Sư Thích Nhật Từ giở giói ra
Làm cho lụy đến 11 đại ca!
Trụ sở báo Tuổi Trẻ trước 2005 trên đường Lý Chính Thắng vốn là một cơ sở của dòng tu Đắc Lộ. Trong cơ sở này có một vườn hoa nhỏ. Trong vườn hoa có tượng đồng vị giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
Hội trường của Tuổi Trẻ vốn là nhà nguyện của cơ sở tôn giáo này. Phía trên có một cây thánh giá.
Anh em báo Tuổi Trẻ không hề đập phá cây thánh giá kia, chỉ dùng laphông ốp lại vì đây là hội trường hội họp hàng ngày của anh em.
Tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes trong vườn hoa được chăm sóc hàng ngày cũng vậy. Anh em ngồi nghỉ xung quanh mà không ai dám nghĩ chuyện dẹp bỏ...
Đó là thái độ cần thiết của nhưng người làm văn hóa: tôn trọng quá khứ!
Hơn chục GS-TS, nhà nghiên cứu kiến nghị Đà Nẵng không đặt tên đường Alexandre de Rhodes, Francisco de Pina.
Lý do? PGS.TS Lê Cung: Alexandre de Rhodes có tội làm sao đặt tên đường được. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: Chữ quốc ngữ tạo ra không nhắm phát triển dân tộc ta mà là công cụ xâm lăng.
Sự việc có thể sẽ trôi đi trong thời buổi vô số sự kiện hư thực lung tung mỗi ngày, mỗi giờ hiện nay.
Cho đến lúc Thượng tọa Thích Nhật Từ reo lên trên facebook của mình: Tin vui cho Việt Nam.
Bắt đầu là thiên hạ nổi giận với vị sư này; rồi dần dà truy tìm. lục tung văn bản, danh sách 12 vị kia, hầu hết là các vị thầy dạy sử, nhà nghiên cứu...
Giờ chót PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên trưởng khoa lý luận chính trị Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế) - 1 trong 12 người có tên trong danh sách gửi lên chính quyền TP Đà Nẵng kiến nghị việc dừng đặt tên đường 2 giáo sĩ tại Đà Nẵng - đã chính thức cho biết: "Tôi có nhận được lời đề nghị tham gia việc phản đối đặt tên đường 2 vị giáo sĩ để gửi vào TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, tôi đã từ chối."
11 vị còn lại thì cho tới giờ hầu như im lặng trong sóng gió. Mặc dù trước đó, một nguồn tin của Tuổi Trẻ ở Hội đồng đặt, đổi tên đường TP Đà Nẵng cho biết bản kiến nghị được gửi qua đường bưu điện đến nhiều cơ quan của TP Đà Nẵng này không có chữ ký của người có tên trong danh sách.
Hầu như ngay lập tức, 11 giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, nhà văn, nhà điêu khắc, bác sĩ, luật sư... đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện gửi chính quyền Đà Nẵng chiều 28-11, với nội dung nên đặt tên đường người có công với chữ quốc ngữ.
Riêng ở Sài Gòn, tên đường Alexandre de Rhodes (danh nhân xác lập chữ Quốc ngữ) đã có từ 1955, nằm ngay trung tâm, vị trí đắc địa nhất, sát cạnh dinh Độc Lập; song song với đường Hàn Thuyên (danh nhân chữ Nôm chứ không phải người tạo ra chữ Nôm - thế kỷ XIII).
Hai con đường này tuyệt đẹp, nằm hai bên đại lộ Thống Nhứt (nay là đường Lê Duẩn).
Sau 1975, ngày 4-4-1985, đường được đổi tên thành Thái Văn Lung, đến năm 1995 được phục hồi tên Alexandre de Rhodes sau một cuộc hội thảo của Thành ủy TP.HCM, với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học lịch sử.
TP.HCM không chỉ có một con đường mang tên Alexandre de Rhodes. Trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, Q.Thủ Đức, còn có một con đường nhỏ đã mang tên Alexandre de Rhodes mới đây, tháng 4-2019
Theo TS Đỗ Đại Thắng - giám đốc Trung tâm Quốc phòng và an ninh, ĐH Quốc gia TP.HCM, người chủ trì đề án đặt tên đường trong khu đô thị này, ĐH Quốc gia TP.HCM, "tùy theo tuyến đường sẽ đặt tên danh nhân văn hóa - giáo dục phù hợp, ví dụ tuyến đường đi ngang qua Trường ĐH Bách khoa sẽ có tên Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn có tuyến đường Alexandre de Rhodes...".
11 vị kia có lẽ không ngờ vô số cơn sóng thần dư luận ập tới mình - giờ vẫn chưa lặng.
Và chắc chắn ngoài tưởng tượng của 11 vị, chưa bao giờ hai vị giáo sĩ có công với chữ quốc ngữ hôm nay lại được nhắc lại tỉ mỉ với tiểu sử, công trạng; rồi thăm viếng mộ phần; tôn vinh rực rỡ như vậy. Tràn ngập từ facebook cho tới bàn trà, quán cà phê nhậu như vậy.
Ai đó nói đơn kiến nghị kia phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ lương giáo không đúng đâu. Hầu hết khối đại đoàn kết toàn dân trong lẫn ngoài nước chung tay (viết... facebook), lương giáo chung lòng" phản ứng "ghê hồn" "đội bóng" 11 người trong mùa SEA Game 30 mà Tuyển bóng đá Việt Nam đang thắng như chẻ tre này.
Haizzz...
Cù Mai Công
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Làm cho lụy đến 11 đại ca!
Trụ sở báo Tuổi Trẻ trước 2005 trên đường Lý Chính Thắng vốn là một cơ sở của dòng tu Đắc Lộ. Trong cơ sở này có một vườn hoa nhỏ. Trong vườn hoa có tượng đồng vị giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
Hội trường của Tuổi Trẻ vốn là nhà nguyện của cơ sở tôn giáo này. Phía trên có một cây thánh giá.
Anh em báo Tuổi Trẻ không hề đập phá cây thánh giá kia, chỉ dùng laphông ốp lại vì đây là hội trường hội họp hàng ngày của anh em.
Tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes trong vườn hoa được chăm sóc hàng ngày cũng vậy. Anh em ngồi nghỉ xung quanh mà không ai dám nghĩ chuyện dẹp bỏ...
Đó là thái độ cần thiết của nhưng người làm văn hóa: tôn trọng quá khứ!
Hơn chục GS-TS, nhà nghiên cứu kiến nghị Đà Nẵng không đặt tên đường Alexandre de Rhodes, Francisco de Pina.
Lý do? PGS.TS Lê Cung: Alexandre de Rhodes có tội làm sao đặt tên đường được. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: Chữ quốc ngữ tạo ra không nhắm phát triển dân tộc ta mà là công cụ xâm lăng.
Sự việc có thể sẽ trôi đi trong thời buổi vô số sự kiện hư thực lung tung mỗi ngày, mỗi giờ hiện nay.
Cho đến lúc Thượng tọa Thích Nhật Từ reo lên trên facebook của mình: Tin vui cho Việt Nam.
Bắt đầu là thiên hạ nổi giận với vị sư này; rồi dần dà truy tìm. lục tung văn bản, danh sách 12 vị kia, hầu hết là các vị thầy dạy sử, nhà nghiên cứu...
Giờ chót PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên trưởng khoa lý luận chính trị Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế) - 1 trong 12 người có tên trong danh sách gửi lên chính quyền TP Đà Nẵng kiến nghị việc dừng đặt tên đường 2 giáo sĩ tại Đà Nẵng - đã chính thức cho biết: "Tôi có nhận được lời đề nghị tham gia việc phản đối đặt tên đường 2 vị giáo sĩ để gửi vào TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, tôi đã từ chối."
11 vị còn lại thì cho tới giờ hầu như im lặng trong sóng gió. Mặc dù trước đó, một nguồn tin của Tuổi Trẻ ở Hội đồng đặt, đổi tên đường TP Đà Nẵng cho biết bản kiến nghị được gửi qua đường bưu điện đến nhiều cơ quan của TP Đà Nẵng này không có chữ ký của người có tên trong danh sách.
Hầu như ngay lập tức, 11 giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, nhà văn, nhà điêu khắc, bác sĩ, luật sư... đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện gửi chính quyền Đà Nẵng chiều 28-11, với nội dung nên đặt tên đường người có công với chữ quốc ngữ.
Riêng ở Sài Gòn, tên đường Alexandre de Rhodes (danh nhân xác lập chữ Quốc ngữ) đã có từ 1955, nằm ngay trung tâm, vị trí đắc địa nhất, sát cạnh dinh Độc Lập; song song với đường Hàn Thuyên (danh nhân chữ Nôm chứ không phải người tạo ra chữ Nôm - thế kỷ XIII).
Hai con đường này tuyệt đẹp, nằm hai bên đại lộ Thống Nhứt (nay là đường Lê Duẩn).
➥ Vị trí hiếm có, cực đẹp của hai con đường Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes - giữa trung tâm TP.HCM.
➥ Đường Hàn Thuyên - Ảnh: C.M.C.
➥ Đường Alexandre de Rhodes - Ảnh: C.M.C.
Sau 1975, ngày 4-4-1985, đường được đổi tên thành Thái Văn Lung, đến năm 1995 được phục hồi tên Alexandre de Rhodes sau một cuộc hội thảo của Thành ủy TP.HCM, với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học lịch sử.
TP.HCM không chỉ có một con đường mang tên Alexandre de Rhodes. Trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, Q.Thủ Đức, còn có một con đường nhỏ đã mang tên Alexandre de Rhodes mới đây, tháng 4-2019
Theo TS Đỗ Đại Thắng - giám đốc Trung tâm Quốc phòng và an ninh, ĐH Quốc gia TP.HCM, người chủ trì đề án đặt tên đường trong khu đô thị này, ĐH Quốc gia TP.HCM, "tùy theo tuyến đường sẽ đặt tên danh nhân văn hóa - giáo dục phù hợp, ví dụ tuyến đường đi ngang qua Trường ĐH Bách khoa sẽ có tên Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn có tuyến đường Alexandre de Rhodes...".
11 vị kia có lẽ không ngờ vô số cơn sóng thần dư luận ập tới mình - giờ vẫn chưa lặng.
Và chắc chắn ngoài tưởng tượng của 11 vị, chưa bao giờ hai vị giáo sĩ có công với chữ quốc ngữ hôm nay lại được nhắc lại tỉ mỉ với tiểu sử, công trạng; rồi thăm viếng mộ phần; tôn vinh rực rỡ như vậy. Tràn ngập từ facebook cho tới bàn trà, quán cà phê nhậu như vậy.
Ai đó nói đơn kiến nghị kia phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ lương giáo không đúng đâu. Hầu hết khối đại đoàn kết toàn dân trong lẫn ngoài nước chung tay (viết... facebook), lương giáo chung lòng" phản ứng "ghê hồn" "đội bóng" 11 người trong mùa SEA Game 30 mà Tuyển bóng đá Việt Nam đang thắng như chẻ tre này.
Haizzz...
Cù Mai Công
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: