Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông... 8 lần lỡ hẹn và bài học xương máu

Muộn 7 năm so với kế hoạch và 8 lần lỡ hẹn, đường sắt Cát Linh- Hà Đông có lẽ là một trong những dự án giao thông nhiều trắc trở nhất. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện đã hoàn thành 99%, còn 1% phải chờ tư vấn thẩm định điều kiện vận hành an toàn nên chưa thể nói chính xác ngày nào đi vào hoạt động chính thức. Đây là một trong những nội dung trong báo cáo giải trình của Bộ Giao thông Vận tải tại kỳ họp Quốc hội vừa qua về dự án đường sắt kỷ lục về lỡ hẹn này. Source: http://vietstarusa.com/duong-sat-tren-cao-cat-linh--ha-dong-8-lan-lo-hen-va-bai-hoc-xuong-mau-d4635.html
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông... 8 lần lỡ hẹn và bài học xương máu
Muộn 7 năm so với kế hoạch và 8 lần lỡ hẹn, đường sắt Cát Linh- Hà Đông có lẽ là một trong những dự án giao thông nhiều trắc trở nhất.

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông... 8 lần lỡ hẹn và bài học xương máu

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện đã hoàn thành 99%, còn 1% phải chờ tư vấn thẩm định điều kiện vận hành an toàn nên chưa thể nói chính xác ngày nào đi vào hoạt động chính thức. Đây là một trong những nội dung trong báo cáo giải trình của Bộ Giao thông Vận tải tại kỳ họp Quốc hội vừa qua về dự án đường sắt kỷ lục về lỡ hẹn này.

Hà Nội thậm chí đã lên kịch bản điều chỉnh luồng tuyến xe bus kết nối với đường sắt trên cao từ lâu. Thế nhưng, 11 năm với rất nhiều lần hứa hẹn đưa vào hoạt động, tới thời điểm này, dự án vẫn nằm yên khiến người dân Thủ đô thêm một lần nữa thất vọng.

Hình ảnh ấn tượng nhất đối với đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện nay có lẽ là khi nó trở thành chỗ trú nắng, mưa cho người đi đường mỗi khi dừng chờ đèn đỏ.

PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, cho biết khi nhận câu trả lời của Bộ trưởng Bộ GTVT rằng chưa có ngày hẹn để đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động, không chỉ riêng ông mà nhiều đại biểu trong hội trường đều có cảm giác thất vọng.

“Nỗi thất vọng đầu tiên vì sau 8 lần lỡ hẹn, đến thời điểm này lại chưa biết khi nào đưa vào vận hành. Nỗi thất vọng thứ hai, chúng ta là chủ đầu tư nhưng chúng ta lại để nhà thầu dẫn dắt và chúng ta phải chạy theo” - ông Hoàng Văn Cường nói.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 99% và còn 1% nhưng 1% này lại vô cùng quan trọng. "Dự án có thành công hay không nằm ở 1% này để trả lời kết quả. Nếu như tư vấn về kiểm tra giám định chỉ ra rằng dự án này an toàn, có thể đưa vào vận hành được thì khi ấy, chúng ta mới yên tâm và tin tưởng. Nếu câu trả lời là 'chưa đủ điều kiện' thì dự án này còn tiếp tục kéo dài, thậm chí chưa thể nói đến ngày nào chúng ta đưa vào vận hành được" - ông Cường giải thích thêm.

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông... 8 lần lỡ hẹn và bài học xương máu

Dự án này cho chúng ta bài học vô cùng đắt giá. Rất nhiều dự án ODA mang lại hiệu quả tốt nhưng tại sao dự án này lại mang đến hậu quả rất trầm trọng như vậy?

Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường, đây là bài học về xây dựng dự án, lựa chọn nhà cung cấp nguồn vốn. Nhà tư vấn thiết kế có đủ trình độ, kinh nghiệm...? Nhà tài trợ vốn có đưa điều kiện ràng buộc bất lợi cho chúng ta (như phải nhận nhà thầu của họ, nhận thiết bị, chuyên gia của họ...) không? Đây là những bài học lớn cho các dự án khác trong tương lai.

Nhìn những tuyến đường ray khổng lồ trên cao vắt ngang Hà Nội nằm phơi sương phơi nắng bao năm qua, người dân vừa sốt ruột mà vừa xót ruột. Nó là cả khối tiền và khối công sức khổng lồ đang “chôn chân” giữa Thủ đô. Nếu tuyến đường này đủ điều kiện đi vào hoạt động thì cũng chưa phải là xong, còn phải là vận hành an toàn, chưa kể trước mắt Hà Nội cũng sẽ phải bù lỗ để vận hành mỗi năm.

Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường nhức nhối này phải là bài học xương máu cho chúng ta trong phát triển hạ tầng. Chúng ta non yếu trong thiết kế đàm phán, lựa chọn đối tác, Điều đó có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

Theo VietStarNews.
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ