Từ thế kỷ XV-XVII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thông qua các biện pháp như thu thuế tàu thuyền buôn nước ngoài; thiết lập đội hải quân Hoàng Sa, hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hóa từ những chiếc tàu bị đắm trên vùng Biển Đông…
◪ Tài liệu lịch sử 500 năm trước
Thời nhà Nguyễn, các vị vua chúa nước ta đã quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển từ rất sớm. Các hoạt động vươn ra biển Đông của nhà Nguyễn thời ấy chính là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh hải và khai thác biển đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi chép tương đối đầy đủ, thống nhất trong các bộ sử ký của nhà Nguyễn, cũng như trong các tài liệu của nước ngoài mà chúng ta thu thập được trong những năm đổi mới và mở cửa hội nhập...
Theo tư liệu lịch sử, có một vị cao tăng pháp danh Thích Đại Sán là một trong những vị cao tăng người Trung Hoa được chúa Nguyễn mời đến đất Thuận Hóa để truyền kinh Phật. Ông này tương truyền chính là người đã khai sáng chùa Thiền Lâm vào năm 1695, mở Đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ (Huế), làm cố vấn chính trị cho chúa Nguyễn Phúc Chu.
Ông đến Thuận Hóa bằng đường biển, qua cảng thị Hội An. Khi trở về cố quốc, vị cao tăng đã viết cuốn Hải ngoại ký sự.
Cuốn sách được xem là một cẩm nang đối với giới nghiên cứu. Đọc Hải ngoại ký sự có thể thấy từ thế kỷ XV-XVII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thông qua các biện pháp: thu thuế tàu thuyền buôn nước ngoài; thiết lập đội hải quân Hoàng Sa, hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hóa từ những chiếc tàu bị đắm trên vùng biển này.
Trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1726-1784) có 2 đoạn viết về Hoàng Sa: “Ở ngoài núi Cù Lao Ré (tức huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) có đảo Đại Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa). Ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều Hải vật chở đi bán các nơi, nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi 3 ngày mới đến được Đại Trường Sa...
Ở trong các hòn đảo có bãi cát vàng, dài chừng hơn 30 dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong nhìn suốt đáy. Ở trên các hòn đảo có vô số tổ yến, còn các thứ chim thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con... Trên bãi có rất nhiều vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là ốc tai voi, lớn như chiếc chiếu... Lại có thứ ốc được gọi là ốc xà cừ, thứ ốc này để trang sức các đồ dùng... Có thứ đại mạo là con đồi mồi rất lớn. Có con hải ba (ba ba biển) cũng giống như con đồi mồi nhưng nhỏ hơn, mai mỏng, người ta dùng trang sức các đồ dùng...”.
Lê Quý Đôn cho biết: Đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vinh (Quảng Ngãi) bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển. Ra đi từ tháng giêng. Ra đảo tự bắt chim, cá làm thức ăn... Đến tháng 8 đội Hoàng Sa trở về cửa Eo (cửa Thuận An) rồi lên thành Phú Xuân trình nộp các sản vật đã khai thác được. Nghiệm thu hải vật xong đội Hoàng Sa được bán riêng những con ốc hoa, mai hải ba, hải sâm. Sau đó các thành viên của đội được trở về nhà.
Các công trình: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú; bộ biên niên sử của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục (ĐNTL) chính biên và tiền biên; Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ; Đại Nam nhất thống chí... cũng đều có ghi chép về Hoàng Sa giống như Lê Quý Đôn đã miêu tả nhưng cụ thể hơn, tần suất nhiều hơn, nội dung rõ ràng và cụ thể hơn. Quyển 10 ĐNTL tiền biên chép: “Tháng 7 năm Giáp Tuất (1754) dân đội Hoàng Sa gặp gió to, giạt vào hải phận Quỳnh Châu, thuộc nhà Thanh. Tổng đốc nhà Thanh chu cấp cho lương đầy đủ rồi sai đưa về. Chúa sai viết thư qua...”.
ĐNTL chính biên quyển 50, 52 cho biết: Năm 1815, 1816 vua (Gia Long) cho thủy quân và đội Hoàng Sa ra xem xét, đo đạc thủy trình. Quyển 104 chép: “Năm 1833, vua (Minh Mạng) bảo Bộ Công rằng: Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Ngãi, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị hại.
Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời vậy”.
Quyển 154 chép: “Năm 1835 dựng 'thần từ' ở Hoàng Sa... Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh tốt, giữa cồn có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bia khắc 4 chữ “Vạn Lý Ba Bình”...
Năm ngoái vua (Minh Mạng) định lập miếu ở chỗ ấy, vì gặp lúc sóng gió không làm được. Đến nay mới sai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên trái dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.
Các sử liệu và những dấu tích để lại trên quần đảo Hoàng Sa cho thấy tầm nhìn chiến lược cũng như ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm và khát vọng của cha ông ta trong công cuộc khám phá, khai thác kinh tế biển và thực thi chủ quyền lãnh hải.
◪ Nhà Tây Sơn và biển Đông
Di tích miếu Hoàng Sa nay vẫn còn tồn tại ở đình làng Lý Hải thuộc đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền và đặt ra các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đặc trách công việc khai thác và bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài. Đây là một phương thức thực thi chủ quyền độc đáo của nhà nước Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được...
Thành tựu vĩ đại của phong trào nông dân Tây Sơn là đã bước đầu thống nhất được đất nước sau nhiều thế kỷ bị chia cắt thành hai khu vực Đàng Trong, Đàng Ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên sự thống nhất được thực hiện trên phạm vi rộng lớn tương đương với nước Việt Nam ngày nay. Cũng là lần đầu tiên toàn bộ đường bờ biển chạy dài từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan với hàng ngàn hòn đảo ven bờ cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài biển Đông đã thuộc về quyền kiểm soát của Nhà nước Việt Nam.
Giống như các chúa Nguyễn trước đây, Triều đại Tây Sơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải với chức năng chủ yếu là bảo vệ và khai thác vùng quần đảo xa giữa biển Đông.
Đội Hoàng Sa thời kỳ chúa Nguyễn sau đó được ấn định số lượng 70 suất và hoàn toàn chỉ chọn người xã An Vĩnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hàng năm, cứ vào tháng 2 đội xuất hành gồm 5 chiến thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa thu nhặt hóa vật của tàu bị nạn, tìm kiếm hải vật và ở lại đây đến tháng 8 mới trở về nộp cho triều đình Phú Xuân.
Có lẽ vì đội Hoàng Sa không quản lý hết được vùng biển đảo rộng lớn nên chúa Nguyễn đã quyết định đặt thêm đội thuyền Bắc Hải. Đội này do đội Hoàng Sa kiêm quản và cũng có nhiệm vụ giống như đội Hoàng Sa nhưng chỉ hoạt động ở khu vực phía Nam, từ Bắc Hải, Côn Lôn cho đến các đảo ở vùng Hà Tiên. Đội Bắc Hải tuyển người ở thôn Tứ Chính và xã Cảnh Dương thuộc tỉnh Bình Thuận và không cố định số suất thủy thủ như đội Hoàng Sa.
Vào ngày 15 tháng giêng năm 1776, Cai hợp phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) là Hà Liễu đã làm đơn trình bày rõ: “Bây giờ chúng tôi lập hai đội Trường Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, Cù Lao ngoài biển tìm nhặt vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp. Nếu như có tờ truyền báo, xảy chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp”.
Tờ đơn đã được chính quyền Tây Sơn (vua Thái Đức) xem xét, chuẩn cho và hiện vẫn còn lưu giữ lại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Cũng tại nhà thờ họ Võ, đến nay vẫn còn giữ được Chỉ thị ngày 14 tháng 2 năm thứ 9 hiệu Thái Đức (1786) của Thái Phó Tổng Lý Quản binh dân chư vụ Thượng tướng công “Sai Hội Đức hầu Cai đội Hoàng Sa luôn xem xét đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng tiến Hoàng Sa cùng các sứ Cù Lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba, đá quý… đều chở về kinh tập trung nộp theo lệ. Nếu ngạo mạn càn bậy không đến, lại gian dối lấy bớt các vật quý hoặc sinh sự với dân làm muối, làm cá đều sẽ bị trị tội”.
Ngoài ra còn có bản Ngự phê lời tâu của dân xã An Vĩnh về việc dâng nộp các loại đồi mồi, hải ba, quế hương và xin miễn sưu dịch đã được thánh chỉ ban thưởng vàng và phê “chuẩn cho”.
Văn bản chép rõ: “Niên hiệu Thái Đức năm đầu đến năm thứ 15 (1778-1792)” và “niên hiệu Cảnh Thịnh năm đầu đến năm thứ 9 (1793-1801)”. Khi ấy John Barrow là phái viên của phái bộ Macartney đi từ Anh sang Trung Quốc có ghé qua khu vực Đà Nẵng vào tháng 6 năm 1793 (dưới triều vua Quang Toản), trong A Voyage to Cochinchina, in the year 1792-1793 (Một chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, vào những năm 1792-1793) mô tả: “Tàu thuyền xứ Đàng Trong có nhiều kiểu dáng khác nhau, được dùng vào việc buôn bán ven biển, chài lưới, thu lượm hải sản và tổ yến trong nhóm quần đảo gọi là Paracels (Hoàng Sa)”.
Từ những tư liệu hiện có, đã xác định được chủ quyền trên các quần đảo ngoài biển Đông dưới thời Tây Sơn. Thời ấy tình hình nước Trung Hoa rất phức tạp, nhiều người chống đối chính quyền Mãn Thanh đã phải phiêu bạt trên biển đông, triều Tây Sơn đã ban nhiều tờ chiếu khuyến dụ lực lượng này quy thuận.
Chiếu dụ Tàu Ô viết dưới thời Quang Trung từng vạch rõ: “Họ” (dân Tàu) ra vào nơi bể nước (biển Đông), tụ tập đồ đảng lấy việc cướp bóc làm kế sinh nhai, có lẽ cũng là việc bất đắc dĩ, phần vì thiếu miếng ăn nên phải làm vậy, phần vì những chính sách bạo ngược xua đẩy. Quang Trung kêu gọi họ sớm đầu hàng. Và chiều theo sở nguyện của từng người thậm chí chấp thuận cho cả “những người có chí lớn, muốn xông pha nơi ngọn sóng cùng hải đảo”.
Quy thuận những người Trung Hoa phiêu bạt trên biển Đông và sử dụng họ tham gia vào công việc nhà nước là một chính sách quan trọng và có tính chiến lược của vương triều Tây Sơn lúc ấy.
Sách Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên (1794-1857) cho biết: Có nhiều người Trung Hoa làm nội ứng cho An Nam, được chúa An Nam Quang Toản phong cho làm Tổng binh hoặc Đông Hải vương: “Triều đình đang bận việc dẹp phía Tây, chưa lo xa đến vùng biển đảo, vì thế mà giặc hoạt động rất táo tợn. Năm đầu niên hiệu Gia Khánh (1796) vị tướng ở Khúc Châu là Khôi Luận, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Cát Khánh đã nhiều lần tâu vua rằng: bọn giặc biển Tàu Ô là Trần Thiên Bảo đã được An Nam cho làm Tổng binh và cấp cho ấn” (Tr.25b).
Cũng trong cuốn sách này Ngụy Nguyên mô tả “Di thuyền” (thuyền của quân Tây Sơn) cao, to hơn thuyền Trung Hoa, trên đặt nhiều súng, hoành hành lâu năm trên mặt biển và nếu quân nhà Thanh gặp thì cũng khó có thể địch được. Đây là một bằng chứng khẳng định lực lượng hải quân Tây Sơn trong thực tế đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các vùng đảo, quần đảo giữa biển Đông.
Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách tiến ra biển Đông, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị… đã thực thi chủ quyền của mình bằng nhiều hình thức như vãn thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết.
Những đóng góp quan trọng của triều Nguyễn thế kỷ XIX vào lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là sự tiếp nối chính sách của vương triều Tây Sơn ngày ấy.
Nguyễn Tấn Tuấn (theo ANTG).
Bài về chủ đề Lịch sử-Truyền thống:
◪ Tài liệu lịch sử 500 năm trước
Thời nhà Nguyễn, các vị vua chúa nước ta đã quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển từ rất sớm. Các hoạt động vươn ra biển Đông của nhà Nguyễn thời ấy chính là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh hải và khai thác biển đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi chép tương đối đầy đủ, thống nhất trong các bộ sử ký của nhà Nguyễn, cũng như trong các tài liệu của nước ngoài mà chúng ta thu thập được trong những năm đổi mới và mở cửa hội nhập...
Theo tư liệu lịch sử, có một vị cao tăng pháp danh Thích Đại Sán là một trong những vị cao tăng người Trung Hoa được chúa Nguyễn mời đến đất Thuận Hóa để truyền kinh Phật. Ông này tương truyền chính là người đã khai sáng chùa Thiền Lâm vào năm 1695, mở Đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ (Huế), làm cố vấn chính trị cho chúa Nguyễn Phúc Chu.
Ông đến Thuận Hóa bằng đường biển, qua cảng thị Hội An. Khi trở về cố quốc, vị cao tăng đã viết cuốn Hải ngoại ký sự.
Cuốn sách được xem là một cẩm nang đối với giới nghiên cứu. Đọc Hải ngoại ký sự có thể thấy từ thế kỷ XV-XVII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thông qua các biện pháp: thu thuế tàu thuyền buôn nước ngoài; thiết lập đội hải quân Hoàng Sa, hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hóa từ những chiếc tàu bị đắm trên vùng biển này.
➥ Sách “Phong cảnh xứ Đàng Trong” (Tableau de la Cochinchine) do E.Cortambert và Léon de Rosny biên soạn, xuất bản tại Paris năm 1862 ghi rõ: “Đối diện với Huế là quần đảo Paracels, tức là Kat-vang (Cát Vàng)”.
Trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1726-1784) có 2 đoạn viết về Hoàng Sa: “Ở ngoài núi Cù Lao Ré (tức huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) có đảo Đại Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa). Ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều Hải vật chở đi bán các nơi, nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi 3 ngày mới đến được Đại Trường Sa...
Ở trong các hòn đảo có bãi cát vàng, dài chừng hơn 30 dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong nhìn suốt đáy. Ở trên các hòn đảo có vô số tổ yến, còn các thứ chim thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con... Trên bãi có rất nhiều vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là ốc tai voi, lớn như chiếc chiếu... Lại có thứ ốc được gọi là ốc xà cừ, thứ ốc này để trang sức các đồ dùng... Có thứ đại mạo là con đồi mồi rất lớn. Có con hải ba (ba ba biển) cũng giống như con đồi mồi nhưng nhỏ hơn, mai mỏng, người ta dùng trang sức các đồ dùng...”.
Lê Quý Đôn cho biết: Đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vinh (Quảng Ngãi) bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển. Ra đi từ tháng giêng. Ra đảo tự bắt chim, cá làm thức ăn... Đến tháng 8 đội Hoàng Sa trở về cửa Eo (cửa Thuận An) rồi lên thành Phú Xuân trình nộp các sản vật đã khai thác được. Nghiệm thu hải vật xong đội Hoàng Sa được bán riêng những con ốc hoa, mai hải ba, hải sâm. Sau đó các thành viên của đội được trở về nhà.
Các công trình: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú; bộ biên niên sử của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục (ĐNTL) chính biên và tiền biên; Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ; Đại Nam nhất thống chí... cũng đều có ghi chép về Hoàng Sa giống như Lê Quý Đôn đã miêu tả nhưng cụ thể hơn, tần suất nhiều hơn, nội dung rõ ràng và cụ thể hơn. Quyển 10 ĐNTL tiền biên chép: “Tháng 7 năm Giáp Tuất (1754) dân đội Hoàng Sa gặp gió to, giạt vào hải phận Quỳnh Châu, thuộc nhà Thanh. Tổng đốc nhà Thanh chu cấp cho lương đầy đủ rồi sai đưa về. Chúa sai viết thư qua...”.
ĐNTL chính biên quyển 50, 52 cho biết: Năm 1815, 1816 vua (Gia Long) cho thủy quân và đội Hoàng Sa ra xem xét, đo đạc thủy trình. Quyển 104 chép: “Năm 1833, vua (Minh Mạng) bảo Bộ Công rằng: Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Ngãi, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị hại.
Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời vậy”.
Quyển 154 chép: “Năm 1835 dựng 'thần từ' ở Hoàng Sa... Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh tốt, giữa cồn có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bia khắc 4 chữ “Vạn Lý Ba Bình”...
Năm ngoái vua (Minh Mạng) định lập miếu ở chỗ ấy, vì gặp lúc sóng gió không làm được. Đến nay mới sai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên trái dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.
Các sử liệu và những dấu tích để lại trên quần đảo Hoàng Sa cho thấy tầm nhìn chiến lược cũng như ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm và khát vọng của cha ông ta trong công cuộc khám phá, khai thác kinh tế biển và thực thi chủ quyền lãnh hải.
◪ Nhà Tây Sơn và biển Đông
Di tích miếu Hoàng Sa nay vẫn còn tồn tại ở đình làng Lý Hải thuộc đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền và đặt ra các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đặc trách công việc khai thác và bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài. Đây là một phương thức thực thi chủ quyền độc đáo của nhà nước Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được...
Thành tựu vĩ đại của phong trào nông dân Tây Sơn là đã bước đầu thống nhất được đất nước sau nhiều thế kỷ bị chia cắt thành hai khu vực Đàng Trong, Đàng Ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên sự thống nhất được thực hiện trên phạm vi rộng lớn tương đương với nước Việt Nam ngày nay. Cũng là lần đầu tiên toàn bộ đường bờ biển chạy dài từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan với hàng ngàn hòn đảo ven bờ cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài biển Đông đã thuộc về quyền kiểm soát của Nhà nước Việt Nam.
Giống như các chúa Nguyễn trước đây, Triều đại Tây Sơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải với chức năng chủ yếu là bảo vệ và khai thác vùng quần đảo xa giữa biển Đông.
Đội Hoàng Sa thời kỳ chúa Nguyễn sau đó được ấn định số lượng 70 suất và hoàn toàn chỉ chọn người xã An Vĩnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hàng năm, cứ vào tháng 2 đội xuất hành gồm 5 chiến thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa thu nhặt hóa vật của tàu bị nạn, tìm kiếm hải vật và ở lại đây đến tháng 8 mới trở về nộp cho triều đình Phú Xuân.
Có lẽ vì đội Hoàng Sa không quản lý hết được vùng biển đảo rộng lớn nên chúa Nguyễn đã quyết định đặt thêm đội thuyền Bắc Hải. Đội này do đội Hoàng Sa kiêm quản và cũng có nhiệm vụ giống như đội Hoàng Sa nhưng chỉ hoạt động ở khu vực phía Nam, từ Bắc Hải, Côn Lôn cho đến các đảo ở vùng Hà Tiên. Đội Bắc Hải tuyển người ở thôn Tứ Chính và xã Cảnh Dương thuộc tỉnh Bình Thuận và không cố định số suất thủy thủ như đội Hoàng Sa.
Vào ngày 15 tháng giêng năm 1776, Cai hợp phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) là Hà Liễu đã làm đơn trình bày rõ: “Bây giờ chúng tôi lập hai đội Trường Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, Cù Lao ngoài biển tìm nhặt vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp. Nếu như có tờ truyền báo, xảy chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp”.
➥ Di vật đồ gốm cổ thu thập được từ Trường Sa - Hoàng Sa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo này.
Tờ đơn đã được chính quyền Tây Sơn (vua Thái Đức) xem xét, chuẩn cho và hiện vẫn còn lưu giữ lại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Cũng tại nhà thờ họ Võ, đến nay vẫn còn giữ được Chỉ thị ngày 14 tháng 2 năm thứ 9 hiệu Thái Đức (1786) của Thái Phó Tổng Lý Quản binh dân chư vụ Thượng tướng công “Sai Hội Đức hầu Cai đội Hoàng Sa luôn xem xét đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng tiến Hoàng Sa cùng các sứ Cù Lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba, đá quý… đều chở về kinh tập trung nộp theo lệ. Nếu ngạo mạn càn bậy không đến, lại gian dối lấy bớt các vật quý hoặc sinh sự với dân làm muối, làm cá đều sẽ bị trị tội”.
Ngoài ra còn có bản Ngự phê lời tâu của dân xã An Vĩnh về việc dâng nộp các loại đồi mồi, hải ba, quế hương và xin miễn sưu dịch đã được thánh chỉ ban thưởng vàng và phê “chuẩn cho”.
Văn bản chép rõ: “Niên hiệu Thái Đức năm đầu đến năm thứ 15 (1778-1792)” và “niên hiệu Cảnh Thịnh năm đầu đến năm thứ 9 (1793-1801)”. Khi ấy John Barrow là phái viên của phái bộ Macartney đi từ Anh sang Trung Quốc có ghé qua khu vực Đà Nẵng vào tháng 6 năm 1793 (dưới triều vua Quang Toản), trong A Voyage to Cochinchina, in the year 1792-1793 (Một chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, vào những năm 1792-1793) mô tả: “Tàu thuyền xứ Đàng Trong có nhiều kiểu dáng khác nhau, được dùng vào việc buôn bán ven biển, chài lưới, thu lượm hải sản và tổ yến trong nhóm quần đảo gọi là Paracels (Hoàng Sa)”.
Từ những tư liệu hiện có, đã xác định được chủ quyền trên các quần đảo ngoài biển Đông dưới thời Tây Sơn. Thời ấy tình hình nước Trung Hoa rất phức tạp, nhiều người chống đối chính quyền Mãn Thanh đã phải phiêu bạt trên biển đông, triều Tây Sơn đã ban nhiều tờ chiếu khuyến dụ lực lượng này quy thuận.
Chiếu dụ Tàu Ô viết dưới thời Quang Trung từng vạch rõ: “Họ” (dân Tàu) ra vào nơi bể nước (biển Đông), tụ tập đồ đảng lấy việc cướp bóc làm kế sinh nhai, có lẽ cũng là việc bất đắc dĩ, phần vì thiếu miếng ăn nên phải làm vậy, phần vì những chính sách bạo ngược xua đẩy. Quang Trung kêu gọi họ sớm đầu hàng. Và chiều theo sở nguyện của từng người thậm chí chấp thuận cho cả “những người có chí lớn, muốn xông pha nơi ngọn sóng cùng hải đảo”.
Quy thuận những người Trung Hoa phiêu bạt trên biển Đông và sử dụng họ tham gia vào công việc nhà nước là một chính sách quan trọng và có tính chiến lược của vương triều Tây Sơn lúc ấy.
Sách Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên (1794-1857) cho biết: Có nhiều người Trung Hoa làm nội ứng cho An Nam, được chúa An Nam Quang Toản phong cho làm Tổng binh hoặc Đông Hải vương: “Triều đình đang bận việc dẹp phía Tây, chưa lo xa đến vùng biển đảo, vì thế mà giặc hoạt động rất táo tợn. Năm đầu niên hiệu Gia Khánh (1796) vị tướng ở Khúc Châu là Khôi Luận, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Cát Khánh đã nhiều lần tâu vua rằng: bọn giặc biển Tàu Ô là Trần Thiên Bảo đã được An Nam cho làm Tổng binh và cấp cho ấn” (Tr.25b).
Cũng trong cuốn sách này Ngụy Nguyên mô tả “Di thuyền” (thuyền của quân Tây Sơn) cao, to hơn thuyền Trung Hoa, trên đặt nhiều súng, hoành hành lâu năm trên mặt biển và nếu quân nhà Thanh gặp thì cũng khó có thể địch được. Đây là một bằng chứng khẳng định lực lượng hải quân Tây Sơn trong thực tế đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các vùng đảo, quần đảo giữa biển Đông.
Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách tiến ra biển Đông, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị… đã thực thi chủ quyền của mình bằng nhiều hình thức như vãn thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết.
Những đóng góp quan trọng của triều Nguyễn thế kỷ XIX vào lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là sự tiếp nối chính sách của vương triều Tây Sơn ngày ấy.
Nguyễn Tấn Tuấn (theo ANTG).
Bài về chủ đề Lịch sử-Truyền thống: