Gần đây, chúng tôi mới xem được một video từ kênh của Kerwin Rae và quyết định dịch lại nội dung của video này để các phụ huynh tham khảo. Cho dù con bạn là một trẻ 2 tuổi hay một trẻ 10 tuổi (thậm chí lớn hơn nữa), những cách thức này vẫn có thể hoàn toàn hiệu quả, cha mẹ chỉ cần thay đổi ngôn từ một chút, bởi một phần quan trọng của kỷ luật đích thực là giúp trẻ hiểu chính xác tại sao chúng cần làm việc gì đó và để trẻ nhận được sự chia sẻ, thấu hiểu, trợ giúp mà chúng cần ở mỗi một giai đoạn, mỗi một kỹ năng.
Cho dù bạn là một người lớn đang xử trí vấn đề với một người lớn hay một người lớn đang xử trí vấn đề với trẻ, tôi gọi kỷ luật hiệu quả là kỷ luật 3E. Bước đầu tiên là giải thích (Explain). Bước hai là khám phá (Explore). Và bước thứ ba là trao quyền quyết định (Empower). Tất cả những bước này đều xoay quanh sự thấu cảm (Empathy).
Tóm gọn nguyên tắc 3E trong một câu duy nhất là như thế này: Tôi muốn làm tổn thương con người này hay tôi muốn giúp đỡ họ? Và nguyên tắc 3E là để giúp họ.
Và một số người nói “Tôi đã bảo con tôi nhặt cái khăn tắm còn ẩm lên tới 3000 lần rồi, tôi không giải thích nữa đâu.” Giải thích không phải là “Vì bố/mẹ nói thế, nhặt cái khăn tắm lên, chỉ bởi vì đó là cái chúng ta phải làm.” Đó không phải là giải thích. Giải thích nghĩa là “Con có biết khăn bị vứt xuống sàn sẽ bốc mùi, rồi thảm có thể bị ẩm mốc, và như thế ghê lắm.” Đó là giải thích.
Nhưng một khi bạn đã làm vài lần như thế, và bạn đã làm đúng cách, và trẻ vẫn thế, thì hãy để chúng giải thích lại cho bạn, bởi vì người lớn thì tẻ nhạt lắm, và trẻ thì không. Nên bạn nói “Chúng ta đã nói về chuyện này. Con hãy giúp bố hiểu tại sao bố cứ phải nhắc con chuyện này không?” Và bạn cho trẻ cơ hội nói, và bạn thì có cơ hội xác định lỗ hổng trong nhận thức của trẻ.
Còn khám phá thì như thế này: “Sau tất cả những lời giải thích, con vẫn thấy việc này khó khăn. Con giúp bố/mẹ hiểu xem con cảm thấy như thế nào được không?” Điều thiết yếu là hiểu con người của trẻ, hiểu xem chúng nghĩ gì, nhìn nhận mọi thứ ra sao, và hiểu nó từ bên trong thế giới của trẻ.
Và sau đó thì bạn trao quyền quyết định (empower), có nghĩa là bạn nói với trẻ rằng: “Được rồi, Con biết mong đợi của bố mẹ, vì bố mẹ đã giải thích với con, và con đã giải thích lại với bố mẹ. Bố mẹ hiểu con cảm thấy và suy nghĩ gì, vì chúng ta đã tìm hiểu cái đó. Bố mẹ hoàn toàn hiểu nếu mình 10 tuổi và có khó khăn này thì mọi thứ ra sao. Bố mẹ hiểu rồi. Vậy chúng ta làm gì được đây?” Đó là trao quyền quyết định. Giống như là, con nghĩ xem giải pháp tốt nhất là gì? Và đây là khi chúng ta trao quyền lực cho người khác. Việc này nghe có vẻ vô lý với cha mẹ để trao tất cả quyền cho con của họ. Và chúng ta nói, con nghĩ sao, chúng mình cần làm gì? Chúng ta làm sao để mọi thứ tốt hơn? Nếu con là bố/mẹ, con thấy cách nào là hợp lý?
Tiếp theo, nếu trẻ có một hướng giải quyết không hợp lý, bạn có thể nói điều gì đó như “Ừ, đó là một lựa chọn. Nếu chúng ta theo hướng đó, kết quả sẽ ra sao? Có thực sự hợp lý không? Vì như bố mẹ thấy nó không hợp lý. Có cách nào khác không? Đây là một quá trình từ từ, có thể mất hai phút, hai ngày hay thậm chí hai tuần, nhưng bạn đạt được một sự cam kết, trẻ đưa ra giải pháp từ bên trong chúng, không phải bên ngoài. Và rồi sớm, trẻ sẽ thực hiện việc đó vì chúng biết đó là việc cần phải làm và chúng sẵn sàng làm.
Đặng Phương
Bài về chủ đề Nghiên cứu:
➥ Clip gốc (bản tiếng Anh).
◈ ◈ ◈
Cho dù bạn là một người lớn đang xử trí vấn đề với một người lớn hay một người lớn đang xử trí vấn đề với trẻ, tôi gọi kỷ luật hiệu quả là kỷ luật 3E. Bước đầu tiên là giải thích (Explain). Bước hai là khám phá (Explore). Và bước thứ ba là trao quyền quyết định (Empower). Tất cả những bước này đều xoay quanh sự thấu cảm (Empathy).
Tóm gọn nguyên tắc 3E trong một câu duy nhất là như thế này: Tôi muốn làm tổn thương con người này hay tôi muốn giúp đỡ họ? Và nguyên tắc 3E là để giúp họ.
Và một số người nói “Tôi đã bảo con tôi nhặt cái khăn tắm còn ẩm lên tới 3000 lần rồi, tôi không giải thích nữa đâu.” Giải thích không phải là “Vì bố/mẹ nói thế, nhặt cái khăn tắm lên, chỉ bởi vì đó là cái chúng ta phải làm.” Đó không phải là giải thích. Giải thích nghĩa là “Con có biết khăn bị vứt xuống sàn sẽ bốc mùi, rồi thảm có thể bị ẩm mốc, và như thế ghê lắm.” Đó là giải thích.
Nhưng một khi bạn đã làm vài lần như thế, và bạn đã làm đúng cách, và trẻ vẫn thế, thì hãy để chúng giải thích lại cho bạn, bởi vì người lớn thì tẻ nhạt lắm, và trẻ thì không. Nên bạn nói “Chúng ta đã nói về chuyện này. Con hãy giúp bố hiểu tại sao bố cứ phải nhắc con chuyện này không?” Và bạn cho trẻ cơ hội nói, và bạn thì có cơ hội xác định lỗ hổng trong nhận thức của trẻ.
Còn khám phá thì như thế này: “Sau tất cả những lời giải thích, con vẫn thấy việc này khó khăn. Con giúp bố/mẹ hiểu xem con cảm thấy như thế nào được không?” Điều thiết yếu là hiểu con người của trẻ, hiểu xem chúng nghĩ gì, nhìn nhận mọi thứ ra sao, và hiểu nó từ bên trong thế giới của trẻ.
Và sau đó thì bạn trao quyền quyết định (empower), có nghĩa là bạn nói với trẻ rằng: “Được rồi, Con biết mong đợi của bố mẹ, vì bố mẹ đã giải thích với con, và con đã giải thích lại với bố mẹ. Bố mẹ hiểu con cảm thấy và suy nghĩ gì, vì chúng ta đã tìm hiểu cái đó. Bố mẹ hoàn toàn hiểu nếu mình 10 tuổi và có khó khăn này thì mọi thứ ra sao. Bố mẹ hiểu rồi. Vậy chúng ta làm gì được đây?” Đó là trao quyền quyết định. Giống như là, con nghĩ xem giải pháp tốt nhất là gì? Và đây là khi chúng ta trao quyền lực cho người khác. Việc này nghe có vẻ vô lý với cha mẹ để trao tất cả quyền cho con của họ. Và chúng ta nói, con nghĩ sao, chúng mình cần làm gì? Chúng ta làm sao để mọi thứ tốt hơn? Nếu con là bố/mẹ, con thấy cách nào là hợp lý?
Tiếp theo, nếu trẻ có một hướng giải quyết không hợp lý, bạn có thể nói điều gì đó như “Ừ, đó là một lựa chọn. Nếu chúng ta theo hướng đó, kết quả sẽ ra sao? Có thực sự hợp lý không? Vì như bố mẹ thấy nó không hợp lý. Có cách nào khác không? Đây là một quá trình từ từ, có thể mất hai phút, hai ngày hay thậm chí hai tuần, nhưng bạn đạt được một sự cam kết, trẻ đưa ra giải pháp từ bên trong chúng, không phải bên ngoài. Và rồi sớm, trẻ sẽ thực hiện việc đó vì chúng biết đó là việc cần phải làm và chúng sẵn sàng làm.
Đặng Phương
Bài về chủ đề Nghiên cứu: