trường vì hương khói sặc sụa mà thôi). Nhưng thực ra gây di hại trầm kha:
Thứ nhất, duy trì trong tiềm thức lẫn vô thức của nhiều tầng lớp dân chúng về thói quen mua chuộc, hối lộ (mà cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã phân tích).
Thứ hai, duy trì tư tưởng lạc hậu khi nhất nhất mọi việc đều qui vào “số phận”, chấp nhận thụ động mà xem nhẹ ý chí tự do của con người.
Nguyễn Chương
Bài về chủ đề Vấn đề-Tệ nạn: