Người dân Thủ đô đã phải dùng nước bị ô nhiễm nhiều ngày liền, nhưng chẳng thấy những người trách nhiệm của Hà Nội hề hấn gì, đó lại là chuyện lạ trong thế giới văn minh.
Ở các nước văn minh, nước sinh hoạt có thể do nhà nước hoặc do tự nhân cung cấp, ai cung cấp không quan trọng, điều quan trọng là nước đó phải sạch. Để cho nước đó sạch, ngoài các quy định nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ, doanh nghiệp nào không tuân thủ thì biện pháp chế tài nặng đến mức tan gia bại sản, chính quyền còn thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát từ đầu nguồn cho đến cái vòi nước của người tiêu dùng, mỗi khâu, mỗi công đoạn đều có người chịu trách nhiệm. Nếu cái vòi nước của người dân chảy ra nước bẩn thì lập tức ông Thị trưởng mất chức trước tiên, kế đó mọi nhân sự liên quan trong hệ thống sẽ bị xử lý theo luật. Ở nhiều nước, nước chảy qua đường ống được chính quyền kiểm soát chất lượng từng giờ, thậm chí từng phút từng giây. Là do chính quyền của người ta có rất ít sứ mệnh to tát như ở nước ta.
Ở các nước đó, ông Thị trưởng và bộ máy của ông ấy không chịu trách nhiệm về “tăng trưởng GDP” của địa phương, cái đó do doanh nghiệp làm và cơ quan thống kê ghi lại. Ông thị trưởng không có trách nhiệm “giáo dục quần chúng”về đạo đức lối sống, vì giữa ông và “quần chúng” chưa chắc ai đạo đức hơn ai. Ông không chịu trách nhiệm về sự “xuống cấp” văn hóa, vì ông không đủ khả năng làm cho nó lên hay xuống. Ông không chịu trách nhiệm về việc xã hội có “chao đảo” hay không nếu phụ nữ đẻ ít hay đẻ nhiều...
Nhưng ông phải chịu trách nhiệm nếu nước mà dân uống bị nhiễm bẩn, thực phẩm mà dân ăn bị nhiễm độc. Nếu công viên, sông rạch, ao hồ, bờ biển, đường phố đầy rác thì đích thị là trách nhiệm của ông. Nếu bụi trong không khí “vượt mức cho phép”, thủy ngân bị phát tán, trôm cướp ban ngày cũng dễ như ban đêm, nếu như cán bộ nhân viên dưới quyền ông “hành dân là chính” thì ông không thể là kẻ vô can. Tóm lại, nhiệm vụ của ông và bộ máy của ông là duy trì luật pháp, không để chất độc nhiễm vào đồ ăn thức uống và hơi thở của dân, không để người này gây hại hay ức hiếp người khác, đồng thời sử dụng cho đúng tiền thuế để bảo đảm phúc lợi công cộng trong điều kiện tài chính cho phép.
Các ông/bà Thị trưởng (bao gồm Chủ tịch và Bí thư) của chúng ta gánh vác quá nhiều sứ mệnh không kham nổi nên suốt ngày chém gió. Nếu như nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn mà cách chức thử một ông thị trưởng thì tôi bảo đảm các ông khác sẽ thức tỉnh biết làm những việc cần làm. Làm thị trưởng (cũng như làm quan nói chung) mà suốt ngày chém gió và vô can trong những chuyện có hại cho dân thì có rất nhiều người muốn làm. Chỉ khi nào giải phóng khỏi các sứ mệnh chém gió cho các ông ấy và buộc các ông ấy phải chịu trách nhiệm về những chuyện cụ thể như nước bị nhiễm bẩn thì con đường làm quan sẽ chỉ dành cho một số rất ít người đủ năng lực và biết dấn thân.
Hoàng Hải Vân
Bài về chủ đề Độc tài&Ngu:
➥ Nước suối đầu nguồn nước sông Đà chuyển màu đen do bị ô nhiễm.
Ở các nước văn minh, nước sinh hoạt có thể do nhà nước hoặc do tự nhân cung cấp, ai cung cấp không quan trọng, điều quan trọng là nước đó phải sạch. Để cho nước đó sạch, ngoài các quy định nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ, doanh nghiệp nào không tuân thủ thì biện pháp chế tài nặng đến mức tan gia bại sản, chính quyền còn thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát từ đầu nguồn cho đến cái vòi nước của người tiêu dùng, mỗi khâu, mỗi công đoạn đều có người chịu trách nhiệm. Nếu cái vòi nước của người dân chảy ra nước bẩn thì lập tức ông Thị trưởng mất chức trước tiên, kế đó mọi nhân sự liên quan trong hệ thống sẽ bị xử lý theo luật. Ở nhiều nước, nước chảy qua đường ống được chính quyền kiểm soát chất lượng từng giờ, thậm chí từng phút từng giây. Là do chính quyền của người ta có rất ít sứ mệnh to tát như ở nước ta.
➥ Cá chết trắng bụng sau khi bị dầu đen loang vào dòng nước. Ảnh chụp màn hình điện thoại của người dân.
Ở các nước đó, ông Thị trưởng và bộ máy của ông ấy không chịu trách nhiệm về “tăng trưởng GDP” của địa phương, cái đó do doanh nghiệp làm và cơ quan thống kê ghi lại. Ông thị trưởng không có trách nhiệm “giáo dục quần chúng”về đạo đức lối sống, vì giữa ông và “quần chúng” chưa chắc ai đạo đức hơn ai. Ông không chịu trách nhiệm về sự “xuống cấp” văn hóa, vì ông không đủ khả năng làm cho nó lên hay xuống. Ông không chịu trách nhiệm về việc xã hội có “chao đảo” hay không nếu phụ nữ đẻ ít hay đẻ nhiều...
Nhưng ông phải chịu trách nhiệm nếu nước mà dân uống bị nhiễm bẩn, thực phẩm mà dân ăn bị nhiễm độc. Nếu công viên, sông rạch, ao hồ, bờ biển, đường phố đầy rác thì đích thị là trách nhiệm của ông. Nếu bụi trong không khí “vượt mức cho phép”, thủy ngân bị phát tán, trôm cướp ban ngày cũng dễ như ban đêm, nếu như cán bộ nhân viên dưới quyền ông “hành dân là chính” thì ông không thể là kẻ vô can. Tóm lại, nhiệm vụ của ông và bộ máy của ông là duy trì luật pháp, không để chất độc nhiễm vào đồ ăn thức uống và hơi thở của dân, không để người này gây hại hay ức hiếp người khác, đồng thời sử dụng cho đúng tiền thuế để bảo đảm phúc lợi công cộng trong điều kiện tài chính cho phép.
Các ông/bà Thị trưởng (bao gồm Chủ tịch và Bí thư) của chúng ta gánh vác quá nhiều sứ mệnh không kham nổi nên suốt ngày chém gió. Nếu như nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn mà cách chức thử một ông thị trưởng thì tôi bảo đảm các ông khác sẽ thức tỉnh biết làm những việc cần làm. Làm thị trưởng (cũng như làm quan nói chung) mà suốt ngày chém gió và vô can trong những chuyện có hại cho dân thì có rất nhiều người muốn làm. Chỉ khi nào giải phóng khỏi các sứ mệnh chém gió cho các ông ấy và buộc các ông ấy phải chịu trách nhiệm về những chuyện cụ thể như nước bị nhiễm bẩn thì con đường làm quan sẽ chỉ dành cho một số rất ít người đủ năng lực và biết dấn thân.
Hoàng Hải Vân
Bài về chủ đề Độc tài&Ngu: