Bố mẹ không tiếc tiền tìm mua cho con đủ loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe mà không biết rằng đó là những loại lại đang hại chính con mình.
◪ Đủ loại thực phẩm chức năng đáp ứng nhu cầu
Quản lý thị trường thực phẩm chức năng vẫn đang là bài toán đi tìm lời giải với cơ quan quản lý . Trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều đơn vị phân phối mặt hàng này bị xử phạt nhưng vẫn được quảng cáo, bán tràn lan, nhất là với sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho trẻ em.
Với tâm lý của Bố mẹ tại Việt Nam luôn muốn bao bọc cho con cái, không tiếc tiền chi cho con và sính hàng ngoại nên những sản phẩm được gắn nhãn mác có tiếng nước ngoài lại càng thu hút sự chú ý của phụ huynh, tìm mua bằng được.
Nhiều hiệu thuốc, cửa hàng mẹ và bé và trên các trang mạng xã hội liên tục quảng cáo, bày bán đủ các loại thuốc tân dược và thực phẩm chức năng được giới thiệu với những lời có cánh: có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đức… với mức giá không hề rẻ.
Phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm hỗ trợ cho bé ăn ngon, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng, tăng chiều cao,bổ sung các chất như canxi, tăng cân, sắt, thuốc trị bệnh ngoài da, tăng kẽm, các loại si rô ho,...
Tìm kiếm trên mạng xã hội với cụm từ thực phẩm chức năng cho trẻ sẽ có hàng triệu kết quả khác nhau với đủ các loại vitamin, thực phẩm bổ sung, canxi… Có hàng sản xuất trong nước, nhập khẩu, xách tay với giá cả dao động từ 200.000-500.000 đồng, những loại đắt có thể lên đến tiền triệu. Trong đó, nhiều loại được quảng cáo giúp trẻ ăn ngon, giảm tái phát viêm đường hô hấp…
Một trong những sản phẩm thực phẩm chức năng cho trẻ em được nhiều phụ huynh tìm mua nhất là Prospan từ Đức sản xuất. Các chuyên gia y tế cho biết, Prospan dạng siro ho được nhập khẩu và phân phối về Việt Nam bán với giá 68 nghìn đồng/hộp, “hàng xách tay” 185 - 190 nghìn đồng/hộp. Trong khi đó, Prospan Đức có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau và không phải loại nào cũng dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Mặc dù vậy, nhiều bà mẹ cứ thấy con bị ho là lại tìm mua cho bằng được sản phẩm Prospan mà không cần biết đó là loại gì.
Ngoài ra, còn có hàng loạt sản phẩm thực phẩm chức năng khác được quảng cáo về Việt Nam theo đường “xách tay” như viên ngậm Zinkleten Verla Orange,viên nhai Omega-3; tăng chiều cao Karada Arupha, Dekristol, tăng trí tuệ Eefushi... có giá lên tới gần 1 triệu đồng/ hộp.
◪ Lạm dụng “bác sĩ Google”
Các loại thực phẩm chức năng dành cho trẻ em đang rất phổ biến trên thị trường. Điều đáng lo nhất là những cửa hàng hay các trang mạng chỉ là những người bán không có chuyên môn y dược tư vấn, hướng dẫn cho khách.
Đặc biệt, rất ít bố mẹ đưa con đi khám, kiểm tra xem con mình thiếu chất gì và tuân thủ bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, nhiều phụ huynh đặt niềm tin vào “bác sĩ google”, tự tìm hiểu thông tin hoặc nghe truyền tai nhau về một sản phẩm nào đó mà không biết rằng con mình chính là nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng phải thừa nhận, người Việt Nam đang bị lạc giữa ma trận các loại thực phẩm chức năng. Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được phát minh ra ở Nhật Bản nhưng nơi này cũng chỉ cho phép đăng ký lưu hành khoảng 100 loại, nhưng tại Việt Nam nhiều vô kể.
Cũng theo ông Dũng, để sử dụng thực phẩm chức năng tốt không phải dễ. Thứ nhất về giá cả, chúng thường đắt hơn thuốc. Tại sao các bố mẹ phải bỏ ra một số tiền lớn cho thực phẩm chức năng trong khi có thể mua thức ăn, sữa bổ sung cho trẻ; khi trẻ có bệnh thì uống thuốc là chính. Hậu quả là các bố mẹ đang bị mất một khoản tiền lớn, còn thực sự tác dụng và chất lượng như thế nào thì không thể biết được.
Theo đó việc dùng thực phẩm chức năng cho trẻ cần phải theo chỉ định của các bác sĩ. Những trẻ có bệnh mãn tính như bệnh chữa dài ngày, ung thư hay bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, ăn bằng đường tiêu hóa không đủ, hoặc sống trong hoàn cảnh đặc biệt thì nên bổ sung thực phẩm chức năng. Với những bé đầy đủ dinh dưỡng, không bệnh tật thì không cần thiết, ông Dũng khuyên.
Ông Nguyễn Huy Trang, đội phó đội QLTT số 19, Cục Quản lý thị trường cho biết: Tình trạng làm nhái, làm giả, và buôn lậu dược liệu, đặc biệt là thực phẩm chức năng dành cho trẻ em ngày một tinh vi, khiến các cơ quan quản lý thuốc khó khăn trong việc phát hiện hay bắt quả tang. Bởi vậy, mỗi gia đình nên cảnh giác khi mua các loại sản phẩm cho trẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với con em mình.
Cũng theo ông Trang, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, sự quan tâm chăm sóc cho trẻ cũng được các bố mẹ chú trọng hơn. Đôi khi là quá mức đặc biệt là những gia đình ở các thành phố lớn. Do vậy mà các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon, tăng cường sức đề kháng, tiêu hóa tốt, tăng trưởng chiều cao... cho trẻ ồ ạt ra đời, đây chính cũng là khe hở khiến cho nhiều cơ sở và cá nhân tìm cách làm giả chuộc lợi.
Thực phẩm chức năng hàng nhái, hàng giả là nguồn thu siêu lợi nhuận. Do vậy, những đường dây, ổ nhóm đã bất chấp tính mạng con người, coi thường luật pháp vẫn ngày càng hoạt động tinh vi, táo tợn hơn. Người tiêu dùng thì không phải ai cũng có thể biết mua loại nào thực sự tốt và phù hợp với thể trạng của con mình.
Bên cạnh việc quan sát bằng cảm quan về nhãn mác bên ngoài (độ sắc nét, màu sắc, xuất xứ...), các phụ huynh cần tìm hiểu và mua các loại sản phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại những hiệu thuốc có uy tín cũng như nhãn hàng được tin dùng và phải được chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng của con trẻ. Quan trọng hơn cả là việc sử dụng phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ.
Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y dược Sài Gòn.
Bài về chủ đề Cảnh báo:
◪ Đủ loại thực phẩm chức năng đáp ứng nhu cầu
Quản lý thị trường thực phẩm chức năng vẫn đang là bài toán đi tìm lời giải với cơ quan quản lý . Trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều đơn vị phân phối mặt hàng này bị xử phạt nhưng vẫn được quảng cáo, bán tràn lan, nhất là với sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho trẻ em.
Với tâm lý của Bố mẹ tại Việt Nam luôn muốn bao bọc cho con cái, không tiếc tiền chi cho con và sính hàng ngoại nên những sản phẩm được gắn nhãn mác có tiếng nước ngoài lại càng thu hút sự chú ý của phụ huynh, tìm mua bằng được.
Nhiều hiệu thuốc, cửa hàng mẹ và bé và trên các trang mạng xã hội liên tục quảng cáo, bày bán đủ các loại thuốc tân dược và thực phẩm chức năng được giới thiệu với những lời có cánh: có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đức… với mức giá không hề rẻ.
➥ Lạm dụng thực phẩm chức năng ngoại, có nguy cơ gây hại cho trẻ.
Phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm hỗ trợ cho bé ăn ngon, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng, tăng chiều cao,bổ sung các chất như canxi, tăng cân, sắt, thuốc trị bệnh ngoài da, tăng kẽm, các loại si rô ho,...
Tìm kiếm trên mạng xã hội với cụm từ thực phẩm chức năng cho trẻ sẽ có hàng triệu kết quả khác nhau với đủ các loại vitamin, thực phẩm bổ sung, canxi… Có hàng sản xuất trong nước, nhập khẩu, xách tay với giá cả dao động từ 200.000-500.000 đồng, những loại đắt có thể lên đến tiền triệu. Trong đó, nhiều loại được quảng cáo giúp trẻ ăn ngon, giảm tái phát viêm đường hô hấp…
Một trong những sản phẩm thực phẩm chức năng cho trẻ em được nhiều phụ huynh tìm mua nhất là Prospan từ Đức sản xuất. Các chuyên gia y tế cho biết, Prospan dạng siro ho được nhập khẩu và phân phối về Việt Nam bán với giá 68 nghìn đồng/hộp, “hàng xách tay” 185 - 190 nghìn đồng/hộp. Trong khi đó, Prospan Đức có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau và không phải loại nào cũng dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Mặc dù vậy, nhiều bà mẹ cứ thấy con bị ho là lại tìm mua cho bằng được sản phẩm Prospan mà không cần biết đó là loại gì.
Ngoài ra, còn có hàng loạt sản phẩm thực phẩm chức năng khác được quảng cáo về Việt Nam theo đường “xách tay” như viên ngậm Zinkleten Verla Orange,viên nhai Omega-3; tăng chiều cao Karada Arupha, Dekristol, tăng trí tuệ Eefushi... có giá lên tới gần 1 triệu đồng/ hộp.
◪ Lạm dụng “bác sĩ Google”
Các loại thực phẩm chức năng dành cho trẻ em đang rất phổ biến trên thị trường. Điều đáng lo nhất là những cửa hàng hay các trang mạng chỉ là những người bán không có chuyên môn y dược tư vấn, hướng dẫn cho khách.
Đặc biệt, rất ít bố mẹ đưa con đi khám, kiểm tra xem con mình thiếu chất gì và tuân thủ bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, nhiều phụ huynh đặt niềm tin vào “bác sĩ google”, tự tìm hiểu thông tin hoặc nghe truyền tai nhau về một sản phẩm nào đó mà không biết rằng con mình chính là nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng phải thừa nhận, người Việt Nam đang bị lạc giữa ma trận các loại thực phẩm chức năng. Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được phát minh ra ở Nhật Bản nhưng nơi này cũng chỉ cho phép đăng ký lưu hành khoảng 100 loại, nhưng tại Việt Nam nhiều vô kể.
Cũng theo ông Dũng, để sử dụng thực phẩm chức năng tốt không phải dễ. Thứ nhất về giá cả, chúng thường đắt hơn thuốc. Tại sao các bố mẹ phải bỏ ra một số tiền lớn cho thực phẩm chức năng trong khi có thể mua thức ăn, sữa bổ sung cho trẻ; khi trẻ có bệnh thì uống thuốc là chính. Hậu quả là các bố mẹ đang bị mất một khoản tiền lớn, còn thực sự tác dụng và chất lượng như thế nào thì không thể biết được.
Theo đó việc dùng thực phẩm chức năng cho trẻ cần phải theo chỉ định của các bác sĩ. Những trẻ có bệnh mãn tính như bệnh chữa dài ngày, ung thư hay bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, ăn bằng đường tiêu hóa không đủ, hoặc sống trong hoàn cảnh đặc biệt thì nên bổ sung thực phẩm chức năng. Với những bé đầy đủ dinh dưỡng, không bệnh tật thì không cần thiết, ông Dũng khuyên.
Ông Nguyễn Huy Trang, đội phó đội QLTT số 19, Cục Quản lý thị trường cho biết: Tình trạng làm nhái, làm giả, và buôn lậu dược liệu, đặc biệt là thực phẩm chức năng dành cho trẻ em ngày một tinh vi, khiến các cơ quan quản lý thuốc khó khăn trong việc phát hiện hay bắt quả tang. Bởi vậy, mỗi gia đình nên cảnh giác khi mua các loại sản phẩm cho trẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với con em mình.
Cũng theo ông Trang, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, sự quan tâm chăm sóc cho trẻ cũng được các bố mẹ chú trọng hơn. Đôi khi là quá mức đặc biệt là những gia đình ở các thành phố lớn. Do vậy mà các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon, tăng cường sức đề kháng, tiêu hóa tốt, tăng trưởng chiều cao... cho trẻ ồ ạt ra đời, đây chính cũng là khe hở khiến cho nhiều cơ sở và cá nhân tìm cách làm giả chuộc lợi.
Thực phẩm chức năng hàng nhái, hàng giả là nguồn thu siêu lợi nhuận. Do vậy, những đường dây, ổ nhóm đã bất chấp tính mạng con người, coi thường luật pháp vẫn ngày càng hoạt động tinh vi, táo tợn hơn. Người tiêu dùng thì không phải ai cũng có thể biết mua loại nào thực sự tốt và phù hợp với thể trạng của con mình.
Bên cạnh việc quan sát bằng cảm quan về nhãn mác bên ngoài (độ sắc nét, màu sắc, xuất xứ...), các phụ huynh cần tìm hiểu và mua các loại sản phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại những hiệu thuốc có uy tín cũng như nhãn hàng được tin dùng và phải được chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng của con trẻ. Quan trọng hơn cả là việc sử dụng phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ.
Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y dược Sài Gòn.
Bài về chủ đề Cảnh báo: