Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Chào các bạn thân mến. Công giáo La Mã đã có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ XVI (1533), khi các nhà truyền giáo Châu Âu đầu tiên tới giảng đạo. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, năm 2018, theo một báo cáo trình Giáo Hoàng (Ad Limina) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 7 triệu giáo dân, với hơn 4.000 linh mục, 4.500 giáo xứ, 22.000 tu sĩ thuộc hơn 240 dòng tu, hơn 2400 đại chủng sinh. Trong hơn 500 năm hình thành và phát triển ở Việt Nam, cộng đồng Công giáo có nhiều đóng góp trong mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, đặc biệt trong cả trong phương diện chính trị xã hội (dù một số điểm có thể vẫn còn gây tranh cãi). Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=1198452123665636&id=100005025792996 Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Chào các bạn thân mến. Công giáo La Mã đã có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ XVI (1533), khi các nhà truyền giáo Châu Âu đầu tiên tới giảng đạo. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, năm 2018, theo một báo cáo trình Giáo Hoàng (Ad Limina) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 7 triệu giáo dân, với hơn 4.000 linh mục, 4.500 giáo xứ, 22.000 tu sĩ thuộc hơn 240 dòng tu, hơn 2400 đại chủng sinh.

Trong hơn 500 năm hình thành và phát triển ở Việt Nam, cộng đồng Công giáo có nhiều đóng góp trong mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, đặc biệt trong cả trong phương diện chính trị xã hội (dù một số điểm có thể vẫn còn gây tranh cãi).

Trước hết là việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ với sự tham gia của các linh mục Francesco Buzomi, Francisco de Pina, Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa. Chritophor Bory và đặc biệt là Alexandre de Rhode và một số người Việt.

Tiếp đến là kỹ thuật in ấn sắp chữ hiện đại, bắt đầu bằng việc năm 1855, Giám mục Retord thành lập một nhà in ở Vĩnh Trị,.Bình Dương Đồng thời, nền báo chí Việt Nam cũng bước đầu hình thành năm 1865, với sự xuất hiện của tờ Gia Định thành Thông Báo do Petrus Trương Vĩnh Ký làm chủ bút, và tờ “Nam Kỳ địa phận” báo Công giáo đầu tiên ra mắt 26/22/1908 ở Sài Gòn.

Ngay từ khi ra mắt, tờ báo Công giáo “Nam Kỳ địa phận” đã là một báo có cách trình bày, minh hoạ, cập nhật thông tin của báo chí phương Tây. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ của báo chí Công giáo góp phần phát triển tiếng Việt. Đồng thời, báo chí Công giáo còn là kho tư liệu về lịch sử tôn giáo, về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thời cận đại.

Về truyền bá khoa học kỹ thuật. Trong số những nhà truyền giáo buổi đầu ở Việt Nam, không ít người, trước hết là các tu sĩ Dòng Tên, một dòng tu nổi tiếng về nghiên cứu khoa học, được đào tạo bài bản nhất trong các dòng tu, học viện phương Tây, nên thực tế, họ là những nhà khoa học tinh thông nhiều lĩnh vực.

Họ đã có công đưa nền khoa học phương Tây tiếp cận vào Việt Nam. Chẳng hạn năm 1626, giáo sĩ Giuliano Baldinotti người Ý được mời vào Phủ chúa ở Thăng Long, để giảng về thiên văn học, địa lý và toán học. Alexandre de Rhodes năm 1627 đã mang biếu chúa Trịnh Tráng một chiếc đồng hồ chạy bằng bánh xe và cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclide.

Các giáo sĩ khác như Da Costa, Langerloi đã mang vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được Chúa cho mở bệnh viện ở Nước Mặn, Quy Nhơn. Tại Thăng Long - Kẻ Chợ Đàng Ngoài, khi giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến đây truyền giáo, cũng đã thiết lập một nhà thương chữa bệnh cho người nghèo ở Ô Cầu Dền. Đó chính là những cơ sở từ thiện và chữa bệnh theo lối Tây y sớm nhất ở Việt Nam.

Tại Dòng Mến Thánh Giá ở Di Loan (Quảng Trị), một số giáo sĩ cũng phổ biến kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng bằng khung dệt mang từ nước ngoài vào để sản xuất, và năm 1867, sản phẩm của họ đã được trưng bày tại Hội chợ Triển lãm Paris. Người ta cũng ghi nhận chính các giáo sĩ là những người đầu tiên đã đưa giống cừu vào nuôi ở Phan Rang. Còn linh mục Henry là người đầu tiên đưa cây phi lao về trồng ở xứ Hà Úc (Huế).

Các giáo sỹ và tín đồ Công Giáo Việt Nam cũng có rất nhiều đóng góp cho văn hóa Viêt Nam trong mọi lĩnh vực, từ âm nhạc (thánh ca, âm nhạc cổ điển châu Âu), hội họa, điêu khắc cho đến văn học, nghiên cứu văn học, lịch sử, ngôn ngữ, phong tục, địa chí,… Và đặc biệt là kiến trúc mà khởi đầu (?), là Nguyễn Trường Tộ.

Thời gian gần đây tôi có dịp đi thăm viếng một số cơ sở Công giáo Việt Nam ở khắp cả nước. Ấn tượng đặc với tôi là những hoạt động của Dòng Nữ tu Thánh Phaolô ở một vài địa phương, gồm cả Mỹ Tho (14 Hùng Vương), trong các dịch vụ công y tế, giáo dục và trong công việc hỗ trợ trẻ mồ côi.

Ngoài ra, phải nói rằng hiện nay cộng đồng Công giáo Việt Nam là một cộng đồng xã hội vững vàng, có truyền thống lâu đời, và nhìn chung có một nề nếp sinh hoạt qui củ, nghiêm túc. Cũng như có đóng góp lớn cho việc giữ gìn đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục. Đồng thời, cộng đồng Công giáo Việt Nam có một đội ngũ giáo chức được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng có trình độ cao.

Vì vậy theo tôi, những người lãnh đạo Giáo xứ Bùi Chu hiểu rất rõ giá trị kiến trúc lịch sử thực sự của nhà thờ Bùi Chu, cũng như trách nhiệm của mình trước cộng đồng Công giáo và dân tộc. Trong bối cảnh hiện có những quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng tài nguyên đất đai tôn giáo, chắc chắn họ sẽ có những quyết định đúng đắn, cần thiết và phù hợp.

🔴 PS. Kết lại, tôi xin phép giới thiệu một vài hình ảnh về nhà thờ Bác Trạch ở xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, Thái Bình thuộc Giáo xứ Bác Trạch (cách Tòa Giám mục Thái Bình 23km). Bác Trạch là một công trình nhà thờ Công giáo tiêu biểu và bề thể, được hoàn thành trong những năm vừa qua (2013). Bắc Trạch là một nhà thờ có quy mô ấn tượng: chiều dài 92,5m; chiều rộng 32m, tháp chuông cao 61m, tum đầu cao 57m.

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bùi Chu và Công giáo Việt Nam

Nhà thờ Bác Trạch được xây dựng trong vòng 7 năm 2006-2013. Trong quá trình sử dụng, một khối lượng vật liệu lớn, bao gồm 46 vạn gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn xi măng, 15 m3 gỗ lim, 1000 m2 đá các loại được xử dụng. Đồng thời, một số lượng nhân công lớn được huy động, bao gồm nhiều giáo dân làm việc hoàn toàn tình nguyện.

Kết quả, hiện nay nhà thờ Bác Trạch là một công trình kiến trúc Kitô giáo hùng vỹ, điêu khắc, đắp nổi công phu với khoảng 1000 m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh mầu, gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại. Riêng bộ chuông nhà thờ Bác Trạch gồm 6 quả, quả lớn nhất nặng 3 tấn.

Ngoài sự đồ sộ, hùng vỹ, nhà thờ Bác Trạch còn được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kỳ. Những họa tiết này cùng với hàng loạt tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ đã tạo ra một không gian sống động vừa huyền bí cho nhà thờ. Ngoài ra, hơn 100 bộ cửa - bức tranh trong kính ngoài chớp cũng gây ấn tượng đặc biệt.

Tôi xin phép chia sẻ một kỷ niệm thú vị liên quan đến nhà thờ Bác Trạch. Khoảng giữa năm 2013, khi nhà thờ Bắc Trạch bước vào giai đoạn hoàn tất, tôi tình cờ biết được về nhà thờ, và đã giới thiệu một số hình ảnh của nhà thờ này, cho một nhóm bạn và những người Georgia (Gruzia) quen biết, những chuyên gia chuyên xây cất và phục dựng nhà thờ ở Georgia, một quốc gia Kitô giáo thuần.

Phải nói là nhà thờ Bác Trạch đã gây cho họ một ấn tượng rất mạnh mẽ. Họ khá bất ngờ và đánh giá cao tài năng KTS và những người thợ Việt Nam. Vì vậy, tôi cho là chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin rằng, sẽ có một nhà thờ Bùi Chu khác xứng đáng về mọi phương diện.

Trần Công Tâm
Bài về chủ đề Khác lạ-Kỳ thú:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ