Bạn có biết: Đờn tranh Cổ-nhạc Miền-Nam tinh tuý và rất khác Cổ tranh (Guzheng) của Trung quốc, Koto của Nhựt-Bổn!

Guzheng, Kayakum, Koto của Trung-Hoa, Đại-Hàn, Nhựt-Bổn bây giờ kỹ thuật đều lai hợp-âm của Tây-phương hết, quánh dèo dèo, âm nhạc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ai như Cổ-nhạc Miền-Nam ngồi mò mò nhấn nhá thê lương... Nhưng đó mới là cái khó, cái ớn ăn nhứt của nhạc cổ chúng ta. Các nghệ-sỹ Đờn-Tranh Châu Á đến Việt-Nam rất thích, ngưỡng mộ Đờn-Tranh Việt-Nam vì các thầy đờn Việt-Nam tinh tế trong kỹ thuật nhấn nhá tạo tình cảm sâu sắc cho bản nhạc, mà họ không làm được… Bạn có biết: Đờn tranh Cổ-nhạc Miền-Nam tinh tuý và rất khác Cổ tranh (Guzheng) của Trung quốc, Koto của Nhựt-Bổn nha!
Bạn có biết: Đờn tranh Cổ-nhạc Miền-Nam tinh tuý và rất khác Cổ tranh (Guzheng) của Trung quốc, Koto của Nhựt-Bổn nha!

Bạn có biết: Đờn tranh Cổ-nhạc Miền-Nam tinh tuý và rất khác Cổ tranh (Guzheng) của Trung quốc, Koto của Nhựt-Bổn nha!

Bạn có biết: Đờn tranh Cổ-nhạc Miền-Nam tinh tuý và rất khác Cổ tranh (Guzheng) của Trung quốc, Koto của Nhựt-Bổn nha!

Mới tậu cây Đờn Koto (Đờn-tranh Nhựt-Bổn). Hôm nào quởn quánh cho nghe. Trong các loại Đờn-Tranh Châu-Á, chỉ có Đờn-Tranh Việt-Nam môn Cổ-nhạc Miền-Nam là còn lưu giữ ngón rung nhấn cổ, ta kêu là thủ pháp của họ Đờn-Tranh cổ. Nam-kỳ kêu là chữ MA của nhạc cổ. Có nghĩa là cái chữ đờn nhấn phải nhức nhói tâm hồn, quặn thắt tâm can, một chữ đờn là ra nước mắt, không phải ai cũng làm được. Chớ phải đờn dèo dèo là giỏi.

Còn Guzheng, Kayakum, Koto của Trung-Hoa, Đại-Hàn, Nhựt-Bổn bây giờ kỹ thuật đều lai hợp-âm của Tây-phương hết, quánh dèo dèo, âm nhạc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ai như Cổ-nhạc Miền-Nam ngồi mò mò nhấn nhá thê lương... Nhưng đó mới là cái khó, cái ớn ăn nhứt của nhạc cổ chúng ta. Các nghệ-sỹ Đờn-Tranh Châu Á đến Việt-Nam rất thích, ngưỡng mộ Đờn-Tranh Việt-Nam vì các thầy đờn Việt-Nam tinh tế trong kỹ thuật nhấn nhá tạo tình cảm sâu sắc cho bản nhạc, mà họ không làm được. Vì thứ nhứt là họ là bị lai căng hợp âm Tây phương quá nhiều trong thời đại mới, cái thứ hai là dây đờn của họ dầy quá, họ chỉ khảy lẹ lẹ, tay trái bốc hợp âm cho đầy đặn như Piano chớ họ ít có tập trung nhấn nhá sâu sắc như cổ nhạc của xứ mình.

Cho nên, cây Đờn-Tranh và nhạc cổ của xứ mình nó hấp dẫn không chỉ với người Tây Âu, mà còn rất hấp dẫn với người Châu Á, các nước Đồng văn nữa. Nhạc cổ mình có nét riêng, không giống nước nào ở Châu Á hết.

Học đờn-tranh đi sẽ rõ hơn, đờn-tranh là cây đờn cổ phong phú nhứt. Vì không chỉ có ở Việt-Nam mà các nước đồng văn đều có. Học rồi so sánh, sẽ thấy nó hay dở chỗ nào, để biết thương tiền nhơn chúng ta.

Petrus Tran
Bài về chủ đề Khác lạ-Kỳ thú:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ