➥ “Lễ Đầu Dòng”, ngày đại lễ linh thiêng với con dân giáo phận Bùi Chu
Ngược dòng dư luận:
Việc xây mới thờ chánh toà Giáo phận Bùi Chu đã được Toà Giám Mục ra thông cáo từ lâu rồi, những bài khóc mướn, tiếc thương đang lan truyền trên mạng đều là chiêu đánh lừa dư luận, nhiều Kitô hữu vẫn bị nó xỏ mũi dắt đi. Nhục!
Là một Kitô hữu, là một con dân đất mẹ Bùi Chu tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt của Đấng bản quyền trong Giáo phận, để đi đến quyết định này, Giáo phận Bùi Chu đã trải qua quá trình khảo sát, tham vấn và hội ý (trong đó có Hội đồng giáo dân). Một cách minh bạch, các giám mục đã làm tròn trọng trách với việc xây dựng nhà Cha và đây không phải là chỗ khóc mướn cho những kẻ không am hiểu về phẩm trật của Giáo hội.
Với những ai nhân danh di sản với ý muốn giữ lại nhà thờ cổ, tôi xin có đề nghị như vầy:
1. Tự thân mình quyên góp 1 triệu rồi đăng lên Facebook để mọi người làm theo, đừng ngồi đó nói giọng đạo đức.
2. Do được xây bằng gạch nung theo phương pháp truyền thống, hiện đã không còn sản xuất, nên có thể sẽ phải nhập từ nước ngoài hoặc đặt hàng riêng với chi phí cao gấp nhiều lần giá thị trường trong nước.
3. Việc trùng tu nhà thờ chánh toà Đức Bà Sài Gòn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các sứ quán và quý ân nhân từ khắp nơi. Cho đến bây giờ mới chỉ quyên góp được 1/3 kinh phí dự trù. Thích thì chơi!
Xin cầu nguyện mỗi ngày 1 kinh Lạy Cha, 3 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh cho Giáo hội Việt Nam cũng như Giáo hội hoàn vũ.
Đơn giản thế này thôi. 100% các nhà thờ là giáo dân Công giáo đóng góp mà xây lên. Giáo dân trong giáo xứ/giáo họ có quyền đập đi xây mới khi ngôi nhà thờ đó không phù hợp nữa. Các ông bà không Công giáo chỉ chăm chăm bàn về kiến trúc, lịch sử nhưng có biết gì về lịch sử của giáo xứ/ giáo họ không? Nhà thờ là nơi thờ phụng Thiên Chúa nên đừng có lôi di tích lịch sử này nọ của bên chính quyền vào nhé!
Nhà thờ cổ phá đi thì tiếc thật, bởi vì dấu ấn cổ xưa không còn tồn tại nữa, nhưng cũng phải xét theo hiện tại và công năng phục vụ. Với thời xưa nhà thờ này đã là hoành tráng lắm rồi, tại vì thời đó toàn nhà lá tường đất thấp lè tè, giáo dân thì ít. Ngày nay nhà nhiều lại cao to, giáo dân rất đông, nhà thờ xuống cấp, nền nhà thấp. Thiết nghĩ nhà thờ xây lên để giáo dân đến thờ phượng Chúa chứ không phải làm tác phẩm để chiêm ngưỡng nên phải đảm bảo an toàn và đúng với việc mục vụ. Trùng tu rất tốn kém và khó, làm mới khang trang hơn, công nghệ phục vụ phù hợp với hiện đại hơn.
Nói chung phải là dân ở Bùi Chu thì mới biết được nhu cầu của dân ở đó cần những gì. Tóm lại một công trình dù lớn hay nhỏ, dù cũ hay mới mà nó không đáp ứng được nhu cầu và không phù hợp với hiện tại nữa thì giữ cũng chả để làm gì, với lại các cha ở đấy đã nghiên cứu kỹ rồi mới cho phá đi xây lại. Chứ mấy người không hiểu cứ ngồi đấy mà viết linh tinh này nọ, chả ra sao cả.
Đọc mà buồn. Toàn thấy các bạn nhìn nhận phiến diện. Mà không có niềm tin vào linh mục đoàn. Quyết định làm điều đó là cả một giáo phận, chứ đâu phải một cá nhân nào có quyền quyết định. Như ở mình nhà thờ xây năm 1939. Thời đó làm gì có kinh phí mà xây bê tông. Trần đắp bằng rơm với vôi và đất bùn. Tường thì rạn nứt. Mỗi lần mưa trần sập cả mảng như cái chiếu. Muốn trùng tu cũng không được, bắt buộc phải giải hạ. Đâu phải nhà thờ nào cổ kính cũng có thể đứng vững với thời gian khi tu sửa?
Xin chân thành cám ơn tất cả những bà con đã cho chúng tôi ý kiến. Xin Chúa chúc lành và ở cùng quý vị luôn!
Tổng hợp: Hoàng Long
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: