Thương con như thế bằng mười hại con

Hôm nọ, mẹ nó đi chợ trưa nắng về tay xách nách mang khệ nệ rất mệt. Nó ra mở cửa xong thì thờ ơ vô ngồi coi TV tiếp để mặc mẹ nó mấy túi đồ lỉnh kỉnh và chiếc xe máy. Mẹ nó điên lên táng thằng con một bạt tay rất đau rồi ôm mặt khóc: “Sao mày không biết thương tao vậy P.? Tao chết rồi thì ai nuôi mày đây?” Rồi cả hai mẹ con cùng ôm nhau khóc. Tôi không trách thằng nhỏ vì nó chỉ làm theo quán tính, mở xong cánh cửa là đủ bổn phận rồi, còn lại thì chuyện mẹ nó có vô được nhà hay không đối với nó không quan trọng. Nó không phải không biết thương mẹ nhưng vì chính vì sự cưng chìu không cho làm gì hết của mẹ nó, sợ con mình bị thiệt thòi khiến nó trở nên không biết làm gì và cũng không biết quan tâm tới người khác. Source: fb.com/barry.gibson.142/posts/10156877173957017
Thương con như thế bằng mười hại con
Thương con như thế bằng mười hại con

Bà chị bạn dì của vợ tôi là single mom. Ngày trước do ám ảnh cảnh mẹ bị cha đánh đập tàn nhẫn nên chị thề không lấy chồng mà chỉ quen ai đó có đứa con để hủ hỉ. Thương con không có cha, chị tìm đủ mọi cách để bù đắp cho con cho dù phải cực khổ như thế nào đi nữa.

Khi Andy được 6 tháng tuổi, vợ tôi phải đi làm trở lại, một mình bà ngoại không thể chăm cháu nên gia đình tôi thuê chị giúp trông Andy. Ngoài việc trả lương bằng với lương mỗi tháng làm công nhân ra và bao luôn ăn ở, gia đình tôi còn chuyển trường cho P., con chị lúc đó đang học lớp 3 lên Sài Gòn học vì ở cháu sống ở dưới quê với bà ngoại già yếu không có ai lo cho việc học hành, ăn uống thì thiếu thốn bữa đói bữa no. Vợ tôi còn xin học bổng cho P. đi học Anh Văn ở một trường Anh Ngữ thiếu nhi có tiếng. Cả hai vợ chồng tôi đều nghĩ rằng giúp được một đứa trẻ có một tương lai tốt đẹp hơn là điều nên làm, huống chi nó cũng là bà con của mình.

Công bằng mà nói, chị giúp đỡ vợ chồng tôi rất nhiều trong việc trông Andy và cũng rất mến cu cậu. P. thì tính tình cũng hiền lành ngoan ngoãn chứ cũng không phải lì lợm khó bảo gì. Nhưng khả năng tiếp thu của P. thì cực kỳ chậm. Lên lớp ba mà những khái niệm đơn giản như một giờ có bao nhiêu phút hay một năm có bao nhiêu ngày đều không biết. Đồng hồ số điện tử thì còn xem được chứ đồng hồ kim là thua. Học hành thì quên trước quên sau và cũng không thích học.

Những lúc tôi dạy Andy tiếng Anh kiểu vừa học vừa chơi cũng gọi P. vào học chung nhưng được một hai lần thấy nó có vẻ không hứng thú nên tôi cũng không ép. Những lúc nghỉ hè rảnh rỗi, tôi mua sách thiếu nhi về cho đọc, đến khi hỏi lại thì không trả lời được câu hỏi nào hết. Có lần tôi đứng sau lưng P. thấy anh chàng nhìn vào trang sách như nhìn vào khoảng không không chớp mắt cứ như thế gần 10 phút rồi gấp sách lại. Tôi nói với vợ tôi, thằng bé này không thích chữ nghĩa nên sau này khó có thể học lên cao được. Chỉ mong rằng sau này nó học được một cái nghề gì đó cho giỏi để kiếm sống, miễn sao đó là nghề lương thiện.

Tôi nghĩ chị họ tôi cũng biết con mình không phải là đứa có thể học cao và mình cũng không thể sống đời đi làm thuê làm mướn để nuôi nó mãi. Nhưng thay vì tập cho con làm những công việc đơn giản như xếp đồ, phơi đồ, hay vo gạo nấu cơm phụ mẹ, chị giành làm hết mọi chuyện để cho con mình chơi. Những lúc ở nhà, tôi quan sát thấy nó từ lúc ngủ dậy cho tới lúc đi ngủ chỉ ngồi xem TV, chạy rông chơi với lũ trẻ hàng xóm hoặc lấy đồ chơi của Andy ra ngồi chơi chứ không học cũng không làm gì cả. Ngay cả chuyện vệ sinh cá nhân như súc miệng hay tắm gội, hôm nào nếu không được nhắc là cu cậu sẽ trốn luôn. Hai hàm răng do lâu ngày không đánh răng bằng kem nên đã có dấu hiệu bị sâu và xỉn màu. Đồ ăn trong nhà không thiếu nhưng mẹ nó vẫn mua thêm cái này cái kia cho nó ăn theo ý nó. P. thích ăn chuối chiên, mẹ nó mua cả nải chuối về lăn bột chiên cho nó ăn đến no khỏi ăn cơm.

P. có tính lơ đễnh và nhanh nhẩu đoảng. Chỉ cần từ ngoài cửa vô trong bếp thôi là quên mất người lớn dặn cái gì. Bà ngoại Andy nhiều lần nhờ P. lấy cái này cái kia giùm mình mà không được nên cũng hơi bực mình cũng la nó mấy câu, bảo tại sao không tập trung vô làm cho đàng hoàng. Mỗi lần như vậy là mẹ nó lại mặt nặng mày nhẹ, kiểu như con tôi tôi dạy, không được la nó. Bà ngoại Andy giận không nhờ nữa. Mấy lần thấy P. ngồi hết tiếng này sang tiếng khác xem TV hoặc chơi mấy thứ đồ chơi dành cho em bé hai tuổi của Andy trong khi mẹ nó bận làm việc nhà nên tôi bảo sao con không đi phụ mẹ mà ngồi đó. Nó cũng nghe lời chạy xuống bếp phụ nhưng chỉ khoảng một phút sau là lại chạy lên nói, mẹ con nói một mình mẹ con đi làm mướn đủ rồi, đâu phải là cả hai mẹ con đều đi làm người ở. Tôi nghe vậy chỉ biết lắc đầu ngao ngán, tự dặn mình sau này không bảo nó đi phụ mẹ nó nữa.

Hôm nọ, mẹ nó đi chợ trưa nắng về tay xách nách mang khệ nệ rất mệt. Nó ra mở cửa xong thì thờ ơ vô ngồi coi TV tiếp để mặc mẹ nó mấy túi đồ lỉnh kỉnh và chiếc xe máy. Mẹ nó điên lên táng thằng con một bạt tay rất đau rồi ôm mặt khóc: “Sao mày không biết thương tao vậy P.? Tao chết rồi thì ai nuôi mày đây?” Rồi cả hai mẹ con cùng ôm nhau khóc.

Tôi không trách thằng nhỏ vì nó chỉ làm theo quán tính, mở xong cánh cửa là đủ bổn phận rồi, còn lại thì chuyện mẹ nó có vô được nhà hay không đối với nó không quan trọng. Nó không phải không biết thương mẹ nhưng vì chính vì sự cưng chìu không cho làm gì hết của mẹ nó, sợ con mình bị thiệt thòi khiến nó trở nên không biết làm gì và cũng không biết quan tâm tới người khác.

Có con ai mà chẳng thương con, nhất là khi đứa con thiếu cha. Nhưng thương con thì phải hiểu rằng mình không thể bảo bọc nó suốt đời và cũng không thể chìu chuộng theo ý nó được. Con mình đã thiệt thòi hơn người khác, học lực không tốt, gia cảnh cũng không phải là khá giả thì tại sao lại không tập cho con mình làm việc cho nó quen để sau này nó còn có thể đi ra ngoài kiếm một cái nghề nuôi thân? Đã biết nghĩ rằng nếu mình có chuyện gì bất trắc thì con mình sẽ khổ thì tại sao lại không tập cho con tự lập trưởng thành sớm mà bảo bọc nó như vậy? Mình thương con mình nhưng cũng phải dạy nó cách sống cách cư xử thế nào cho người khác cũng thương nó. Thương con như thế bằng mười hại con!

Nhà giáo Huỳnh Chí Viễn

Bài về chủ đề Giáo dục:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ