“Muốn huy động vàng, USD từ dân thì phải để họ yên tâm vào đồng tiền nội tệ. Khi họ tin tưởng hơn họ sẽ bán vàng, USD gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Khi tạo được tâm lý đó thì việc huy động các nguồn lực sẽ rất dễ dàng”, ông Trần Anh Tuấn - quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội trả lời báo chí như vậy.
Vậy thì tất cả thành viên Quốc hội lẫn thành viên Chính phủ cần hỏi nhân dân đã yên tâm vào đồng nội tệ - đồng bạc ông Hồ, hay chưa; trước khi mở miệng nói về việc huy động vàng, USD trong dân.
Không có kết quả dân giữ vàng, đô mà không có nguyên nhân gốc! Thật ra muốn biết đồng tiền trong nước đã biến động ra sao đâu có khó và kết quả của việc dân trữ vàng, USD chính là sự bất an vì sự phập phù của đồng nội tệ. Tư duy “hết tiền thì in” chưa bao giờ là đúng cả bởi nó là cách làm mất giá đồng nội tệ so với vàng, USD đang được trữ trong nước.
Sự mất giá thể hiện qua ba điều mà bất kỳ người dân nào cũng nhìn ra: Một là lãi suất huy động vàng, USD thấp, Hai là giá vàng, USD trong nước thấp hơn thế giới; Ba là vật giá trong nước thiếu ổn định.
Một ví dụ cụ thể gần đây: Từ khoảng giữa tháng 2/2019 đến đầu tháng 6/2019, xăng tăng giá hơn 20% thì các mặt hàng khác phải tăng theo là tất yếu chứ không phải tăng giá theo là hành vi trục lợi. Vật giá không đứng yên mà luôn biến động, nhưng sự biến động theo quy luật thị trường một cách khách quan không cần bất cứ chỉ đạo nào có “mùi hoa sữa” duy ý chí.
Những ai từng nói huy động vàng, USD trong dân để trả nợ công lại càng phi lý hơn!
Nền kinh tế quốc gia đang bội chi (thu không đủ chi)! Nếu chi nhiều cho đầu tư phát triển thì tình trạng bội chi lại rất hay. Nhưng nếu chi trả nợ và nhất là chi thường xuyên để nuôi bộ máy chính trị thì vô cùng đáng lo (riêng chi nuôi bộ máy chiếm 70%).
Các khoản lãi vay phải trả nước ngoài lẫn nợ công trong nước từ đi vay nước ngoài đều tăng tịnh tiến bởi thực trạng này!
Nhân dân không có quyền tạo ra nợ công, chỉ “có quyền” trả lãi vay nước ngoài cho khoản nợ công ấy qua thuế, phí, giá đang cao cho đuổi kịp, cho bằng các nước phát triển. Trong khi, thu nhập bình quân lẫn hạ tầng cơ sở lại kém xa các nước phát triển; thì bắt buộc phải tích trữ đề phòng là xu hướng không tránh khỏi.
Bởi đổi đồng nội tệ bao nhiêu lần là bấy nhiêu bài học về mất giá đồng tiền!
Có một cách huy động khác: quốc hữu hóa một cách bắt buộc. Nghĩa là vũ trang tận răng vào tận nhà dân thu vàng, gom đô nhân danh sự phát triển đất nước. Nhưng làm điều đó giờ đâu dễ như “cải cách ruộng đất”, “đánh tư sản” như ngày xưa bởi biết bao công ước nhân quyền đã được ký từ sau “mở cửa”.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa (Đại học Fulbright Việt Nam) cho biết: “Số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước hiện nay là khoảng 11 triệu người.” Nghĩa là cứ 9 người Việt Nam bất kể già sắp xuống lỗ hay trẻ mới ra đời phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Xin nhấn mạnh, 9 người ấy hoàn toàn chưa trừ đi người chưa đủ tuổi lao động và người không còn khả năng lao động.
Khi còn là Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra có 30% công chức, viên chức “sáng xách cặp đi, chiều xách cặp về” cho có mặt chứ chẳng giúp ích gì. Cũng rất nhiều hội thảo chỉ ra cần nhất thể bộ máy đảng và bộ máy nhà nước để giảm áp lực bội chi qua việc giảm nhân sự.
Vậy sao không cắt ngay 30% số công chức, viên chức bất tài, ăn bám ấy và nhất thể hóa ngay bộ máy để giảm chi thường xuyên để dân thấy được thiện ý bớt tiêu xài hoang phí?
Còn đòi huy động vàng, USD trong dân mà không có sự thay đổi nào thì chính những kẻ mở mồm đòi lấy vàng, USD từ dân để trả nợ công thì không những thể hiện sự bất tài như “nhóm 30%” mà còn thể hiện cả lòng tham, độ xuẩn ngốc và tính độc ác nữa!
Có ai dám đưa vàng, USD cho những kẻ như vậy huy động không?
Dân không sợ huy động vàng trong dân, đô trong dân. Dân chỉ sợ chúng sẽ... dần trong quan mà thôi!
Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Khai trí:
Vậy thì tất cả thành viên Quốc hội lẫn thành viên Chính phủ cần hỏi nhân dân đã yên tâm vào đồng nội tệ - đồng bạc ông Hồ, hay chưa; trước khi mở miệng nói về việc huy động vàng, USD trong dân.
Không có kết quả dân giữ vàng, đô mà không có nguyên nhân gốc! Thật ra muốn biết đồng tiền trong nước đã biến động ra sao đâu có khó và kết quả của việc dân trữ vàng, USD chính là sự bất an vì sự phập phù của đồng nội tệ. Tư duy “hết tiền thì in” chưa bao giờ là đúng cả bởi nó là cách làm mất giá đồng nội tệ so với vàng, USD đang được trữ trong nước.
Sự mất giá thể hiện qua ba điều mà bất kỳ người dân nào cũng nhìn ra: Một là lãi suất huy động vàng, USD thấp, Hai là giá vàng, USD trong nước thấp hơn thế giới; Ba là vật giá trong nước thiếu ổn định.
Một ví dụ cụ thể gần đây: Từ khoảng giữa tháng 2/2019 đến đầu tháng 6/2019, xăng tăng giá hơn 20% thì các mặt hàng khác phải tăng theo là tất yếu chứ không phải tăng giá theo là hành vi trục lợi. Vật giá không đứng yên mà luôn biến động, nhưng sự biến động theo quy luật thị trường một cách khách quan không cần bất cứ chỉ đạo nào có “mùi hoa sữa” duy ý chí.
Những ai từng nói huy động vàng, USD trong dân để trả nợ công lại càng phi lý hơn!
Nền kinh tế quốc gia đang bội chi (thu không đủ chi)! Nếu chi nhiều cho đầu tư phát triển thì tình trạng bội chi lại rất hay. Nhưng nếu chi trả nợ và nhất là chi thường xuyên để nuôi bộ máy chính trị thì vô cùng đáng lo (riêng chi nuôi bộ máy chiếm 70%).
Các khoản lãi vay phải trả nước ngoài lẫn nợ công trong nước từ đi vay nước ngoài đều tăng tịnh tiến bởi thực trạng này!
Nhân dân không có quyền tạo ra nợ công, chỉ “có quyền” trả lãi vay nước ngoài cho khoản nợ công ấy qua thuế, phí, giá đang cao cho đuổi kịp, cho bằng các nước phát triển. Trong khi, thu nhập bình quân lẫn hạ tầng cơ sở lại kém xa các nước phát triển; thì bắt buộc phải tích trữ đề phòng là xu hướng không tránh khỏi.
Bởi đổi đồng nội tệ bao nhiêu lần là bấy nhiêu bài học về mất giá đồng tiền!
Có một cách huy động khác: quốc hữu hóa một cách bắt buộc. Nghĩa là vũ trang tận răng vào tận nhà dân thu vàng, gom đô nhân danh sự phát triển đất nước. Nhưng làm điều đó giờ đâu dễ như “cải cách ruộng đất”, “đánh tư sản” như ngày xưa bởi biết bao công ước nhân quyền đã được ký từ sau “mở cửa”.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa (Đại học Fulbright Việt Nam) cho biết: “Số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước hiện nay là khoảng 11 triệu người.” Nghĩa là cứ 9 người Việt Nam bất kể già sắp xuống lỗ hay trẻ mới ra đời phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Xin nhấn mạnh, 9 người ấy hoàn toàn chưa trừ đi người chưa đủ tuổi lao động và người không còn khả năng lao động.
Khi còn là Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra có 30% công chức, viên chức “sáng xách cặp đi, chiều xách cặp về” cho có mặt chứ chẳng giúp ích gì. Cũng rất nhiều hội thảo chỉ ra cần nhất thể bộ máy đảng và bộ máy nhà nước để giảm áp lực bội chi qua việc giảm nhân sự.
Vậy sao không cắt ngay 30% số công chức, viên chức bất tài, ăn bám ấy và nhất thể hóa ngay bộ máy để giảm chi thường xuyên để dân thấy được thiện ý bớt tiêu xài hoang phí?
Còn đòi huy động vàng, USD trong dân mà không có sự thay đổi nào thì chính những kẻ mở mồm đòi lấy vàng, USD từ dân để trả nợ công thì không những thể hiện sự bất tài như “nhóm 30%” mà còn thể hiện cả lòng tham, độ xuẩn ngốc và tính độc ác nữa!
Có ai dám đưa vàng, USD cho những kẻ như vậy huy động không?
Dân không sợ huy động vàng trong dân, đô trong dân. Dân chỉ sợ chúng sẽ... dần trong quan mà thôi!
➥ Chú thích: Ảnh không liên quan bài viết. Một tấm ảnh có bố cục đẹp nhưng nội dung của nó thì trên cả tuyệt vời bởi nó cho người xem hiểu thế nào là tinh thần dân chủ của người Hongkong.
Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Khai trí: