Mới đây, toà án nhân dân cấp cao TP.HCM đã tuyên y án tử hình với Đặng Văn Hiến — người nông dân vì bảo vệ đất đai của mình mà giết người, sau khi anh bị tuyên án trên ở toà sơ thẩm.
Vậy anh Hiến giết người vì lý do gì và hoàn cảnh ra sao?
Anh Hiến cùng gia đình sinh sống tại xã Đak Ngo. Cuộc sống của một người nông dân hiền như đất, không hút thuốc, uống rượu đã thay đổi hoàn toàn khi tài sản, đất đai của anh bị công ty Long Sơn cho người vào tính cướp sạch.
Chúng huy động tổng cộng 34 người, dùng xe ủi, máy cày tiến hành san ủi vườn điều và cà phê của anh. Chúng đập phá nhà cửa anh, đánh đập người thân của anh. Anh quyết định liều mạng và bắn chỉ thiên. 34 tên côn đồ vẫn tiếp tục lao vào tấn công anh.
Tiếng súng khác đã nổ, và lần này 3 người nằm xuống.
Anh Hiến không còn sự lựa chọn nào khác để bảo vệ đất đai của mình!
Vậy anh Hiến đúng hay sai? Hãy bớt chút thời gian trở ngược về một vụ án tương tự, cách đây 90 năm, lúc chúng ta còn “Pháp thuộc”.
Vụ án Đồng Nọc Nạng khi xưa cũng như thế. Khi 2 công chức Pháp cùng sai nha đến tịch thu lúa của những nông dân ngày 16/02/1928, quá uất ức vì thành quả lao động bị cướp sạch, họ vùng lên chống trả và Tournier — tên công chức của Pháp dẫn đầu đã bị đâm thủng bụng.
Ngày 17/08/1928, toà đại hình Cần Thơ được mở. Ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm, sau khi thảo luận bàn cãi rất lâu, đã tuyên án: Tất cả người nông dân được trả tự do!
Và đó, là cách người Pháp xử án người Việt...
➥ Tượng đài kỷ niệm vụ án đồng Nọc Nạn.
90 năm sau, người Việt xử người Việt, mặc dù đã ra đầu thú, phạm tội trong khi tinh thần bị kích động, uất ức dồn nén 8 năm và bảo vệ tài sản của mình, sau 2 phiên toà, những tên thủ phạm được giảm án, còn anh, vẫn y án: Tử hình!
Tôi chưa từng thấy “tên giết người” nào mà khi đi đầu thú, người dân đến ôm tiễn và khóc cả.
Tôi chưa từng thấy “tên giết người “ nào mà khi trên đường áp giải, khi xe lên đến đoạn dốc không qua nổi, tên đó lại cùng những người áp giải mình đẩy xe lên.
Tôi cũng chưa thấy “tên giết người” nào mà bật khóc một cách ngon lành khi côn an tới vỗ vai và hỏi: Có đói không?
Tôi càng chưa thấy một “tên giết người” mà ngày hắn ra đầu thú, có nhiều bàn tay nắm lấy, nhiều cái ôm, và thậm chí còn lội rừng cả chục km để ra tiễn cả.
Thư của anh đang được gửi đến chủ tịch nước để xin ân xá.
Tôi viết cho anh - người nông dân kham khổ.
Tôi viết cho anh - người cha của đứa nhỏ nay được 4 tuổi.
Tôi viết cho anh - người nông dân sinh ra nhầm thời.
Và tôi cầu nguyện cho anh — Đặng Văn Hiến — người đồng bào của tôi.
Phạm Hữu Thành
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý: