Trước đây, Việt Nam dùng hai nguồn vốn đầu tư là ngân sách và ODA. Nay, theo phát ngôn chính thức của Bộ Giao thông Vận tải tại Quốc hội, chúng ta chuyển sang phương thức nước ngoài mang vốn vào Việt Nam đầu tư có quyền chọn nhà thầu, tôi cho rằng đây là phương thức huy động vốn khủng khiếp mà TW Đảng và Quốc hội cũng chưa chuẩn bị cả về tư duy và pháp lý.
Về đầu tư bằng vốn ngân sách bao gồm vốn có và vốn huy động trái phiếu chính phủ. Với nguồn vốn này, các cơ quan nhà nước ta thực hiện đầy đủ luật pháp về đầu tư, xây dựng, đấu thầu...
Về đầu tư bằng vốn ODA. ODA là vốn vay chính thức của chính phủ. Về nguyên tắc Việt Nam là chủ sở hữu vốn, Việt Nam tổ chức đấu thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, nhà thầu cung cấp thiết bị... Tức là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam được thực hiện đầy đủ.
Tuy nhiên, trong thực tế, quốc gia cung cấp ODA đề nghị (có thể không có cách lựa chọn khác) chọn nhà thầu quốc gia họ thực hiện một khâu nào đó, thường là cung cấp thiết bị.
Chuyển sang phương thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, họ cung cấp vốn, chỉ định nhà thầu thi công của họ, chỉ định nhà thầu cung cấp thiết bị của họ... có chăng, chúng ta chỉ còn ban quản lý dự án và nhà thầu giám sát mang tính hình thức. Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông thể hiện rõ: Việt Nam mất chủ quyền trên đất nước mình. Hệ thống pháp luật bị vô hiệu.
➥ Đã xuất hiện nhiều ý kiến kịch liệt phản đối giao dự án cao tốc Bắc-Nam cho Trung cộng!
Tôi mong muốn trí thức, luật sư, những người am hiểu pháp lý, đầu tư có tiếng nói cảnh báo với TW Đảng và Quốc hội để có cách xử lý bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nb. Trần Quang Vũ
Bài về chủ đề Đề xuất: