“Thiên vị sống sót!”

Vào những năm đầu Thế Chiến II, tổn thất của không quân Anh ở vào mức đáng báo động. Khi bay trên lãnh thổ quân thù, họ bị bắn rơi thường xuyên đến nỗi họ quyết định bọc thêm thép cho máy bay của họ. Nhưng họ không thể bọc thép tất cả máy bay vì nếu làm thế nó sẽ nặng đến nỗi không thể cất cánh được. Cho nên họ quyết định sẽ chỉ bọc thép những chỗ cần thiết thôi. Để biết được những chỗ đó ở đâu, họ quyết định nghiên cứu kỹ càng những chiếc máy bay sau khi chúng quay về từ các phi vụ ném bom và xem những chỗ nào bị bắn trúng nhiều nhất. Điều tra của họ cho thấy phần lớn các lỗ đạn nằm ở phần cánh, gần chỗ đặt súng máy ở đuôi và giữa thân máy bay. “Thiên vị sống sót!”
“Thiên vị sống sót!”

Vào những năm đầu Thế Chiến II, tổn thất của không quân Anh ở vào mức đáng báo động. Khi bay trên lãnh thổ quân thù, họ bị bắn rơi thường xuyên đến nỗi họ quyết định bọc thêm thép cho máy bay của họ.

Nhưng họ không thể bọc thép tất cả máy bay vì nếu làm thế nó sẽ nặng đến nỗi không thể cất cánh được. Cho nên họ quyết định sẽ chỉ bọc thép những chỗ cần thiết thôi.

Để biết được những chỗ đó ở đâu, họ quyết định nghiên cứu kỹ càng những chiếc máy bay sau khi chúng quay về từ các phi vụ ném bom và xem những chỗ nào bị bắn trúng nhiều nhất. Điều tra của họ cho thấy phần lớn các lỗ đạn nằm ở phần cánh, gần chỗ đặt súng máy ở đuôi và giữa thân máy bay.

Hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn là lãnh đạo của ủy ban nghiên cứu, với những thông tin như vậy, bạn sẽ cho bọc thép phần nào của máy bay?

Chắc hẳn bạn sẽ làm như phần lớn các tư lệnh không quân định làm. Họ định cho bọc thép ở những phần có nhiều lỗ đạn nhất — cánh máy bay, gần chỗ đặt súng máy ở đuôi và phần giữa của thân.

Có vẻ như đó là lựa chọn rõ ràng, nhưng thực ra đó lại là một ý tưởng thảm họa. Tại sao? Bởi vì hãy nhớ rằng, ủy ban điều tra chỉ xem xét những chiếc máy bay đã sống sót sau các phi vụ chiến đấu. Nó chưa bao giờ xem xét các máy bay bị bắn rơi.

Những lỗ đạn trên các máy bay đại diện cho những nơi mà các máy bay ném bom bị bắn trúng nhưng vẫn có thể bay về nhà. Cho nên, thực ra ngược lại, những chỗ đó là những chỗ không cần phải bọc thép. Những chỗ còn lại mới là những chỗ cần phải bọc thép, bởi vì nếu bị bắn trúng những chỗ đó, máy bay đã bị rơi mà không thể quay về nhà cho các nhà điều tra nghiên cứu.

Rất may cho không quân Anh, nhà thống kê học Abraham Wald đã nhận ra điều đó và giúp cho họ tránh được một sai lầm kinh khủng. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn là nạn nhân của cái được gọi là “thiên vị sống sót” (survivorship bias), cái ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức và đánh giá của chúng ta.

Ví dụ như, trong ngày hôm qua, mọi người nhao nhao về số tiền mà những nhà đầu tư thiên thần của Uber đã nhận được gấp 5000 lần số tiền mà họ đầu tư. Nhưng để có một Uber, đã có hàng chục ngàn, nếu không nói đến hàng trăm ngàn công ty start up đã chết giữa đường mà không cách nào tìm về nhà.

Cho nên, đừng chỉ tìm hiểu các máy bay còn sống sót, hãy đi tìm cả nguyên nhân của những chiếc máy bay rơi. Trong học tập, bài học thất bại có khi còn hay hơn bài học thành công

Và đầu tư vào start up công nghệ thì hãy nhớ là tỷ lệ thành công thường vào khoảng 1% nhá

Nguyễn Thanh Sơn
Bài về chủ đề Khác lạ-Kỳ thú:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ