Tại sao cầu nguyện cho người đã khuất, hay tại sao người Công giáo tin có luyện ngục?

Tại sao chúng ta cầu nguyện cho người thân đã khuất, hay tại sao người Công giáo tin có luyện ngục? Trả lời: Bởi vì có luyện ngục theo Kinh Thánh và lịch sử. Hội Thánh Đức Kitô thành lập theo Mát-thêu 16,18 giảng dạy có luyện ngục và Kinh Thánh dạy rằng Giáo hội (cộng đoàn các người tin) là Cột trụ của Chân lý (1 Tm 3,15). Người Do Thái, Công giáo và Chính thống giáo Đông phương suốt dòng lịch sử luôn tuyên xưng thực tại thanh luyện cuối cùng. Với tư cách người Công giáo, chúng ta tin có luyện ngục. Vì thế chúng ta cầu nguyện cho những người đã chết. Tại sao chúng ta cầu nguyện cho người thân đã khuất, hay tại sao người Công giáo tin có luyện ngục?
Tại sao chúng ta cầu nguyện cho người thân đã khuất, hay tại sao người Công giáo tin có luyện ngục?

Trả lời: Bởi vì có luyện ngục theo Kinh Thánh và lịch sử. Hội Thánh Đức Kitô thành lập theo Mát-thêu 16,18 giảng dạy có luyện ngục và Kinh Thánh dạy rằng Giáo hội (cộng đoàn các người tin) là Cột trụ của Chân lý (1 Tm 3,15).

Người Do Thái, Công giáo và Chính thống giáo Đông phương suốt dòng lịch sử luôn tuyên xưng thực tại thanh luyện cuối cùng.

Với tư cách người Công giáo, chúng ta tin có luyện ngục. Vì thế chúng ta cầu nguyện cho những người đã chết.


Về điều này sách Giáo lý dạy:

“Những người chết trong ân sủng và tình thân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào hưởng niềm vui thiên đàng. Hội Thánh gọi sự thanh luyện cuối cùng này của những người được chọn là luyện ngục, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt” (GLHTCG 1030-1031).

Khái niệm thanh luyện sau khi chết khỏi tội lỗi và hậu quả của tội lỗi cũng được nêu trong Tân Ước trong các đoạn như 1 Côrintô 3,11-15:

Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô. Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng. Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.

Mátthêu 5,25–26: 

“Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”

Mátthêu 12,31-32:

“Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.”

Ta đọc trong 2 Macabê 12,43-46:

“Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi”.

Nhiều anh chị em không Công giáo không có quyển sách này trong Kinh Thánh của họ, bởi vì Martin Luther đã loại bỏ cuốn sách này những năm 1500. Đức Kitô và các Tông đồ đã sử dụng bản Kinh thánh Bảy mươi, Kinh Thánh Cựu Ước Hy Lạp Cổ. Đức Kitô và các Tông đồ đã trao bản Bảy mươi cho các Kitô hữu đầu tiên trong có sách Macabê. Câu hỏi liên quan đến quyển sách này, bạn theo ai? Đức Kitô người đã sử dụng quyển sách này hoặc Luther người đã loại bỏ nó? Người Công giáo thì theo Đức Kitô.

Trong Tân Ước, 2 Timôthê 1,16-18 đọc như sau: “Xin Chúa tỏ lòng thương xót gia đình anh Ônêxiphôrô, vì đã nhiều lần anh làm cho tôi lên tinh thần, và đã không hổ thẹn vì tôi phải mang xiềng xích; trái lại, vừa đến Rô-ma, anh vội vã đi tìm và đã thấy tôi. Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót, trong ngày đó!”

Thánh Phaolô nói đến Ônêxiphôrô chỉ trong thì quá khứ và nhiều học giả tin rằng anh ta đã qua đời. Nếu đúng vậy thì đây hẳn là một hình thức cầu nguyện cho người chết, Thánh Phaolô xin Chúa chúng ta ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót trong ngày đó.

Các Giáo phụ Tiên khởi (Các Kitô hữu Đầu tiên):

Thánh Augustinô – “Nhưng bằng những lời cầu nguyện của Hội Thánh thánh thiện, và bằng hy tế cứu độ, và bằng sự bố thí được ban cho vì linh hồn của họ, không còn nghi ngờ gì nữa là người chết được trợ giúp, rằng Chúa có thể thương xót họ nhiều hơn so với tội lỗi mà họ đáng chịu. Toàn thể Giáo hội thực hành tập quán này do các Giáo Phụ truyền lại: Hội Thánh cầu nguyện cho những người đã chết trong sự hiệp thông Mình và Máu Chúa Kitô, khi họ được tưởng niệm tại nơi của họ trong chính hy tế; và hy tế cũng được dâng để tưởng nhớ họ, thay mặt họ. Vậy thì, nếu các công việc của lòng thương xót được cử hành cho các người đang được nhớ đến, ai sẽ ngần ngại bầu cử họ, các lời cầu nguyện cho họ cùng Thiên Chúa không được dâng lên vô ích sao? Không có gì phải nghi ngờ rằng những lời cầu nguyện như vậy là cho phần ích của người chết; nhưng những người trong họ đã sống trước khi chết theo cách khiến những việc này có thể hữu ích cho họ sau khi chết”. (Các bài giảng 172:2)

Origen: “Khi Gioan đứng gần sông Giođan trong số những người đến chịu phép rửa tội, đón nhận những người xưng thú các tật xấu và tội lỗi của họ và từ chối những người còn lại... thì Đức Giêsu Kitô sẽ cũng đứng trong một dòng sông lửa bên cạnh một thanh kiếm rực lửa và rửa tội cho tất cả những người lên Thiên đàng sau khi họ chết, nhưng thiếu sự thanh luyện ... Nhưng những người không mang dấu ấn Bí tích Rửa tội đầu tiên sẽ không được rửa tội trong lửa. Trước tiên, người ta phải được rửa tội trong nước và Thánh Thần để cho khi chạm đến dòng sông lửa, dấu vết của bồn nước và Thần Khí sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy người ta xứng đáng được nhận Bí tích Rửa tội trong Đức Giêsu Kitô”. (Origen, Chú giải về Tin Mừng theo thánh Lu-ca, Bài giảng 24, năm 253).

Tertullian: “Nơi này, Lòng của Áp-ra-ham, mặc dù không ở trên Thiên đàng, nhưng ở bên trên địa ngục, mang đến cho linh hồn những người công chính sự an ủi tạm cho đến khi sự kết thúc mọi thứ mang lại sự phục sinh chung và phần thưởng cuối cùng”. (Tertullian, Chống lại Marcion, 4:34, năm 220)

“Chúng tôi cung cấp các hy tế cho người chết vào ngày kỷ niệm sinh nhật của họ [ngày mất–sinh vào sự sống đời đời]). (The Crown 3:3 [năm 211]).

“Một người phụ nữ, sau cái chết của chồng. . . cầu nguyện cho linh hồn của anh ấy và xin cho anh, trong thời gian chờ đợi, được tìm thấy sự nghỉ yên; và rằng anh có thể thông phần sự phục sinh đầu tiên. Và mỗi năm, vào ngày giỗ của anh, cô lại dâng hiến tế” (Monogamy 10: 1 1-2 [năm 216]).

Gioan Kim Khẩu:

Ta hãy giúp đỡ và tưởng niệm họ. Nếu con trai của Gióp được thanh tẩy bằng sự hy sinh của cha chúng (Gióp l, 5), tại sao ta lại nghi ngờ rằng những lễ vật của ta dành cho người chết không mang lại cho họ sự an ủi? Chúng ta đừng ngần ngại giúp đỡ những người đã chết và dâng những lời cầu nguyện của ta cho họ (Các bài giảng về Thư 1 Côrintô 41: 5 [năm 392]).

Có rất nhiều lời trích dẫn của các Giáo Phụ tiên khởi về lời cầu nguyện cho người chết.

Vậy bạn thấy có nên cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời không nhỉ?

Chuyển ngữ: Phú Thịnh (Nhóm Phiên dịch Mai Khôi)
https://www.christiancatholicmedia.com
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ