(Nhân dịp Khánh nhật Truyền giáo Năm 2019)
Làm xong thủ tục ở sân bay Gurney ở Alotau để về thủ đô tham dự cuộc họp thường niên của nhà dòng, mình ngồi chờ và miên man nghĩ về truyền giáo, vốn dĩ đối với mình là một điều gì đó rất cao đẹp như một lý tưởng.
1.
Tạ ơn Chúa đã cho mình được thuộc về một nhà dòng có tên là Tu hội Truyền giáo (Congregation of the Mission). Cũng xin mở ngoặc nói thêm, cách gọi ở Việt Nam về Hội dòng, tu hội, tu đoàn... rất lộn xộn và tuỳ tiện, không nhất quán. Ví dụ dòng Don Bosco rất nổi tiếng ở Việt Nam, nhưng tên gọi mình thường thấy trong các tài liệu của nhà dòng lại ghi là Tu hội Thánh Phanxico de Sale. Chính vì vậy, một số người, trong đó có mình trước đây, hiểu nhầm dòng “to” hơn tu đoàn, và tu đoàn “to” hơn tu hội. Để tránh hiểu nhầm vậy, nên có hội dòng đổi tên từ Tu hội X, vốn đơn sơ dễ mến, thành “Tu đoàn tông đồ giáo sĩ X” tự nhiên nghe có thế giá hơn hẳn. Sự phân biệt về giáo luật không theo cách hiểu của đa số người Việt Nam ngày nay.
Mình vẫn thích sử dụng danh xưng Tu hội Truyền giáo hơn, cho dù tại ngôi nhà đầu tiên của Tu hội ở Việt Nam (học viện triết học hiện nay), các bậc cha anh đã đề bảng ghi là: Dòng Truyền giáo. Mình cảm phục thánh Vinh Sơn Phaolô chọn cho hội dòng một cái tên tuyệt vời như vậy. Một cái tên ngắn gọn, đơn sơ nhưng đầy đủ, nên không cần phải thêm gì vào sau đó như một số Hội dòng đã thêm Dòng Truyền giáo A, Dòng truyền giáo B. Chính vì vậy khi mình viết gì đó về nhà dòng, mình trung thành với tên gọi: Tu hội Truyền giáo, theo cách viết trước giờ của Tu hội trên khắp thế giới, mà không cần thêm thắt chữ “Thánh Vinh Sơn Phaolô” như thói quen thường dùng trong các tài liệu của Tu hội ở Việt Nam: Tu hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn Phaolô, nghe dài lê thê.
2.
Thật ra, truyền giáo (mission) là cách dịch theo nghĩa hẹp của nó trong bối cảnh Kitô giáo. Một cách chung chung, mission có nghĩa là sứ vụ, nhiệm vụ, sứ mệnh cần phải thực thi do một mệnh lệnh nào đó, ví dụ như trong tên của bộ phim Nhiệm vụ bất khả thi (impossible mission). Do đó, ngày nay người ta thường dùng Phúc âm hoá (Evangelization) hơn là truyền giáo vì nó diễn tả rõ ràng hơn nhiệm vụ cần thực thi. Dù sao, sứ mạng (mission) của người Ki tô hữu cũng chính là Phúc âm hoá, nghĩa là làm cho Tin Mừng của Chúa Kitô sống động trong gia đình, cộng đồng, xã hội.
Như vậy, công việc truyền giáo hay sứ mạng của người Kitô hữu không chỉ nhắm đến những nơi chưa biết Chúa, chưa có nhà thờ, nhưng sứ mạng ấy đang là một đòi hỏi bức thiết nơi các gia đình. Liệu các gia đình đã được Phúc âm hoá chưa, các giá trị của Tin mừng có hiện diện sống động trong các gia đình không hay gia đình đang tràn ngập bầu khí thương mại, hưởng thụ, danh vọng, tiền bạc...
Mình tự hào khi được gọi là nhà truyền giáo, ngay từ cái tên gọi. Nó nhắc nhở mình về sứ vụ cũng như bản chất của mình, cũng là sứ vụ và bản chất căn cốt của giáo hội, bởi vì đó là lệnh truyền cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi Ngài lên trời. Và truyền giáo cũng là một thách đố lớn đối với mình và đối với mọi Kitô hữu. Nó chất vấn mình: Tôi có thực sự đang sống như một nhà truyền giáo đúng theo bản chất người Kitô hay không? Tôi có đang gieo rắc Tin Mừng cho chính gia đình của tôi, công sở, khu xóm, trong môi trường bạn bè, xứ đạo?
Sứ mạng loan báo Tin Mừng không giới hạn nơi các nhà truyền giáo, linh mục, tu sĩ, nhưng là sứ mạng của mỗi người Ki tô hữu. Khánh nhật Truyền giáo không chỉ là ngày để cùng nhau cầu nguyện, lạc quyên, nhưng là ngày nhắc nhở mỗi người Ki tô hữu chúng ta về sứ mạng cốt yếu của mình.
3.
Mình đọc được đâu đó câu chuyện hồi hương của một nhà truyền giáo sau nhiều năm làm việc ở châu Phi, trên cùng chuyến tàu ấy, còn có một số chính khách. Khi tàu cập bến cố hương, có nhiều người đến đón mừng với những bó hoa rực rỡ trên tay. Trong khi đó, nhà truyền giáo âm thầm xách túi hành lý nho nhỏ không một người đón tiếp. Nhà truyền giáo nói với Chúa: Người ta đi làm sứ vụ nhà nước về quê thì được đón tiếp vậy đó, còn con làm sứ vụ cho Nước trời thì chẳng ai đón tiếp. Bỗng, nhà truyền giáo nghe tiếng trả lời: Từ từ, con chưa về quê thật mà.
Trong những ngày ở Sidea vừa qua, ấn tượng với mình nhất là những ngôi mộ của các nhà truyền giáo. Nổi bật nhất là ngôi mộ vô danh, nằm đơn độc trên triền đồi (như trong hình). Mình hỏi người dân nhưng không ai biết tên tuổi, quê hương gốc gác, và trên mộ chỉ có cây thánh giá đơn sơ chứ không có bia ghi. Họ chỉ biết đây là nhà truyền giáo đầu tiên chết ở đây, khoảng thập niên 1930-1940, khi đó chưa có “quy hoạch”. Sau này, các nhà truyền giáo được chôn ở sân nhà thờ (trước đây là nhà thờ Chính Toà). Nhưng tất cả các ngôi mộ ấy không được xây đắp nhưng chỉ được đánh dấu bằng một cây thánh giá, trên đó có ghi tên, năm sinh và năm mất. (Mình rất tiếc khi đã không chụp lại nghĩa trang các nhà truyền giáo ấy). Do đó, ngôi mộ đơn độc này trông bề thế và đẹp hơn các ngôi mộ ở sân nhà thờ.
Những buổi sáng chiều đứng trước các ngôi mộ ấy, nghĩ về những con người đã anh dũng từ bỏ gia đình, quê hương xứ sở văn minh đến nơi tận cùng thế giới này để loan báo Tin Mừng, chấp nhận hy sinh, gian khổ, vất vả không thể nào diễn tả hết, rồi chôn chặt tấm thân nơi mảnh đất truyền giáo một cách trọn vẹn như thế quả là đẹp biết bao! Trước những nấm mộ tồi tàn xấu xí này, mình nghe thấy lời Kinh Thánh vang vọng:
“Đẹp thay những bước chân loan báo Tin Mừng!”
Lm. Cao Viết Tuấn
Bài về chủ đề Sứ vụ-Truyền giáo:
Làm xong thủ tục ở sân bay Gurney ở Alotau để về thủ đô tham dự cuộc họp thường niên của nhà dòng, mình ngồi chờ và miên man nghĩ về truyền giáo, vốn dĩ đối với mình là một điều gì đó rất cao đẹp như một lý tưởng.
1.
Tạ ơn Chúa đã cho mình được thuộc về một nhà dòng có tên là Tu hội Truyền giáo (Congregation of the Mission). Cũng xin mở ngoặc nói thêm, cách gọi ở Việt Nam về Hội dòng, tu hội, tu đoàn... rất lộn xộn và tuỳ tiện, không nhất quán. Ví dụ dòng Don Bosco rất nổi tiếng ở Việt Nam, nhưng tên gọi mình thường thấy trong các tài liệu của nhà dòng lại ghi là Tu hội Thánh Phanxico de Sale. Chính vì vậy, một số người, trong đó có mình trước đây, hiểu nhầm dòng “to” hơn tu đoàn, và tu đoàn “to” hơn tu hội. Để tránh hiểu nhầm vậy, nên có hội dòng đổi tên từ Tu hội X, vốn đơn sơ dễ mến, thành “Tu đoàn tông đồ giáo sĩ X” tự nhiên nghe có thế giá hơn hẳn. Sự phân biệt về giáo luật không theo cách hiểu của đa số người Việt Nam ngày nay.
Mình vẫn thích sử dụng danh xưng Tu hội Truyền giáo hơn, cho dù tại ngôi nhà đầu tiên của Tu hội ở Việt Nam (học viện triết học hiện nay), các bậc cha anh đã đề bảng ghi là: Dòng Truyền giáo. Mình cảm phục thánh Vinh Sơn Phaolô chọn cho hội dòng một cái tên tuyệt vời như vậy. Một cái tên ngắn gọn, đơn sơ nhưng đầy đủ, nên không cần phải thêm gì vào sau đó như một số Hội dòng đã thêm Dòng Truyền giáo A, Dòng truyền giáo B. Chính vì vậy khi mình viết gì đó về nhà dòng, mình trung thành với tên gọi: Tu hội Truyền giáo, theo cách viết trước giờ của Tu hội trên khắp thế giới, mà không cần thêm thắt chữ “Thánh Vinh Sơn Phaolô” như thói quen thường dùng trong các tài liệu của Tu hội ở Việt Nam: Tu hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn Phaolô, nghe dài lê thê.
2.
Thật ra, truyền giáo (mission) là cách dịch theo nghĩa hẹp của nó trong bối cảnh Kitô giáo. Một cách chung chung, mission có nghĩa là sứ vụ, nhiệm vụ, sứ mệnh cần phải thực thi do một mệnh lệnh nào đó, ví dụ như trong tên của bộ phim Nhiệm vụ bất khả thi (impossible mission). Do đó, ngày nay người ta thường dùng Phúc âm hoá (Evangelization) hơn là truyền giáo vì nó diễn tả rõ ràng hơn nhiệm vụ cần thực thi. Dù sao, sứ mạng (mission) của người Ki tô hữu cũng chính là Phúc âm hoá, nghĩa là làm cho Tin Mừng của Chúa Kitô sống động trong gia đình, cộng đồng, xã hội.
Như vậy, công việc truyền giáo hay sứ mạng của người Kitô hữu không chỉ nhắm đến những nơi chưa biết Chúa, chưa có nhà thờ, nhưng sứ mạng ấy đang là một đòi hỏi bức thiết nơi các gia đình. Liệu các gia đình đã được Phúc âm hoá chưa, các giá trị của Tin mừng có hiện diện sống động trong các gia đình không hay gia đình đang tràn ngập bầu khí thương mại, hưởng thụ, danh vọng, tiền bạc...
Mình tự hào khi được gọi là nhà truyền giáo, ngay từ cái tên gọi. Nó nhắc nhở mình về sứ vụ cũng như bản chất của mình, cũng là sứ vụ và bản chất căn cốt của giáo hội, bởi vì đó là lệnh truyền cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi Ngài lên trời. Và truyền giáo cũng là một thách đố lớn đối với mình và đối với mọi Kitô hữu. Nó chất vấn mình: Tôi có thực sự đang sống như một nhà truyền giáo đúng theo bản chất người Kitô hay không? Tôi có đang gieo rắc Tin Mừng cho chính gia đình của tôi, công sở, khu xóm, trong môi trường bạn bè, xứ đạo?
Sứ mạng loan báo Tin Mừng không giới hạn nơi các nhà truyền giáo, linh mục, tu sĩ, nhưng là sứ mạng của mỗi người Ki tô hữu. Khánh nhật Truyền giáo không chỉ là ngày để cùng nhau cầu nguyện, lạc quyên, nhưng là ngày nhắc nhở mỗi người Ki tô hữu chúng ta về sứ mạng cốt yếu của mình.
3.
Mình đọc được đâu đó câu chuyện hồi hương của một nhà truyền giáo sau nhiều năm làm việc ở châu Phi, trên cùng chuyến tàu ấy, còn có một số chính khách. Khi tàu cập bến cố hương, có nhiều người đến đón mừng với những bó hoa rực rỡ trên tay. Trong khi đó, nhà truyền giáo âm thầm xách túi hành lý nho nhỏ không một người đón tiếp. Nhà truyền giáo nói với Chúa: Người ta đi làm sứ vụ nhà nước về quê thì được đón tiếp vậy đó, còn con làm sứ vụ cho Nước trời thì chẳng ai đón tiếp. Bỗng, nhà truyền giáo nghe tiếng trả lời: Từ từ, con chưa về quê thật mà.
Trong những ngày ở Sidea vừa qua, ấn tượng với mình nhất là những ngôi mộ của các nhà truyền giáo. Nổi bật nhất là ngôi mộ vô danh, nằm đơn độc trên triền đồi (như trong hình). Mình hỏi người dân nhưng không ai biết tên tuổi, quê hương gốc gác, và trên mộ chỉ có cây thánh giá đơn sơ chứ không có bia ghi. Họ chỉ biết đây là nhà truyền giáo đầu tiên chết ở đây, khoảng thập niên 1930-1940, khi đó chưa có “quy hoạch”. Sau này, các nhà truyền giáo được chôn ở sân nhà thờ (trước đây là nhà thờ Chính Toà). Nhưng tất cả các ngôi mộ ấy không được xây đắp nhưng chỉ được đánh dấu bằng một cây thánh giá, trên đó có ghi tên, năm sinh và năm mất. (Mình rất tiếc khi đã không chụp lại nghĩa trang các nhà truyền giáo ấy). Do đó, ngôi mộ đơn độc này trông bề thế và đẹp hơn các ngôi mộ ở sân nhà thờ.
Những buổi sáng chiều đứng trước các ngôi mộ ấy, nghĩ về những con người đã anh dũng từ bỏ gia đình, quê hương xứ sở văn minh đến nơi tận cùng thế giới này để loan báo Tin Mừng, chấp nhận hy sinh, gian khổ, vất vả không thể nào diễn tả hết, rồi chôn chặt tấm thân nơi mảnh đất truyền giáo một cách trọn vẹn như thế quả là đẹp biết bao! Trước những nấm mộ tồi tàn xấu xí này, mình nghe thấy lời Kinh Thánh vang vọng:
“Đẹp thay những bước chân loan báo Tin Mừng!”
Lm. Cao Viết Tuấn
Bài về chủ đề Sứ vụ-Truyền giáo: