Khi có trách nhiêm công dân thì dù ở môi trường nào, cương vị nào người ta đều cân nhắc đến lợi ích của cộng đồng. Đó là câu chuyện của Sugihara Chiune - người đã cứu giúp gần 6.000 người Do Thái ở châu Âu trong Đệ nhị thế chiến, được ông Nguyễn Quốc Vương nhắc lại nhằm khẳng định giá trị của việc giáo dục công dân qua bài học từ Nhật Bản.
“Có những người tuyệt vời trong không gian gia đình, không gian thuộc về họ, còn trong không gian xã hội họ là một người công dân tồi”
Khi nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản, ông Nguyễn Quốc Vương cho rằng mục tiêu cuối cùng của họ là tạo ra những người công dân dân chủ. Việc giáo dục con người trở thành công dân có trách nhiệm sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này của gia đình, cộng đồng và đất nước.
“Thực tế, có những người tuyệt vời trong không gian gia đình, không gian thuộc về họ, còn trong không gian xã hội họ là một người công dân tồi, vì cảm quan công dân của họ rất thấp”, ông Vương nói.
Cảm quan ở đây chính là một thói quen trong vô thức dẫn dắt con người hành động. Xã hội có ba kiểu người: người ở môi trường nào cũng là người tốt, người ở môi trường nào cũng là người xấu, người ở môi trường tốt là người tốt và ở môi trường xấu là người xấu.
Ông Nguyễn Quốc Vương kể rằng: “Dưới chế độ phát xít Nhật khắc nghiệt, vẫn có những người Nhật cứu đến 6.000 người Do Thái vì họ là con người có giá trị cốt lõi rất cơ bản”.
Nhân vật trong câu chuyện mà ông Vương nói đến là ngài Sugihara Chiune - Phó tổng lãnh sự Đế quốc Nhật Bản tại Litva. Trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến, Đế quốc Nhật Bản và Đức Quốc xã đang tiến hành liên minh trong Phe Trục. Tuy nhiên, ông vẫn giúp gần 6.000 người Do Thái rời khỏi Litva bằng cách cấp cho họ thị thực quá cảnh vào Nhật để tị nạn diệt chủng.
Cụ thể, khi tình hình chính trị căng thẳng, ông đã bỏ qua các yêu cầu và cấp cho những người Do Thái một thị thực thời hạn mười ngày để quá cảnh qua Nhật Bản, vi phạm mệnh lệnh cấp trên.
Thị thực được Sugihara viết tay 18–20 giờ mỗi ngày. Mãi cho đến ngày 4/9/1940, khi bị buộc phải rời nhiệm sở trước thời điểm đại sứ quán bị đóng cửa, ông vẫn cố gắng viết các thị thực trong lúc chờ quá cảnh từ khách sạn của mình.
Sau khi lên tàu tại nhà ga Kaunas, ông ném những tờ thị thực ra khỏi cửa sổ xe lửa vào đám đông những người tị nạn tuyệt vọng. Năm 1985, Israel vinh danh ông với giải thưởng Người hải ngoại công chính.
Vài chục năm sau sự kiện trên, khi được báo chí hỏi về việc tại sao ông mạo hiểm sự nghiệp của mình để cứu người khác, ông nói đơn giản: “Tôi làm điều đó chỉ vì tôi có lòng thương xót con người. Họ muốn thoát ra vì vậy tôi để cho họ có được thị thực”.
Từ trường hợp điển hình của một người Nhật Bản công chính, ông Nguyễn Quốc Vương cho rằng khi có trách nhiệm công dân thì dù ở môi trường nào, cương vị nào người ta đều cân nhắc đến lợi ích của cộng đồng.
Giáo dục công dân không phải một sự thuyết giáo, ở Nhật, luôn có nhân viên thư viện tư vấn cho gia đình có con đến khám lần đầu ở trung tâm phúc lợi
Là người từng phổ biến nhiều dự án khuyến khích đọc sách và truyền đạt kinh nghiệm giáo dục của người Nhật đến đại chúng Việt Nam sau khi trở về nước trong tư cách nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, ông Nguyễn Quốc Vương cho rằng vấn đề giáo dục công dân nếu chỉ nhìn ở tiêu đề sách thì người ta thường nghĩ nó là một sự thuyết giáo.
Tuy nhiên, người Mỹ hay Nhật chỉ giải thích trong sách những khái niệm căn bản như thế nào là trung thực, công bằng, trách nhiệm với cộng đồng - quốc gia. Đó là những vấn đề tồn tại chung của một đất nước văn minh.
Theo ông Nguyễn Quốc Vương, khi gia đình ông sinh con đầu lòng tại Nhật, ông đã tự học hỏi cách chăm con và dịch quyển “Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản”, để rồi sau này mở rộng thành một dự án xã hội tại Việt Nam.
“Ở Nhật, họ có lớp dạy cách làm bố mẹ như thế nào, từ cách tắm cho con đến chăm sóc con ra sao. Khi về Việt Nam, nhờ kiến thức đó, gia đình chúng tôi tự tay chăm sóc được hai cháu bé”, ông Vương chia sẻ.
Nói về trải nghiệm ở Nhật, ông Vương kể rằng lúc con mình được ba tháng tuổi, gia đình đưa bé đi khám sức khỏe lần đầu tại trung tâm phúc lợi theo chính sách chung. Trung tâm cử ra ba người gặp gỡ gia đình. Ngoài bác sĩ khám tổng quát, bác sĩ dinh dưỡng thì người thứ ba không ai ngờ đến lại là nhân viên thư viện thành phố.
Nhân viên này hướng dẫn gia đình về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với trẻ dưới 6 tuổi, về cách đọc sách, đọc ở đâu, sau đó, họ còn tặng một quyển sách cho trẻ.
Nhà nghiên cứu giáo dục kể lại: “Lúc đầu, tôi cũng nghi ngờ vì cháu còn chưa biết chữ thì đọc sách làm sao. Nhưng khi về nhà xem lại, tôi thấy quyển sách đó rất đơn giản, chỉ hơn 20 trang. Mỗi trang họ ghi một sự vật trong thiên nhiên, ví dụ âm thanh tiếng lá rơi, tiếng nước chảy, ô tô chạy ra sao... Sau một tuần, cháu có phản ứng rất tích cực, tương tác rất tốt”.
Ông Vương nhận định giáo dục vốn dĩ gồm ba bộ phận là gia đình, nhà trường và xã hội, lâu nay như một thói quen, chúng ta thường phó mặc cho nhà trường. Bố mẹ chỉ quan tâm làm sao cho con ăn ngon, mặc đẹp mà không quan tâm đến môi trường xã hội có tốt lên hay không. Muốn như vậy, họ phải dũng cảm hợp tác với người khác.
“Muốn mình không cảm thấy bất an và tự tin hơn trong việc nuôi dạy con thì chỉ có cách học hỏi và tự suy nghiệm, tham gia vào các hoạt động xã hội”, ông Vương khuyến nghị.
Phương Danh (theo Nhịp sống kinh tế)
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng:
➥ Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương.
“Có những người tuyệt vời trong không gian gia đình, không gian thuộc về họ, còn trong không gian xã hội họ là một người công dân tồi”
Khi nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản, ông Nguyễn Quốc Vương cho rằng mục tiêu cuối cùng của họ là tạo ra những người công dân dân chủ. Việc giáo dục con người trở thành công dân có trách nhiệm sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này của gia đình, cộng đồng và đất nước.
“Thực tế, có những người tuyệt vời trong không gian gia đình, không gian thuộc về họ, còn trong không gian xã hội họ là một người công dân tồi, vì cảm quan công dân của họ rất thấp”, ông Vương nói.
Cảm quan ở đây chính là một thói quen trong vô thức dẫn dắt con người hành động. Xã hội có ba kiểu người: người ở môi trường nào cũng là người tốt, người ở môi trường nào cũng là người xấu, người ở môi trường tốt là người tốt và ở môi trường xấu là người xấu.
Ông Nguyễn Quốc Vương kể rằng: “Dưới chế độ phát xít Nhật khắc nghiệt, vẫn có những người Nhật cứu đến 6.000 người Do Thái vì họ là con người có giá trị cốt lõi rất cơ bản”.
Nhân vật trong câu chuyện mà ông Vương nói đến là ngài Sugihara Chiune - Phó tổng lãnh sự Đế quốc Nhật Bản tại Litva. Trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến, Đế quốc Nhật Bản và Đức Quốc xã đang tiến hành liên minh trong Phe Trục. Tuy nhiên, ông vẫn giúp gần 6.000 người Do Thái rời khỏi Litva bằng cách cấp cho họ thị thực quá cảnh vào Nhật để tị nạn diệt chủng.
➥ Sugihara Chiune và những tấm thị thực cứu mạng hàng ngàn người Do Thái.
Cụ thể, khi tình hình chính trị căng thẳng, ông đã bỏ qua các yêu cầu và cấp cho những người Do Thái một thị thực thời hạn mười ngày để quá cảnh qua Nhật Bản, vi phạm mệnh lệnh cấp trên.
Thị thực được Sugihara viết tay 18–20 giờ mỗi ngày. Mãi cho đến ngày 4/9/1940, khi bị buộc phải rời nhiệm sở trước thời điểm đại sứ quán bị đóng cửa, ông vẫn cố gắng viết các thị thực trong lúc chờ quá cảnh từ khách sạn của mình.
Sau khi lên tàu tại nhà ga Kaunas, ông ném những tờ thị thực ra khỏi cửa sổ xe lửa vào đám đông những người tị nạn tuyệt vọng. Năm 1985, Israel vinh danh ông với giải thưởng Người hải ngoại công chính.
Vài chục năm sau sự kiện trên, khi được báo chí hỏi về việc tại sao ông mạo hiểm sự nghiệp của mình để cứu người khác, ông nói đơn giản: “Tôi làm điều đó chỉ vì tôi có lòng thương xót con người. Họ muốn thoát ra vì vậy tôi để cho họ có được thị thực”.
Từ trường hợp điển hình của một người Nhật Bản công chính, ông Nguyễn Quốc Vương cho rằng khi có trách nhiệm công dân thì dù ở môi trường nào, cương vị nào người ta đều cân nhắc đến lợi ích của cộng đồng.
Giáo dục công dân không phải một sự thuyết giáo, ở Nhật, luôn có nhân viên thư viện tư vấn cho gia đình có con đến khám lần đầu ở trung tâm phúc lợi
Là người từng phổ biến nhiều dự án khuyến khích đọc sách và truyền đạt kinh nghiệm giáo dục của người Nhật đến đại chúng Việt Nam sau khi trở về nước trong tư cách nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, ông Nguyễn Quốc Vương cho rằng vấn đề giáo dục công dân nếu chỉ nhìn ở tiêu đề sách thì người ta thường nghĩ nó là một sự thuyết giáo.
Tuy nhiên, người Mỹ hay Nhật chỉ giải thích trong sách những khái niệm căn bản như thế nào là trung thực, công bằng, trách nhiệm với cộng đồng - quốc gia. Đó là những vấn đề tồn tại chung của một đất nước văn minh.
Theo ông Nguyễn Quốc Vương, khi gia đình ông sinh con đầu lòng tại Nhật, ông đã tự học hỏi cách chăm con và dịch quyển “Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản”, để rồi sau này mở rộng thành một dự án xã hội tại Việt Nam.
“Ở Nhật, họ có lớp dạy cách làm bố mẹ như thế nào, từ cách tắm cho con đến chăm sóc con ra sao. Khi về Việt Nam, nhờ kiến thức đó, gia đình chúng tôi tự tay chăm sóc được hai cháu bé”, ông Vương chia sẻ.
➥ Những quyển sách của Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương đúc kết từ kinh nghiệm của nền giáo dục Nhật Bản.
Nói về trải nghiệm ở Nhật, ông Vương kể rằng lúc con mình được ba tháng tuổi, gia đình đưa bé đi khám sức khỏe lần đầu tại trung tâm phúc lợi theo chính sách chung. Trung tâm cử ra ba người gặp gỡ gia đình. Ngoài bác sĩ khám tổng quát, bác sĩ dinh dưỡng thì người thứ ba không ai ngờ đến lại là nhân viên thư viện thành phố.
Nhân viên này hướng dẫn gia đình về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với trẻ dưới 6 tuổi, về cách đọc sách, đọc ở đâu, sau đó, họ còn tặng một quyển sách cho trẻ.
Nhà nghiên cứu giáo dục kể lại: “Lúc đầu, tôi cũng nghi ngờ vì cháu còn chưa biết chữ thì đọc sách làm sao. Nhưng khi về nhà xem lại, tôi thấy quyển sách đó rất đơn giản, chỉ hơn 20 trang. Mỗi trang họ ghi một sự vật trong thiên nhiên, ví dụ âm thanh tiếng lá rơi, tiếng nước chảy, ô tô chạy ra sao... Sau một tuần, cháu có phản ứng rất tích cực, tương tác rất tốt”.
Ông Vương nhận định giáo dục vốn dĩ gồm ba bộ phận là gia đình, nhà trường và xã hội, lâu nay như một thói quen, chúng ta thường phó mặc cho nhà trường. Bố mẹ chỉ quan tâm làm sao cho con ăn ngon, mặc đẹp mà không quan tâm đến môi trường xã hội có tốt lên hay không. Muốn như vậy, họ phải dũng cảm hợp tác với người khác.
“Muốn mình không cảm thấy bất an và tự tin hơn trong việc nuôi dạy con thì chỉ có cách học hỏi và tự suy nghiệm, tham gia vào các hoạt động xã hội”, ông Vương khuyến nghị.
Phương Danh (theo Nhịp sống kinh tế)
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng: