Khi các Kitô hữu Công Giáo quyết định tụ họp lại với nhau thành cộng đoàn phụng vụ, lúc đó họ phải tìm một nơi thích hợp cho việc cử hành các nghi lễ. Đầu tiên người ta hội họp nhau trong những nhà tư, nhưng dần dà họ đã bắt đầu xây những ngôi nhà chung, và đặt tên cho những nơi đó là ‘Nhà Thờ’. Vậy, ngày nay nhà thờ Công Giáo mang những dấu chỉ, hình ảnh và công dụng ra sao? Xin được trình bày vài nét như sau.
1. Dấu chỉ của nhà thờ
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa đã muốn dùng những dấu chỉ hữu hình để biểu thị sự hiện diện của Ngài giữa dân Israel. Sau khi tỏ mình ra tại núi Sinai (Xh 19), Ngài cư ngụ giữa dân của Ngài nơi ‘Hòm Bia’ và trong ‘Lều hội ngộ’ (Xh 25,8 và 22). Khi Israel trở thành một vương quốc, Thiên Chúa chấp nhận để họ xây cho Ngài một đền thờ tại Sion (1V 6-7). Ngài chứng tỏ sự hiện diện đặc biệt của Ngài ở đó bằng cách tỏ cho người ta thấy vinh quang của Ngài (1V 8,11). Nhưng trong thời lưu đày đền thờ đã bị phá hủy, Ezechiel đã tiên báo một đền thờ mới. Lời tiên báo của ông làm cho người ta nghĩ tới một đền thờ khác, vượt quá đền thờ thứ hai mà Zorababel sẽ xây tại Giêrusalem (Ez 43,7).
Quả thực, Chúa Giêsu, sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người (Ga 1,14), đã rõ ràng tuyên bố cho thiếu phụ Samaritana rằng, trong tương lai, người ta sẽ không còn thờ Thiên Chúa tại núi Garizim hay tại Giêrusalem nữa, nhưng sẽ thờ Ngài trong tinh thần và chân lý (Ga 4,22-23). Ngài báo trước cho dân Do thái là Ngài sẽ xây một đền thờ mới trong 3 ngày (Ga 2,19). Đền thờ mới chính là ‘Thân xác phục sinh của Ngài’. Ngài đã phá hủy, trong cái chết của Ngài, mọi ranh giới hạn hẹp sự hiện diện thiêng liêng của Ngài.
Từ đây, qua Chúa Kitô, ‘Thiên Chúa sẽ hiện diện bất cứ nơi đâu có nhiều người họp lại vì danh Ngài’ (Mt 18,20). Ngài hiện diện trong Giáo hội là Thân Thể của Ngài (1Cr 12,27). Ở trong Giêrusalem thiên quốc (messianico), sẽ không còn đền thờ nào khác ngoài chính Thiên Chúa và Con Chiên (Kh 21,22).
Bởi vậy, thánh Phaolô đã thốt lên tại Atena: ‘Thiên Chúa không ở trong những đền thờ do bàn tay người ta làm nên’ (Cv 17,24). Điều đó cũng được các nhà Minh giáo nhắc lại dưới nhiều hình thức. Khác với những đền thờ ngoại giáo, là những nơi thần linh hiện diện, thì Nhà thờ Kitô giáo là nơi hội họp của những người tin vào Chúa Kitô. Tuy nhiên, Thiên Chúa sẽ cư ngụ ở những nơi mà những kẻ thờ phượng Ngài trong chân lý tụ họp lại. Chính nhờ họ và nhờ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa họ mà nơi họ hội họp được gọi là ‘Nơi Thánh’.
2. Hình ảnh của nhà thờ
Nhà thờ trước tiên là nhà của Cộng đoàn Kitô giáo địa phương, và sau là nhà của tất cả những người Kitô hữu đang hội họp tại đó. Bởi vậy, theo lẽ tự nhiên, nhà thờ phải trở thành hình ảnh của cộng đoàn mà nó tiếp nhận, như là sự trải dài trong không gian và sự diễn tả theo hình thể của cộng đoàn này. Nó phản ánh cho những người bên trong cũng như những người ở ngoài hình ảnh của Giáo hội tại một nơi và một thời gian nhất định.
Đối với những người ở ngoài Giáo hội, thì trong một môi trường ngoại giáo, nhà thờ chính là nhà của các tín hữu. Ở thời Trung cổ, nhà thờ đã trở thành trung tâm của cộng đồng nhân loại và tôn giáo. Nó là tài sản của xã hội cũng như của Giáo hội, là biểu tượng của nền văn hóa cũng như lý tưởng của cộng đồng, là nơi ưu tuyển của nghệ thuật. Trong xã hội hiện đại, đa dạng và tục hóa, hình ảnh bên ngoài mà nhà thờ đã thừa kế được của quá khứ không còn có cùng một ý nghĩa nữa. Nó không phải là nơi cần được hay xin được xếp hạng lọt vào danh sách di sản văn hóa, hay được chứng nhận trở thành điểm du lịch nhằm mang thu nhập cao hơn cho người dân địa phương. Hình ảnh này cần phải được xác nhận theo bộ mặt mà Giáo hội muốn cống hiến cho thế giới chung quanh mình. Vì thế, thường thường nó cần được thay đổi.
Đối với những người ở trong Giáo hội, nhà thờ luôn luôn hơn kém phản ánh đức tin của những cộng đoàn quy tụ tại đó. Thường người ta đã sử dụng lối kiến trúc và nghệ thuật của một thời đại và hội nhập kiến trúc địa phương của cộng đoàn. Chính vì thế, mà những miền mới nhận được ánh sáng Tin Mừng đã cố gắng tìm ra những kiểu nhà thờ hợp với nền văn hóa và nghệ thuật của một vùng hay của đất nước họ.
3. Công dụng của nhà thờ
Khi nói tới nhà thờ, một đàng chúng ta phải để ý tới những công dụng của nó trong việc cử hành phụng vụ, đàng khác phải để ý tới những ý nghĩa của toàn bộ cũng như từng phần của tòa nhà. Bất cứ nơi thờ phượng nào, dù nó có công dụng nhiều hay ít, nó vẫn biểu thị một cái gì đối với những người hội họp tại đó. Đàng khác, chính những nghi thức cũng có chức năng trở thành dấu chỉ của mầu nhiệm chúng cử hành.
Công dụng của nhà thờ được thể hiện dưới ba khía cạnh:
✠ Khía cạnh thực dụng
Trước hết, nhà thờ là nơi chốn để cử hành phụng vụ nói chung và cử hành thánh lễ nói riêng. Mà nơi chốn thì phải tốt và hữu dụng đối với các tín hữu để thực hiện những nghi thức dự liệu, như: hội họp, chiêm ngắm, nghe Lời Chúa, tung hô, ca hát, di chuyển, đứng, ngồi v.v.; còn đối với thừa tác viên, thì phải tốt để chủ tọa các nghi lễ, công bố Lời Chúa, giảng dạy, cầu nguyện v.v. Ngoài ra nhà thờ còn phải tốt để cử hành các bí tích và á bí tích khác.
✠ Khía cạnh xã hội – nhân vị
Nhà thờ là nhà của một cộng đoàn thiêng liêng. Cũng gần giống như ngôi nhà của gia đình không phải chỉ là nơi để ăn, ngủ và lao động…, nhưng nó còn phải được xây dựng thế nào để có thể phát triển được tinh thần gia đình, đồng thời giúp cho việc tăng trưởng nhân vị của mỗi thành viên gia đình; thì nhà thờ cũng không phải chỉ là một nơi cần thiết, thực dụng và thích hợp để cử hành các nghi lễ. Nó còn có trách nhiệm củng cố tinh thần huynh đệ, thân mật và tôn trọng lẫn nhau, tinh thần thán phục và hồi tâm, tinh thần vui tươi và tự do. Mỗi người phải tự cảm thấy ở trong đó bản thân của mình rõ ràng hơn, đồng thời cũng thấy gần gũi với anh chị em mình hơn.
✠ Khía cạnh mầu nhiệm
Hơn hết, nhà thờ là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa Thiên Chúa và Giáo hội trần thế. Nó mang một ý nghĩa huyền nhiệm và là biểu tượng của Thiên Chúa hiện diện giữa loài người, là hình ảnh của dân được cứu độ, là sự nhắc nhở của một lịch sử cứu độ, là sự tiên báo của một Giêrusalem thiên quốc. Tắt một lời, nhà thờ là ‘Bí tích của thụ tạo mới trong Chúa Kitô Phục sinh’. Nó là nơi thánh theo nghĩa: Thiên Chúa là Đấng Thánh dùng các bí tích thánh để thánh hóa con người tại đó, để đến lượt họ, họ sẽ thánh hóa thế giới.
Lm. Giuse Trần Thiện Tĩnh
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
➥ Nhà thờ Công giáo dù đẹp hay không, dù cổ kính hay tân thời, thì tự bản chất, mục đích của nó không phải là để tham quan, du hí… không phải là một địa điểm tham quan, một bảo tàng viện, mà là nơi linh thiêng, nơi thờ phượng Đấng Tối Cao!
1. Dấu chỉ của nhà thờ
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa đã muốn dùng những dấu chỉ hữu hình để biểu thị sự hiện diện của Ngài giữa dân Israel. Sau khi tỏ mình ra tại núi Sinai (Xh 19), Ngài cư ngụ giữa dân của Ngài nơi ‘Hòm Bia’ và trong ‘Lều hội ngộ’ (Xh 25,8 và 22). Khi Israel trở thành một vương quốc, Thiên Chúa chấp nhận để họ xây cho Ngài một đền thờ tại Sion (1V 6-7). Ngài chứng tỏ sự hiện diện đặc biệt của Ngài ở đó bằng cách tỏ cho người ta thấy vinh quang của Ngài (1V 8,11). Nhưng trong thời lưu đày đền thờ đã bị phá hủy, Ezechiel đã tiên báo một đền thờ mới. Lời tiên báo của ông làm cho người ta nghĩ tới một đền thờ khác, vượt quá đền thờ thứ hai mà Zorababel sẽ xây tại Giêrusalem (Ez 43,7).
Quả thực, Chúa Giêsu, sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người (Ga 1,14), đã rõ ràng tuyên bố cho thiếu phụ Samaritana rằng, trong tương lai, người ta sẽ không còn thờ Thiên Chúa tại núi Garizim hay tại Giêrusalem nữa, nhưng sẽ thờ Ngài trong tinh thần và chân lý (Ga 4,22-23). Ngài báo trước cho dân Do thái là Ngài sẽ xây một đền thờ mới trong 3 ngày (Ga 2,19). Đền thờ mới chính là ‘Thân xác phục sinh của Ngài’. Ngài đã phá hủy, trong cái chết của Ngài, mọi ranh giới hạn hẹp sự hiện diện thiêng liêng của Ngài.
Từ đây, qua Chúa Kitô, ‘Thiên Chúa sẽ hiện diện bất cứ nơi đâu có nhiều người họp lại vì danh Ngài’ (Mt 18,20). Ngài hiện diện trong Giáo hội là Thân Thể của Ngài (1Cr 12,27). Ở trong Giêrusalem thiên quốc (messianico), sẽ không còn đền thờ nào khác ngoài chính Thiên Chúa và Con Chiên (Kh 21,22).
Bởi vậy, thánh Phaolô đã thốt lên tại Atena: ‘Thiên Chúa không ở trong những đền thờ do bàn tay người ta làm nên’ (Cv 17,24). Điều đó cũng được các nhà Minh giáo nhắc lại dưới nhiều hình thức. Khác với những đền thờ ngoại giáo, là những nơi thần linh hiện diện, thì Nhà thờ Kitô giáo là nơi hội họp của những người tin vào Chúa Kitô. Tuy nhiên, Thiên Chúa sẽ cư ngụ ở những nơi mà những kẻ thờ phượng Ngài trong chân lý tụ họp lại. Chính nhờ họ và nhờ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa họ mà nơi họ hội họp được gọi là ‘Nơi Thánh’.
2. Hình ảnh của nhà thờ
Nhà thờ trước tiên là nhà của Cộng đoàn Kitô giáo địa phương, và sau là nhà của tất cả những người Kitô hữu đang hội họp tại đó. Bởi vậy, theo lẽ tự nhiên, nhà thờ phải trở thành hình ảnh của cộng đoàn mà nó tiếp nhận, như là sự trải dài trong không gian và sự diễn tả theo hình thể của cộng đoàn này. Nó phản ánh cho những người bên trong cũng như những người ở ngoài hình ảnh của Giáo hội tại một nơi và một thời gian nhất định.
Đối với những người ở ngoài Giáo hội, thì trong một môi trường ngoại giáo, nhà thờ chính là nhà của các tín hữu. Ở thời Trung cổ, nhà thờ đã trở thành trung tâm của cộng đồng nhân loại và tôn giáo. Nó là tài sản của xã hội cũng như của Giáo hội, là biểu tượng của nền văn hóa cũng như lý tưởng của cộng đồng, là nơi ưu tuyển của nghệ thuật. Trong xã hội hiện đại, đa dạng và tục hóa, hình ảnh bên ngoài mà nhà thờ đã thừa kế được của quá khứ không còn có cùng một ý nghĩa nữa. Nó không phải là nơi cần được hay xin được xếp hạng lọt vào danh sách di sản văn hóa, hay được chứng nhận trở thành điểm du lịch nhằm mang thu nhập cao hơn cho người dân địa phương. Hình ảnh này cần phải được xác nhận theo bộ mặt mà Giáo hội muốn cống hiến cho thế giới chung quanh mình. Vì thế, thường thường nó cần được thay đổi.
Đối với những người ở trong Giáo hội, nhà thờ luôn luôn hơn kém phản ánh đức tin của những cộng đoàn quy tụ tại đó. Thường người ta đã sử dụng lối kiến trúc và nghệ thuật của một thời đại và hội nhập kiến trúc địa phương của cộng đoàn. Chính vì thế, mà những miền mới nhận được ánh sáng Tin Mừng đã cố gắng tìm ra những kiểu nhà thờ hợp với nền văn hóa và nghệ thuật của một vùng hay của đất nước họ.
3. Công dụng của nhà thờ
Khi nói tới nhà thờ, một đàng chúng ta phải để ý tới những công dụng của nó trong việc cử hành phụng vụ, đàng khác phải để ý tới những ý nghĩa của toàn bộ cũng như từng phần của tòa nhà. Bất cứ nơi thờ phượng nào, dù nó có công dụng nhiều hay ít, nó vẫn biểu thị một cái gì đối với những người hội họp tại đó. Đàng khác, chính những nghi thức cũng có chức năng trở thành dấu chỉ của mầu nhiệm chúng cử hành.
Công dụng của nhà thờ được thể hiện dưới ba khía cạnh:
✠ Khía cạnh thực dụng
Trước hết, nhà thờ là nơi chốn để cử hành phụng vụ nói chung và cử hành thánh lễ nói riêng. Mà nơi chốn thì phải tốt và hữu dụng đối với các tín hữu để thực hiện những nghi thức dự liệu, như: hội họp, chiêm ngắm, nghe Lời Chúa, tung hô, ca hát, di chuyển, đứng, ngồi v.v.; còn đối với thừa tác viên, thì phải tốt để chủ tọa các nghi lễ, công bố Lời Chúa, giảng dạy, cầu nguyện v.v. Ngoài ra nhà thờ còn phải tốt để cử hành các bí tích và á bí tích khác.
✠ Khía cạnh xã hội – nhân vị
Nhà thờ là nhà của một cộng đoàn thiêng liêng. Cũng gần giống như ngôi nhà của gia đình không phải chỉ là nơi để ăn, ngủ và lao động…, nhưng nó còn phải được xây dựng thế nào để có thể phát triển được tinh thần gia đình, đồng thời giúp cho việc tăng trưởng nhân vị của mỗi thành viên gia đình; thì nhà thờ cũng không phải chỉ là một nơi cần thiết, thực dụng và thích hợp để cử hành các nghi lễ. Nó còn có trách nhiệm củng cố tinh thần huynh đệ, thân mật và tôn trọng lẫn nhau, tinh thần thán phục và hồi tâm, tinh thần vui tươi và tự do. Mỗi người phải tự cảm thấy ở trong đó bản thân của mình rõ ràng hơn, đồng thời cũng thấy gần gũi với anh chị em mình hơn.
✠ Khía cạnh mầu nhiệm
Hơn hết, nhà thờ là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa Thiên Chúa và Giáo hội trần thế. Nó mang một ý nghĩa huyền nhiệm và là biểu tượng của Thiên Chúa hiện diện giữa loài người, là hình ảnh của dân được cứu độ, là sự nhắc nhở của một lịch sử cứu độ, là sự tiên báo của một Giêrusalem thiên quốc. Tắt một lời, nhà thờ là ‘Bí tích của thụ tạo mới trong Chúa Kitô Phục sinh’. Nó là nơi thánh theo nghĩa: Thiên Chúa là Đấng Thánh dùng các bí tích thánh để thánh hóa con người tại đó, để đến lượt họ, họ sẽ thánh hóa thế giới.
Lm. Giuse Trần Thiện Tĩnh
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: