Nghĩ về xâm lược

Người dân có nhiều loại dưới chế độ độc tài. Im lặng chịu nhục, xu phụ cầu an, sợ hãi bỏ trốn, tha hoá thành tay sai,... Và đấu tranh! Nhìn Tây Tạng, Tân Cương và Hong Kong lần lượt qua 3 bức ảnh sẽ thấy sự kiên định và hiểu đúng con đường đi đến tự do thể hiện trên từng nét mặt. Và tôi thấy “ánh sáng” ở Hong Kong! Dù vùng đất tưởng nhỏ bé với 7 triệu người ấy có thể tràn ngập bọn ác với chỉ một phần lẻ dân số Trung Quốc - 1,3 tỉ người. Source: fb.com/quocan.mai/posts/10214561230697012 Nghĩ về xâm lược
Người dân có nhiều loại dưới chế độ độc tài. Im lặng chịu nhục, xu phụ cầu an, sợ hãi bỏ trốn, tha hoá thành tay sai,... Và đấu tranh!

Nghĩ về xâm lược

Nghĩ về xâm lược

Nghĩ về xâm lược

Nhìn Tây Tạng, Tân Cương và Hong Kong lần lượt qua 3 bức ảnh sẽ thấy sự kiên định và hiểu đúng con đường đi đến tự do thể hiện trên từng nét mặt.

Và tôi thấy “ánh sáng” ở Hong Kong! Dù vùng đất tưởng nhỏ bé với 7 triệu người ấy có thể tràn ngập bọn ác với chỉ một phần lẻ dân số Trung Quốc - 1,3 tỉ người.

Bỗng nhớ về một quyển sách, có viết rằng nếu không kiên cường chống xâm lược thì Việt Nam sẽ chung số phận bị xâm lược, đồng hoá như hàng trăm bộ lạc phía Nam sông Dương Tử. Suốt ngàn năm, chính quyền Tàu vẫn không quên mộng xâm lăng.

Không chỉ xuôi Nam gây chiến, bất cứ nơi nào thứ tà quyền ấy nhúng tay, đều có cướp bóc và máu đổ. Hoặc bị đồng hoá hoặc chết, hoặc sống không bằng chết. Chủ quyền, tôn giáo hay phẩm hạnh đều bị chà đạp đến tận cùng.

Trung Quốc đã đến!

Không phải trong hình hài của hơi cay, dùi cui ở Hong Kong hay súng đạn và tàn sát như hồi 1979 ở biên giới phía Bắc. Nhưng ăn, uống và thậm chí là thở trở nên không an toàn vì công nghệ Tàu và thứ tội phạm được trao trả sau khi gây án.

Khoảng 350 người chết vì ung thư mỗi ngày tại đất Việt, cao hơn bất kỳ mức trung bình chết người mỗi ngày của bất kỳ cuộc chiến tranh nào từ sau 1979 đến nay. Điều đó há không khủng khiếp sao?

Chúng đến được vì chúng đã tiềm phục rất lâu...

Và chống được chúng, xưa nay, đất nước này không thiếu những người trung chánh “vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân”.

Nếu không có tâm thế “đợi giặc chi bằng...” của Lý Thường Kiệt khi xưa thì cũng cần một sự chuẩn bị nghiêm cẩn để gìn giữ từng thước núi, tấc sông.

Nói thẳng, quá ít sự nghiêm cẩn như vậy hiện nay!

Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Cảnh báo:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ