(Bài viết này dành tặng cho các bạn gái trong nhóm Yêu bản thân yêu tha nhân của tôi)
1. Từ niềm tin lú lẫn…
Vài năm đầu trong cuộc sống hôn nhân, tôi không thể có được một cuộc đối thoại đúng nghĩa, với chồng. Nghĩa là, tôn trọng và lắng nghe nhau. Chưa biết cách lắng nghe nhau thì làm sao có thể thấu hiểu nhau. Chưa hiểu nhau thì làm sao có thể yêu thương, thông cảm, bao dung và chia sẻ cuộc sống cùng nhau… Chúng tôi khác nhau như đen và trắng.
Anh luôn nhăn nhó đau đầu lắm, để lúc khác nói chuyện. Anh đau đầu thật chứ không… diễn. Anh lập tức đứng lên lấy 2 viên thuốc đau đầu, ra vòi nước vặn một cốc nước, dốc tuột vào miệng. May mắn hơn, anh chịu ngồi xuống nghe một chút. Đến đoạn không tìm được giải pháp cho vấn đề tôi đặt ra, anh sẽ đứng lên giận dữ bỏ đi. Mặc tôi ngồi trân trối. Khóc. Uất nghẹn. Tại sao anh không chịu đối thoại? Tôi không muốn nghĩ rằng, anh không tôn trọng tôi. Ý nghĩ đó làm tôi quá đau đớn. Vậy nên tôi nghĩ, chắc tại tôi không đủ ngôn ngữ để diễn đạt đúng điều tôi muốn nói nên khiến anh khó chịu bỏ đi. Tích cực hơn, tôi đổ lỗi cho những xung đột văn hóa cao đến mức không thể tìm được tiếng nói chung. Và tôi dễ dàng chọn giải pháp “nhịn đi cho lành”.
Chiều theo ý muốn của chồng đi cho êm ấm gia đình. Tâm trí xoa dịu nỗi đau trái tim. Nhưng tôi đã nhầm. Trái tim tôi, và cả tâm trí tôi, đều chống lại ý nghĩ đó. Sự chịu đựng lâu dần tích tụ thành ngọn núi uất ức đè nặng trái tim. Thỉnh thoảng có vài “vụ nổ” nho nhỏ, rồi đâu lại vào đó. Không thoát được. Niềm vui mà tôi cố sáng tạo ra để tự nâng mình lên và trưng ra ánh sáng thực sự là nhỏ nhoi và hiếm hoi.
Anh cho rằng, anh đã làm tất cả những gì có thể, mà sao không thể khiến tôi vui?
Tôi cho rằng, tôi yêu anh, tôi bỏ lại sự nghiệp gia đình bạn bè, theo anh sang Úc sống để được vui, nên anh “phải chịu trách nhiệm” về sự không vui của tôi. Tôi cho rằng, tôi chiều theo ý anh, hành xử theo văn hóa của anh chứ không phải theo văn hóa tôi, nên anh “phải chịu trách nhiệm” cho sự không vui của tôi. Tất cả là TẠI ANH. Bạn ơi, bạn có tin được không? Tôi đã có một niềm tin lú lẫn đến nực cười như vậy cơ đấy. Tôi cứ tưởng, tôi đang sống rất có trách nhiệm, rất quên mình cho tình yêu, cho sự êm ấm của gia đình, mà sao tôi không được “người ta” lắng nghe…
2. … đến sự nhận thức lại bản thân
Cho đến một ngày. Tôi gặp một nữ y tá kiêm life coach. Cô hỏi: “Cái gì có thể khiến bạn vui sống?”.Tôi trả lời: “Tôi muốn chuyển ra thành phố Melbourne. Sống ở “vùng sâu vùng xa” này, tôi không có công việc. Không gặp người Việt. Không được ăn thức ăn Việt”. Cô hỏi tiếp: “Cái gì ngăn trở bạn làm những điều đó?”. Tôi nói: “Vì chồng tôi không muốn sống ở Melbourne. Chồng tôi có công việc bạn bè nhà cửa và cộng đồng của anh ở đây. Anh yêu quí nơi này. Anh muốn an cư ở đây.”
Cô bỗng nhiên cười lớn. Rồi bất ngờ hạ giọng, hỏi tôi một câu tôi không bao giờ nghĩ đến: “Bạn đang sống cuộc đời bạn hay bạn đang sống cuộc đời của chồng bạn?”
Câu hỏi đánh mạnh vào trí não. Tôi ngẩn ngơ: “Ờ, hình như tôi đang sống cuộc đời của chồng tôi”. Lẽ nào có hai cuộc đời? Một của chồng và một của tôi? Tôi và anh đã chẳng thề nguyền đi bên nhau đến đầu bạc răng long trong lễ hôn phối đó ư? Chúng tôi là một cuộc đời chung chứ không thể là hai. Chúng tôi là một gia đình. Và theo lý thuyết, đó phải là nơi mỗi cá nhân tìm thấy nhiều niềm vui hơn là sống một mình. Đến giang hồ như anh Chí mà cũng muốn rủ rê Thị Nở: “Hay là đằng ấy dọn sang đây ở với tớ một nhà cho vui”.
Nếu hiện thực ta đang hít thở (có thể là sự cam kết với gia đình, với cơ quan, với tổ chức xã hội, với những qui tắc thuộc về thể chế) mà không vui, thì hãy vui vẻ làm lại theo ba lựa chọn như sau:
A. Rời bỏ hiện thực đó, tức là phá vỡ nó đi làm lại.
B. Cải thiện hiện thực đó theo chiều hướng tốt hơn, tức là phải ngồi lại đối thoại trên tinh thần tôn trọng nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi thành viên đều tìm thấy niềm vui.
C. Chấp nhận hiện thực đó hoàn toàn. Không chống đối lại nó. Nghĩa là thật sự tìm được niềm vui sống trong bất kỳ một ngang trái nào.
Ý tôi muốn nói là phải hành động. Thay vì không làm gì. Thay vì chịu đựng, bức xúc, kêu than, nguyền rủa, đầu độc cuộc sống của mình và của người xung quanh. Thay vì đóng cửa mọi khả năng phát triển bản thân. Thì cứ nghĩ là “địa ngục” này buồn tẻ quá rồi, sang “địa ngục” khác biết đâu có gì mới hơn? Hành động, nghĩa là vượt thoát khỏi vùng an toàn, là chấp nhận rủi ro, là có thể thất bại. Kết quả có thể không đúng như ý muốn nhưng cái được sẽ là một bài học cuộc sống. Thậm chí, tại sao cứ phải lo lắng quá nhiều đến kết quả, nếu con đường đi đến kết quả mới thực sự là con đường sống.
Làm nên ý nghĩa đời sống nói chung, ngoài tình yêu và sự cho đi, còn có niềm vui được học hành và thấy mình trưởng thành.
3. Chỉ hành động mới tạo ra thay đổi và làm nên ý nghĩa đời sống
Trở lại thực tại, sau khi được coach, tôi ngộ ra rằng, chính tôi đã “giết chết” người phụ nữ độc lập và mạnh mẽ là tôi trước lúc lấy anh. Có một bờ vai để dựa vào, tôi đã trở nên yếu đuối đến độ “không thể tự mình đứng trên mặt đất được nữa”, đúng với nghĩa đen. Huhuhu.
Tôi ngộ ra rằng, tôi không thể có một cuộc đối thoại đúng nghĩa với chồng không phải vì tôi thiếu ngôn từ hay vì khác biệt văn hóa, mà vì anh đã không tôn trọng tôi.
Tôi ngộ ra rằng, anh không còn tôn trọng tôi vì chính tôi đã cho phép anh không cần tôn trọng tôi. Tôi làm gì ra còn lòng tự trọng để mà được anh tôn trọng. Tôi đã đánh mất lòng tự trọng từ lúc nào không biết. Tôi chán ghét tôi tới mức muốn hủy hoại bản thân. Nếu tôi có bị xa lánh, bị đối xử thô bạo, bị khinh bỉ… thì là do tôi đã cho phép người khác làm như thế với tôi. Và tôi chứ không phải bất kỳ ai khác sẽ phải chịu trách nhiệm về cuộc đời thiếu vui của tôi.
Tôi hẹn chồng ăn trưa ngoài quán, nói chuyện muốn chuyển nhà ra thành phố. Anh trả lời anh không đi đâu cả, nếu muốn tôi cứ đi. Nghĩa là chúng tôi sẽ sống cách nhau hơn 300 km. Ba tiếng rưỡi lái xe hoặc đi tàu. Anh bảo: “Chúng mình sẽ thăm nhau vào cuối tuần”.
Tôi cương quyết: “Không. Sống kiểu mỗi đứa mỗi nơi như thế, sớm muộn rồi cũng chia tay nhau. Thà chia tay nhau từ bây giờ còn hơn. Em yêu anh. Nhưng em yêu bản thân mình hơn yêu anh. Em phải cứu em thôi. Em không muốn chết dần chết mòn như thế này đến hết đời. Liệu anh có thể hạnh phúc bên một người vợ bất hạnh không? Gia đình có phải là tổ ấm không nếu người vợ không tìm thấy niềm vui sống? Anh hãy đi tìm một người khác phù hợp với anh hơn. Và em cũng thế.”
Anh lặng im. Tôi chạy khỏi quán. Chạy khỏi anh. Tôi không khóc. Đâu còn nước mắt để khóc. Tôi không thể lái xe về nhà. Không biết lái xe đi đâu. Tôi chỉ biết là tôi cần phải hành động. Cần ra đi…
Lái xe một mình hơn 300 km ra thành phố, tôi vô cùng sợ hãi. Đường cao tốc nhằng nhịt hoa mắt. Đường trong phố toàn nhà cao tầng không phải chỗ nào GPS cũng hoạt động để chỉ đường đúng. Hàng ngày, tôi đi làm báo cho một Hội đoàn của người Việt ở Melbourne. Thay vì 10 phút, tôi phải mất cả tiếng đồng hồ mới lái xe tới nơi. Chiều về, cái cảm giác lái được xe về đậu trước cửa căn hộ sau một ngày chạy rông đi phỏng vấn viết bài có lúc cả trăm cây số mà thấy mình chưa… chết, cũng chưa đâm chết ai, nó mới … ảo diệu làm sao! Vậy là tôi đã thoát được một ngày.
Không. Tôi không chỉ thoát được một ngày. Tôi đã tự cứu tôi thoát khỏi tình trạng “sống cuộc đời của người khác”.
4. Lời kết
Đúng năm 18 tuổi, bất chấp mọi lời khuyên can, tôi quyết định rời xa gia đình lớn của tôi, để theo đuổi ước mơ và được sống với những giá trị của riêng mình. Rời xa không có nghĩa là không còn yêu quí. Với gia đình nhỏ của tôi cũng vậy. Khi nó không còn phù hợp, chỉ có cách duy nhất là chính tôi phải thay đổi. Tôi biết ơn chồng tôi vì anh đã làm những gì tốt nhất trong khả năng của anh rồi. Tôi mới là người có lỗi. Tôi đã không biết, đúng hơn là chưa bao giờ biết, YÊU BẢN THÂN, không biết làm cho mình vui. Tôi chờ đợi người khác mang niềm vui đến cho mình, là thứ niềm vui đến từ bên ngoài, thoáng chốc và không bao giờ bền vững. Vậy thì tôi phải sửa tôi thôi.
Với tôi, gia đình không phải là điều quan trọng nhất. Tôi vui sống mới là điều quan trọng nhất. Bạn thì sao?
Bùi Mai Hạnh
Bài về chủ đề Hôn nhân-gia đình:
1. Từ niềm tin lú lẫn…
Vài năm đầu trong cuộc sống hôn nhân, tôi không thể có được một cuộc đối thoại đúng nghĩa, với chồng. Nghĩa là, tôn trọng và lắng nghe nhau. Chưa biết cách lắng nghe nhau thì làm sao có thể thấu hiểu nhau. Chưa hiểu nhau thì làm sao có thể yêu thương, thông cảm, bao dung và chia sẻ cuộc sống cùng nhau… Chúng tôi khác nhau như đen và trắng.
Anh luôn nhăn nhó đau đầu lắm, để lúc khác nói chuyện. Anh đau đầu thật chứ không… diễn. Anh lập tức đứng lên lấy 2 viên thuốc đau đầu, ra vòi nước vặn một cốc nước, dốc tuột vào miệng. May mắn hơn, anh chịu ngồi xuống nghe một chút. Đến đoạn không tìm được giải pháp cho vấn đề tôi đặt ra, anh sẽ đứng lên giận dữ bỏ đi. Mặc tôi ngồi trân trối. Khóc. Uất nghẹn. Tại sao anh không chịu đối thoại? Tôi không muốn nghĩ rằng, anh không tôn trọng tôi. Ý nghĩ đó làm tôi quá đau đớn. Vậy nên tôi nghĩ, chắc tại tôi không đủ ngôn ngữ để diễn đạt đúng điều tôi muốn nói nên khiến anh khó chịu bỏ đi. Tích cực hơn, tôi đổ lỗi cho những xung đột văn hóa cao đến mức không thể tìm được tiếng nói chung. Và tôi dễ dàng chọn giải pháp “nhịn đi cho lành”.
Chiều theo ý muốn của chồng đi cho êm ấm gia đình. Tâm trí xoa dịu nỗi đau trái tim. Nhưng tôi đã nhầm. Trái tim tôi, và cả tâm trí tôi, đều chống lại ý nghĩ đó. Sự chịu đựng lâu dần tích tụ thành ngọn núi uất ức đè nặng trái tim. Thỉnh thoảng có vài “vụ nổ” nho nhỏ, rồi đâu lại vào đó. Không thoát được. Niềm vui mà tôi cố sáng tạo ra để tự nâng mình lên và trưng ra ánh sáng thực sự là nhỏ nhoi và hiếm hoi.
Anh cho rằng, anh đã làm tất cả những gì có thể, mà sao không thể khiến tôi vui?
Tôi cho rằng, tôi yêu anh, tôi bỏ lại sự nghiệp gia đình bạn bè, theo anh sang Úc sống để được vui, nên anh “phải chịu trách nhiệm” về sự không vui của tôi. Tôi cho rằng, tôi chiều theo ý anh, hành xử theo văn hóa của anh chứ không phải theo văn hóa tôi, nên anh “phải chịu trách nhiệm” cho sự không vui của tôi. Tất cả là TẠI ANH. Bạn ơi, bạn có tin được không? Tôi đã có một niềm tin lú lẫn đến nực cười như vậy cơ đấy. Tôi cứ tưởng, tôi đang sống rất có trách nhiệm, rất quên mình cho tình yêu, cho sự êm ấm của gia đình, mà sao tôi không được “người ta” lắng nghe…
2. … đến sự nhận thức lại bản thân
Cho đến một ngày. Tôi gặp một nữ y tá kiêm life coach. Cô hỏi: “Cái gì có thể khiến bạn vui sống?”.Tôi trả lời: “Tôi muốn chuyển ra thành phố Melbourne. Sống ở “vùng sâu vùng xa” này, tôi không có công việc. Không gặp người Việt. Không được ăn thức ăn Việt”. Cô hỏi tiếp: “Cái gì ngăn trở bạn làm những điều đó?”. Tôi nói: “Vì chồng tôi không muốn sống ở Melbourne. Chồng tôi có công việc bạn bè nhà cửa và cộng đồng của anh ở đây. Anh yêu quí nơi này. Anh muốn an cư ở đây.”
Cô bỗng nhiên cười lớn. Rồi bất ngờ hạ giọng, hỏi tôi một câu tôi không bao giờ nghĩ đến: “Bạn đang sống cuộc đời bạn hay bạn đang sống cuộc đời của chồng bạn?”
Câu hỏi đánh mạnh vào trí não. Tôi ngẩn ngơ: “Ờ, hình như tôi đang sống cuộc đời của chồng tôi”. Lẽ nào có hai cuộc đời? Một của chồng và một của tôi? Tôi và anh đã chẳng thề nguyền đi bên nhau đến đầu bạc răng long trong lễ hôn phối đó ư? Chúng tôi là một cuộc đời chung chứ không thể là hai. Chúng tôi là một gia đình. Và theo lý thuyết, đó phải là nơi mỗi cá nhân tìm thấy nhiều niềm vui hơn là sống một mình. Đến giang hồ như anh Chí mà cũng muốn rủ rê Thị Nở: “Hay là đằng ấy dọn sang đây ở với tớ một nhà cho vui”.
Nếu hiện thực ta đang hít thở (có thể là sự cam kết với gia đình, với cơ quan, với tổ chức xã hội, với những qui tắc thuộc về thể chế) mà không vui, thì hãy vui vẻ làm lại theo ba lựa chọn như sau:
A. Rời bỏ hiện thực đó, tức là phá vỡ nó đi làm lại.
B. Cải thiện hiện thực đó theo chiều hướng tốt hơn, tức là phải ngồi lại đối thoại trên tinh thần tôn trọng nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi thành viên đều tìm thấy niềm vui.
C. Chấp nhận hiện thực đó hoàn toàn. Không chống đối lại nó. Nghĩa là thật sự tìm được niềm vui sống trong bất kỳ một ngang trái nào.
Ý tôi muốn nói là phải hành động. Thay vì không làm gì. Thay vì chịu đựng, bức xúc, kêu than, nguyền rủa, đầu độc cuộc sống của mình và của người xung quanh. Thay vì đóng cửa mọi khả năng phát triển bản thân. Thì cứ nghĩ là “địa ngục” này buồn tẻ quá rồi, sang “địa ngục” khác biết đâu có gì mới hơn? Hành động, nghĩa là vượt thoát khỏi vùng an toàn, là chấp nhận rủi ro, là có thể thất bại. Kết quả có thể không đúng như ý muốn nhưng cái được sẽ là một bài học cuộc sống. Thậm chí, tại sao cứ phải lo lắng quá nhiều đến kết quả, nếu con đường đi đến kết quả mới thực sự là con đường sống.
Làm nên ý nghĩa đời sống nói chung, ngoài tình yêu và sự cho đi, còn có niềm vui được học hành và thấy mình trưởng thành.
3. Chỉ hành động mới tạo ra thay đổi và làm nên ý nghĩa đời sống
Trở lại thực tại, sau khi được coach, tôi ngộ ra rằng, chính tôi đã “giết chết” người phụ nữ độc lập và mạnh mẽ là tôi trước lúc lấy anh. Có một bờ vai để dựa vào, tôi đã trở nên yếu đuối đến độ “không thể tự mình đứng trên mặt đất được nữa”, đúng với nghĩa đen. Huhuhu.
Tôi ngộ ra rằng, tôi không thể có một cuộc đối thoại đúng nghĩa với chồng không phải vì tôi thiếu ngôn từ hay vì khác biệt văn hóa, mà vì anh đã không tôn trọng tôi.
Tôi ngộ ra rằng, anh không còn tôn trọng tôi vì chính tôi đã cho phép anh không cần tôn trọng tôi. Tôi làm gì ra còn lòng tự trọng để mà được anh tôn trọng. Tôi đã đánh mất lòng tự trọng từ lúc nào không biết. Tôi chán ghét tôi tới mức muốn hủy hoại bản thân. Nếu tôi có bị xa lánh, bị đối xử thô bạo, bị khinh bỉ… thì là do tôi đã cho phép người khác làm như thế với tôi. Và tôi chứ không phải bất kỳ ai khác sẽ phải chịu trách nhiệm về cuộc đời thiếu vui của tôi.
Tôi hẹn chồng ăn trưa ngoài quán, nói chuyện muốn chuyển nhà ra thành phố. Anh trả lời anh không đi đâu cả, nếu muốn tôi cứ đi. Nghĩa là chúng tôi sẽ sống cách nhau hơn 300 km. Ba tiếng rưỡi lái xe hoặc đi tàu. Anh bảo: “Chúng mình sẽ thăm nhau vào cuối tuần”.
Tôi cương quyết: “Không. Sống kiểu mỗi đứa mỗi nơi như thế, sớm muộn rồi cũng chia tay nhau. Thà chia tay nhau từ bây giờ còn hơn. Em yêu anh. Nhưng em yêu bản thân mình hơn yêu anh. Em phải cứu em thôi. Em không muốn chết dần chết mòn như thế này đến hết đời. Liệu anh có thể hạnh phúc bên một người vợ bất hạnh không? Gia đình có phải là tổ ấm không nếu người vợ không tìm thấy niềm vui sống? Anh hãy đi tìm một người khác phù hợp với anh hơn. Và em cũng thế.”
Anh lặng im. Tôi chạy khỏi quán. Chạy khỏi anh. Tôi không khóc. Đâu còn nước mắt để khóc. Tôi không thể lái xe về nhà. Không biết lái xe đi đâu. Tôi chỉ biết là tôi cần phải hành động. Cần ra đi…
Lái xe một mình hơn 300 km ra thành phố, tôi vô cùng sợ hãi. Đường cao tốc nhằng nhịt hoa mắt. Đường trong phố toàn nhà cao tầng không phải chỗ nào GPS cũng hoạt động để chỉ đường đúng. Hàng ngày, tôi đi làm báo cho một Hội đoàn của người Việt ở Melbourne. Thay vì 10 phút, tôi phải mất cả tiếng đồng hồ mới lái xe tới nơi. Chiều về, cái cảm giác lái được xe về đậu trước cửa căn hộ sau một ngày chạy rông đi phỏng vấn viết bài có lúc cả trăm cây số mà thấy mình chưa… chết, cũng chưa đâm chết ai, nó mới … ảo diệu làm sao! Vậy là tôi đã thoát được một ngày.
Không. Tôi không chỉ thoát được một ngày. Tôi đã tự cứu tôi thoát khỏi tình trạng “sống cuộc đời của người khác”.
4. Lời kết
Đúng năm 18 tuổi, bất chấp mọi lời khuyên can, tôi quyết định rời xa gia đình lớn của tôi, để theo đuổi ước mơ và được sống với những giá trị của riêng mình. Rời xa không có nghĩa là không còn yêu quí. Với gia đình nhỏ của tôi cũng vậy. Khi nó không còn phù hợp, chỉ có cách duy nhất là chính tôi phải thay đổi. Tôi biết ơn chồng tôi vì anh đã làm những gì tốt nhất trong khả năng của anh rồi. Tôi mới là người có lỗi. Tôi đã không biết, đúng hơn là chưa bao giờ biết, YÊU BẢN THÂN, không biết làm cho mình vui. Tôi chờ đợi người khác mang niềm vui đến cho mình, là thứ niềm vui đến từ bên ngoài, thoáng chốc và không bao giờ bền vững. Vậy thì tôi phải sửa tôi thôi.
Với tôi, gia đình không phải là điều quan trọng nhất. Tôi vui sống mới là điều quan trọng nhất. Bạn thì sao?
Bùi Mai Hạnh
Bài về chủ đề Hôn nhân-gia đình: