Những diễn biến thế giới gần đây đã đưa đến nhiều nhận định trái chiều nhau từ các nhà phân tích. Nhất là việc tranh cãi nhau giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Mỹ xoay quanh vấn đề Syria.
Thực ra các nhà phân tích đã không chú ý đến vấn đề (mà trang cá nhân này cũng có nói) đó là việc các cường quốc đã “chia lại” bàn cờ thế giới từ sau G20. Chú ý kỹ ta sẽ thấy rõ ràng rằng vì nhu cầu năng lượng và phát triển trong tương lai, các nước EU sẽ chia cực với Mỹ trên bàn cờ lớn, để từ đó họ đủ sức mạnh cùng Mỹ đánh cờ với Nga-Trung Quốc. Các tàu chiến của EU không thể chạy theo tàu Mỹ nếu Mỹ không để họ hút dầu ở Trung Đông theo ý các nước này.
Thế thì dầu mỏ vẫn là vấn đề quan trọng. EU và Nga cần “thu hồi” Trung Đông. Mỹ nếu muốn Nga ly hôn Trung Quốc và EU cùng mình chống Trung thì Mỹ phải bỏ vùng dầu mỏ Trung Đông lại cho các đồng minh. Mỹ quay về lấy dầu từ Mỹ và châu Mỹ. Nếu Mỹ cần thêm, Mỹ cần lấy ở Biển Đông.
Đó là cội nguồn nguyên nhân những diễn biến gần đây của các nước trên. Tất cả cũng chỉ là chia lại lợi ích và ảnh hưởng.
Trung Quốc trong tiến trình chiếm lấy Biển Đông thì dĩ nhiên họ hiểu rằng sẽ có lúc phải va chạm quân sự với nước thứ ba có sự hậu thuẫn của Mỹ. Thế nên sự ủng hộ của Nga là rất quan trọng. Thế thì Mỹ muốn ưu thế thì cần đào một cái hố cho Trung Quốc bước xuống.
Việc không đoán được chiến lược hợp tác Nga-Mỹ đến mức độ nào sẽ làm Trung Quốc bối rối. Nên cần nhìn các động thái Nga-Mỹ ở vấn đề đó. Như ta thấy rất rõ Maduro xúc tiến mâu thuẫn giữa Venezuela và Colombia, gây bất ổn vùng Nam Mỹ cũng là để thăm dò Nga-Mỹ về vấn đề này phụ với Trung Quốc. Và kết quả là Maduro cũng không đưa ra được quyết định gì sau khi gặp Putin.
Phía sau vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề NATO. Mỹ “từ bỏ lợi ích dầu mỏ Trung Đông” là một việc nhưng Mỹ vẫn muốn mình có quyền quyết định lớn nhất và nắm giữ NATO. Trong khi đó Nga đòi hỏi nhiều hơn, nghĩa là Nga muốn các nước NATO trong phải có sự ảnh hưởng của Nga, giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ. Cái Nga lo lắng là sau khi Nga cùng Mỹ làm Trung Quốc suy yếu rồi thì Mỹ dẫn dắt NATO ép trở lại mình. Đó chính là lý do sâu xa của những ứng xử khó đoán giữa Nga-Mỹ-NATO gần đây.
Tổng kết lại, Nga vẫn muốn tách khỏi đồng minh quân sự với Trung Quốc để đổi lại Mỹ sẽ buông bớt NATO để Nga và EU ảnh hưởng. Thế giới vẫn đa cực nhưng không còn cực phát xít đỏ Trung Quốc mà là cực Châu Mỹ và Châu Âu.
Tất cả các bài tính trên của các bên tư bản phương Tây còn thể hiện qua ứng xử của Nhật. Trong lúc Nga-Mỹ-NATO vừa đánh vừa đàm để đưa đến kết quả các bên tạm chấp nhận được thì Nhật hiểu. Nhật tránh sa vào đó mà tự tổ chức cho họ một cực mới ở Châu Á. Sự nhiệt tình liên kết vùng trục Viễn Đông gồm Nhật, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc... chính là chiến lược hình thành dần cực thứ ba bên cạnh hai cực trên. Nhật tận dụng việc Trung Quốc suy yếu để thay Trung Quốc làm tư lệnh cực thứ ba.
Đó là toàn bộ các nguyên nhân sâu xa của những động thái các nước đang là “Đồng minh chống Trung” vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Các cường quốc đồng minh tư bản vừa bắt tay làm Trung Quốc suy yếu và phân rã, vừa chuẩn bị cho mình tư thế thay thế Trung Quốc ở ngôi vị số hai.
Trung Quốc cũng hiểu điều đó, nên vừa ứng phó để phá thế “bát quốc liên quân” vừa tận dụng khe hở “muốn làm số hai” của các cường quốc kia để phá vỡ trục đồng minh này.
Câu hỏi quan trọng nhất là trong toàn bộ các ván cờ dích dắt của các nước trên, Việt Nam tận dụng được đến đâu hay chỉ lo ăn hết phần của dân và đua nhau nhảy lầu vì trăm ngàn lý do khó nói.
H.M.
Bài về chủ đề Ngoại giao-Chính trị: