Có ba việc làm tôi suy nghĩ rất nhiều trong năm qua. Suy nghĩ đó có thể đúng có thể sai, tuỳ góc nhìn của mỗi người. Nếu có doanh nhân nào đó đọc những dòng này và trăn trở, thì tôi có thêm một người bạn.
◪ Chuyện anh Dương cứu anh Đức
Tôi may mắn có chơi chung với cả hai doanh nhân lớn này, và rất quý họ, tất nhiên là ở những khía cạnh khác nhau. Khi anh Trần Bá Dương hỏi ý kiến về chuyện cứu anh Đoàn Nguyên Đức, bởi tôi cũng làm nông nghiệp, tôi cản.
Cản đương nhiên không phải là vì muốn anh Đức gặp khó hơn, hay cho rằng anh Dương không cứu được, mà vì chuyện làm nông nghiệp quy mô lớn là vô cùng khó khăn. Anh Dương đã kín lịch với quá nhiều việc lớn có thể còn lớn hơn nữa. Tôi cản vì không muốn ảnh thêm vất vả.
Tôi không phải là người duy nhất cản anh Dương. Và chắc chính anh Dương cũng đã thấy làm nông nghiệp quy mô lớn khó ra sao. Mọi người bàn nhiều về con số 1 tỉ USD anh Dương đã bỏ ra. Tôi lại thấy sự lao tâm dấn thân của anh Dương vào việc cứu cho được anh Đức mới là việc đáng nói hơn. Đầu tư vào nông nghiệp, dù thành công, sẽ không đem lại cho anh Dương nhiều tiền như các việc khác của anh. Chi phí cơ hội và cả chi phí “khấu hao sức khoẻ” đều rất lớn. Anh Dương làm vì “phải cứu người tốt” và vì “đã hứa thì phải làm đến nơi đến chốn”.
Anh Dương không cứu anh Đức để làm anh hùng hay để dựng “thương hiệu trăm năm”. Anh Dương làm vì thấy chuyện đó phải làm. Không sách vở nào dạy doanh nhân đầu tư như vậy. Tôi cầu mong cho sự thành công của một câu chuyện tuyệt đẹp về tình người quá hiếm hoi như vậy. Chuyện này đáng trở thành một điển cứu của việc ứng xử vượt ngoài khuôn khổ của mọi nguyên tắc kinh doanh.
◪ Chuyện tỉ phú Joe Lewis
Việc tỉ phú người Anh Joe Lewis đưa siêu du thuyền Aviva của ông thăm suốt chiều dài bờ biển Việt Nam đã được rất nhiều báo trong nước tường thuật. Việc ông sở hữu đến khoảng 1% tổng quỹ đất của nước Úc (khoảng 7 triệu ha) cũng được nhiều người biết. Ông sở hữu đội bóng Tottenham Hotspur hay nhiều tranh quý của Picasso cũng là việc bình thường.
Công trình tâm huyết để đời của Joe lại ít người ngoài Hoa Kỳ biết. Từ năm 1996 ông đã kỳ công mua gom đất để sở hữu một vùng liên tục rộng khoảng 4.400 ha bên bờ hồ Nona ở Orlando, Florida, Hoa Kỳ, và biến cả vùng đất này thành một đô thị tuyệt đẹp vì con người, trong đó có toàn bộ trung tâm đào tạo và văn phòng chính mới của USTA (Hiệp hội Quần vợt Hoa Kỳ) với 100 sân, trung tâm đào tạo 1000 nhân viên/tuần của KPMG, thành phố y khoa và thành phố thông minh với xe điện tự vận hành.
Có tự mắt nhìn thấy những công trình này mới thấy sự vĩ đại mà một cá nhân có thể tạo ra. Joe đã 82 tuổi và đang chuẩn bị làm tiếp một thành phố khác rộng khoảng 9.600 ha gần đó. Phải thật quyết liệt và bền chí, phải nghĩ thật xa cho tương lai, và phải chịu đựng áp lực giỏi như thế nào thì mới làm được những chuyện “trăm năm” như vậy.
◪ Chuyện khả năng sẽ có một lớp người vô dụng
Từ “vô dụng – useless” này là của nhà sử học Yuval Harari người Israel, một trí tuệ vượt bậc. Đọc ba quyển sách ông viết (Lược sử loài người, Lược sử tương lai, và 21 bài học cho thế kỷ 21), và nghe ông nói, thì khó mà nghi ngờ kết luận của ông rằng nhân loại sẽ sớm đối diện với một lớp người vô dụng, bởi tác động kép của những tiến bộ mới nhất trong công nghệ tin học (infotech) và công nghệ sinh học (biotech) sẽ biến đổi hoàn toàn thế giới mà chúng ta đã từng hay đang biết.
Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới tương lai đó? Chúng ta phải làm gì để một phần lớn dân số không trở thành vô dụng? Doanh nhân Việt Nam tham gia vào quá trình phát triển này của thế giới ra sao? Những câu hỏi quá khó cho bất kỳ người Việt Nam nào.
Mỗi năm dù khó khăn cỡ nào tôi vẫn cố gắng dành cho mình một vài tuần tách khỏi công việc để đi ra ngoài lắng nghe những tư tưởng mới nhất, những thành tựu hay ho nhất, cũng như những điển hình doanh nghiệp xuất sắc nhất.
Tôi đi học như vậy đã được đúng 30 năm, và càng lúc càng nhận thấy rằng cái mà “mình không biết là mình không biết” lớn hơn rất rất nhiều so với cái “mình biết” và cái “mình biết là mình không biết”. Có thể là từ nhận thức như vậy mà tôi luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người thân, nhân viên, bạn bè... học tập liên tục.
Nhận thức như vậy cũng giúp tôi hiểu sự nhỏ bé của mình trước thế giới và sự yêu thương chân thành với những người Việt cùng làm việc với tôi. Chúng ta yếu về mọi mặt. Không học để hiểu và áp dụng được những giá trị tốt đẹp phổ quát đã được nhân loại chứng minh và để theo kịp thiên hạ thì mãi mãi chúng ta thua kém. Không thương yêu nhau để cùng tạo động lực cho nhau tích cực làm việc thì chúng ta vô tình tiếp tay cho người khác ngày càng mạnh hơn chúng ta.
Muốn tính chuyện “ trăm năm”, e rằng việc đầu tiên là từng người trong chúng ta đều phải thấy cái nhục thua người ngoài, để sửa mình.
Mai Hữu Tín - Chủ tịch Tập đoàn U&I (theo theLEADER.vn).
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng:
◪ Chuyện anh Dương cứu anh Đức
Tôi may mắn có chơi chung với cả hai doanh nhân lớn này, và rất quý họ, tất nhiên là ở những khía cạnh khác nhau. Khi anh Trần Bá Dương hỏi ý kiến về chuyện cứu anh Đoàn Nguyên Đức, bởi tôi cũng làm nông nghiệp, tôi cản.
Cản đương nhiên không phải là vì muốn anh Đức gặp khó hơn, hay cho rằng anh Dương không cứu được, mà vì chuyện làm nông nghiệp quy mô lớn là vô cùng khó khăn. Anh Dương đã kín lịch với quá nhiều việc lớn có thể còn lớn hơn nữa. Tôi cản vì không muốn ảnh thêm vất vả.
➥ Ông Trần Bá Dương (mặc vest đen) và ông Đoàn Nguyên Đức
Tôi không phải là người duy nhất cản anh Dương. Và chắc chính anh Dương cũng đã thấy làm nông nghiệp quy mô lớn khó ra sao. Mọi người bàn nhiều về con số 1 tỉ USD anh Dương đã bỏ ra. Tôi lại thấy sự lao tâm dấn thân của anh Dương vào việc cứu cho được anh Đức mới là việc đáng nói hơn. Đầu tư vào nông nghiệp, dù thành công, sẽ không đem lại cho anh Dương nhiều tiền như các việc khác của anh. Chi phí cơ hội và cả chi phí “khấu hao sức khoẻ” đều rất lớn. Anh Dương làm vì “phải cứu người tốt” và vì “đã hứa thì phải làm đến nơi đến chốn”.
Anh Dương không cứu anh Đức để làm anh hùng hay để dựng “thương hiệu trăm năm”. Anh Dương làm vì thấy chuyện đó phải làm. Không sách vở nào dạy doanh nhân đầu tư như vậy. Tôi cầu mong cho sự thành công của một câu chuyện tuyệt đẹp về tình người quá hiếm hoi như vậy. Chuyện này đáng trở thành một điển cứu của việc ứng xử vượt ngoài khuôn khổ của mọi nguyên tắc kinh doanh.
◪ Chuyện tỉ phú Joe Lewis
Việc tỉ phú người Anh Joe Lewis đưa siêu du thuyền Aviva của ông thăm suốt chiều dài bờ biển Việt Nam đã được rất nhiều báo trong nước tường thuật. Việc ông sở hữu đến khoảng 1% tổng quỹ đất của nước Úc (khoảng 7 triệu ha) cũng được nhiều người biết. Ông sở hữu đội bóng Tottenham Hotspur hay nhiều tranh quý của Picasso cũng là việc bình thường.
Công trình tâm huyết để đời của Joe lại ít người ngoài Hoa Kỳ biết. Từ năm 1996 ông đã kỳ công mua gom đất để sở hữu một vùng liên tục rộng khoảng 4.400 ha bên bờ hồ Nona ở Orlando, Florida, Hoa Kỳ, và biến cả vùng đất này thành một đô thị tuyệt đẹp vì con người, trong đó có toàn bộ trung tâm đào tạo và văn phòng chính mới của USTA (Hiệp hội Quần vợt Hoa Kỳ) với 100 sân, trung tâm đào tạo 1000 nhân viên/tuần của KPMG, thành phố y khoa và thành phố thông minh với xe điện tự vận hành.
Có tự mắt nhìn thấy những công trình này mới thấy sự vĩ đại mà một cá nhân có thể tạo ra. Joe đã 82 tuổi và đang chuẩn bị làm tiếp một thành phố khác rộng khoảng 9.600 ha gần đó. Phải thật quyết liệt và bền chí, phải nghĩ thật xa cho tương lai, và phải chịu đựng áp lực giỏi như thế nào thì mới làm được những chuyện “trăm năm” như vậy.
◪ Chuyện khả năng sẽ có một lớp người vô dụng
Từ “vô dụng – useless” này là của nhà sử học Yuval Harari người Israel, một trí tuệ vượt bậc. Đọc ba quyển sách ông viết (Lược sử loài người, Lược sử tương lai, và 21 bài học cho thế kỷ 21), và nghe ông nói, thì khó mà nghi ngờ kết luận của ông rằng nhân loại sẽ sớm đối diện với một lớp người vô dụng, bởi tác động kép của những tiến bộ mới nhất trong công nghệ tin học (infotech) và công nghệ sinh học (biotech) sẽ biến đổi hoàn toàn thế giới mà chúng ta đã từng hay đang biết.
Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới tương lai đó? Chúng ta phải làm gì để một phần lớn dân số không trở thành vô dụng? Doanh nhân Việt Nam tham gia vào quá trình phát triển này của thế giới ra sao? Những câu hỏi quá khó cho bất kỳ người Việt Nam nào.
➥ Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Tập đoàn U&I
Mỗi năm dù khó khăn cỡ nào tôi vẫn cố gắng dành cho mình một vài tuần tách khỏi công việc để đi ra ngoài lắng nghe những tư tưởng mới nhất, những thành tựu hay ho nhất, cũng như những điển hình doanh nghiệp xuất sắc nhất.
Tôi đi học như vậy đã được đúng 30 năm, và càng lúc càng nhận thấy rằng cái mà “mình không biết là mình không biết” lớn hơn rất rất nhiều so với cái “mình biết” và cái “mình biết là mình không biết”. Có thể là từ nhận thức như vậy mà tôi luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người thân, nhân viên, bạn bè... học tập liên tục.
Nhận thức như vậy cũng giúp tôi hiểu sự nhỏ bé của mình trước thế giới và sự yêu thương chân thành với những người Việt cùng làm việc với tôi. Chúng ta yếu về mọi mặt. Không học để hiểu và áp dụng được những giá trị tốt đẹp phổ quát đã được nhân loại chứng minh và để theo kịp thiên hạ thì mãi mãi chúng ta thua kém. Không thương yêu nhau để cùng tạo động lực cho nhau tích cực làm việc thì chúng ta vô tình tiếp tay cho người khác ngày càng mạnh hơn chúng ta.
Muốn tính chuyện “ trăm năm”, e rằng việc đầu tiên là từng người trong chúng ta đều phải thấy cái nhục thua người ngoài, để sửa mình.
Mai Hữu Tín - Chủ tịch Tập đoàn U&I (theo theLEADER.vn).
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng: