Đến bao giờ những người có trách nhiệm mới nhìn ra lỗ hổng thể chế này để lấp nó, và khi đã nhìn ra rồi, họ có tìm cách lấp nó một cách chủ động và trách nhiệm?
“Doanh nghiệp mà vi phạm pháp luật thì ngay lập tức cơ quan nhà nước viện dẫn quy định để xử phạt. Nhưng cán bộ nhà nước mà làm gì vi phạm thì tìm đỏ mắt không thấy quy định nào để xử lý.”
Tôi nhớ mãi nhận xét cô đọng, đáng buồn về thực tế bất công này của ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong một hội thảo về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 về cải cách môi trường kinh doanh gần đây.
Có vô vàn những ví dụ sinh động trên thực tế để minh họa cho nhận xét này. Chẳng hạn, báo chí phản ánh, có đến 50% các doanh nghiệp nhà nước vi phạm quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công khai thông tin nhưng không ai bị xử lý, rằng việc giám sát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp như nhiệm vụ bất khả thi.
Vì sao vậy? Vì pháp luật (Nghị định 81) thiếu một quy định: doanh nghiệp nào không tuân thủ nghĩa vụ công khai thông tin thì Chủ tịch Hội đồng thành viên bị cách chức.
Nhận xét của ông Nam và ví dụ nhỏ trên chỉ ra lỗ hổng thể chế, mà theo tôi là, lớn nhất tại Việt Nam hiện nay: lỗ hổng về trách nhiệm kỷ luật.
Làm công việc hàng ngày liên quan đến các văn bản, quy định, tôi có thể kể được hàng trăm ngàn ví dụ trường hợp cán bộ vi phạm quy định của pháp luật, nhưng không bị xử lý, đơn giản vì không có quy định, chế tài xử lý trách nhiệm.
◪ Trách nhiệm kỷ luật là gì?
Trong khoa học pháp lý, người ta chia ra trách nhiệm pháp lý thành 4 loại: dân sự, hình sự, hành chính và kỷ luật.
Trách nhiệm dân sự thuộc về luật tư, nó có cơ chế riêng. Còn 3 loại trách nhiệm pháp lý còn lại thuộc về luật công, chúng có chung kết cấu. Kết cấu đầy đủ của một loại trách nhiệm pháp lý công gồm 3 phần: phần nguyên tắc (gọi là phần chung), phần hành vi và chế tài (gọi là phần riêng), và phần trình tự, thủ tục (gọi là phần tố tụng).
Đối với trách nhiệm hình sự, phần chung nằm ở Phần thứ nhất của Bộ luật Hình sự, từ Điều 1 đến Điều 107, quy định về những nguyên tắc chung của tội phạm và hình phạt. Phần riêng nằm ở Phần thứ hai của Bộ luật Hình sự, từ Điều 108 đến Điều 425, quy định về từng hành vi cụ thể tương ứng với mức chế tài cụ thể của 325 tội danh. Phần tố tụng được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trách nhiệm hành chính là các quy định xử phạt người dân và doanh nghiệp khi họ vi phạm. Phần chung và phần tố tụng của trách nhiệm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP. Phần riêng quy định từng hành vi tương ứng với mức phạt được thể hiện trong hàng chục nghị định xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.
Trách nhiệm kỷ luật là các quy định để xử lý kỷ luật cán bộ, công chức khi làm sai công vụ. Phần chung và phần tố tụng nằm từ Điều 78 đến Điều 83 Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 34/2011/NĐ-CP về kỷ luật cán bộ, công chức.
Điều đáng nói thì ông Nam đã nói: "Tìm đỏ mắt không thấy phần riêng của trách nhiệm kỷ luật". Pháp luật không có quy định từng hành vi vi phạm của cán bộ thì bị xử lý thế nào.
Cán bộ chậm trả lời thủ tục hành chính thì sẽ bị khiển trách hay cảnh cáo? Cán bộ cấp phép khai thác khoáng sản nằm ngoài quy hoạch thì bị hạ bậc lương hay cách chức? Cán bộ ra quyết định chỉ định thầu dự án thuộc diện phải đấu thầu thì bị cách chức hay buộc thôi việc?
Không có bất kỳ quy định pháp luật nào trả lời cho những câu hỏi trên.
◪ Và tác hại?
Chính việc thiếu những quy định phần riêng của trách nhiệm kỷ luật này khiến cho hệ thống pháp luật của Việt Nam đôi khi như trò đùa, việc thực thi pháp luật đi vào vòng luẩn quẩn.
Một cán bộ bổ nhiệm người không đúng tiêu chuẩn chỉ phải rút kinh nghiệm chứ không phải chịu các hình thức kỷ luật như cách chức hay hạ bậc lương. Sử dụng xe công không đúng mục đích cũng chưa thấy cán bộ nào bị kỷ luật...
Khi không có quy định rõ thì người ta sẽ xử lý nặng nhẹ tuỳ vào cảm tính của người có thẩm quyền. Nếu ghét nhau thì có thể lấy đó làm lý do để đuổi việc, cách chức. Nếu ngại va chạm thì xử lý nhẹ nhàng như cảnh cáo, khiển trách. Nếu thân thiết có khi chỉ cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Vì sao các bộ ngành rất chăm chỉ soạn đến hàng chục Nghị định về xử lý vi phạm hành chính để phạt doanh nghiệp, người dân, với hàng vạn hành vi được miêu tả kỹ lưỡng với chế tài rất nặng (như bán 100USD bị phạt 90 triệu), nhưng lại không có bất kỳ một Nghị định nào miêu tả hành vi vi phạm của cán bộ và mức xử lý?
Đảng và Nhà nước luôn tuyên bố hoàn thiện thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó là điều mà tất cả người dân, doanh nghiệp ở Việt Nam đều mong muốn. Nhưng mọi nỗ lực này sẽ đổ xuống sông xuống bể nếu không bít lỗ hổng trách nhiệm kỷ luật.
Đến bao giờ những người có trách nhiệm mới nhìn ra lỗ hổng thể chế này để lấp nó, và khi đã nhìn ra rồi, họ có tìm cách lấp nó một cách chủ động và trách nhiệm?
Nguyễn Minh Đức (theo VietnamNET)
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý:
“Doanh nghiệp mà vi phạm pháp luật thì ngay lập tức cơ quan nhà nước viện dẫn quy định để xử phạt. Nhưng cán bộ nhà nước mà làm gì vi phạm thì tìm đỏ mắt không thấy quy định nào để xử lý.”
Tôi nhớ mãi nhận xét cô đọng, đáng buồn về thực tế bất công này của ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong một hội thảo về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 về cải cách môi trường kinh doanh gần đây.
Có vô vàn những ví dụ sinh động trên thực tế để minh họa cho nhận xét này. Chẳng hạn, báo chí phản ánh, có đến 50% các doanh nghiệp nhà nước vi phạm quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công khai thông tin nhưng không ai bị xử lý, rằng việc giám sát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp như nhiệm vụ bất khả thi.
➥ Pháp luật không có quy định từng hành vi vi phạm của cán bộ thì bị xử lý thế nào.
Vì sao vậy? Vì pháp luật (Nghị định 81) thiếu một quy định: doanh nghiệp nào không tuân thủ nghĩa vụ công khai thông tin thì Chủ tịch Hội đồng thành viên bị cách chức.
Nhận xét của ông Nam và ví dụ nhỏ trên chỉ ra lỗ hổng thể chế, mà theo tôi là, lớn nhất tại Việt Nam hiện nay: lỗ hổng về trách nhiệm kỷ luật.
Làm công việc hàng ngày liên quan đến các văn bản, quy định, tôi có thể kể được hàng trăm ngàn ví dụ trường hợp cán bộ vi phạm quy định của pháp luật, nhưng không bị xử lý, đơn giản vì không có quy định, chế tài xử lý trách nhiệm.
◪ Trách nhiệm kỷ luật là gì?
Trong khoa học pháp lý, người ta chia ra trách nhiệm pháp lý thành 4 loại: dân sự, hình sự, hành chính và kỷ luật.
Trách nhiệm dân sự thuộc về luật tư, nó có cơ chế riêng. Còn 3 loại trách nhiệm pháp lý còn lại thuộc về luật công, chúng có chung kết cấu. Kết cấu đầy đủ của một loại trách nhiệm pháp lý công gồm 3 phần: phần nguyên tắc (gọi là phần chung), phần hành vi và chế tài (gọi là phần riêng), và phần trình tự, thủ tục (gọi là phần tố tụng).
Đối với trách nhiệm hình sự, phần chung nằm ở Phần thứ nhất của Bộ luật Hình sự, từ Điều 1 đến Điều 107, quy định về những nguyên tắc chung của tội phạm và hình phạt. Phần riêng nằm ở Phần thứ hai của Bộ luật Hình sự, từ Điều 108 đến Điều 425, quy định về từng hành vi cụ thể tương ứng với mức chế tài cụ thể của 325 tội danh. Phần tố tụng được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trách nhiệm hành chính là các quy định xử phạt người dân và doanh nghiệp khi họ vi phạm. Phần chung và phần tố tụng của trách nhiệm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP. Phần riêng quy định từng hành vi tương ứng với mức phạt được thể hiện trong hàng chục nghị định xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.
Trách nhiệm kỷ luật là các quy định để xử lý kỷ luật cán bộ, công chức khi làm sai công vụ. Phần chung và phần tố tụng nằm từ Điều 78 đến Điều 83 Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 34/2011/NĐ-CP về kỷ luật cán bộ, công chức.
Điều đáng nói thì ông Nam đã nói: "Tìm đỏ mắt không thấy phần riêng của trách nhiệm kỷ luật". Pháp luật không có quy định từng hành vi vi phạm của cán bộ thì bị xử lý thế nào.
Cán bộ chậm trả lời thủ tục hành chính thì sẽ bị khiển trách hay cảnh cáo? Cán bộ cấp phép khai thác khoáng sản nằm ngoài quy hoạch thì bị hạ bậc lương hay cách chức? Cán bộ ra quyết định chỉ định thầu dự án thuộc diện phải đấu thầu thì bị cách chức hay buộc thôi việc?
Không có bất kỳ quy định pháp luật nào trả lời cho những câu hỏi trên.
◪ Và tác hại?
Chính việc thiếu những quy định phần riêng của trách nhiệm kỷ luật này khiến cho hệ thống pháp luật của Việt Nam đôi khi như trò đùa, việc thực thi pháp luật đi vào vòng luẩn quẩn.
Một cán bộ bổ nhiệm người không đúng tiêu chuẩn chỉ phải rút kinh nghiệm chứ không phải chịu các hình thức kỷ luật như cách chức hay hạ bậc lương. Sử dụng xe công không đúng mục đích cũng chưa thấy cán bộ nào bị kỷ luật...
Khi không có quy định rõ thì người ta sẽ xử lý nặng nhẹ tuỳ vào cảm tính của người có thẩm quyền. Nếu ghét nhau thì có thể lấy đó làm lý do để đuổi việc, cách chức. Nếu ngại va chạm thì xử lý nhẹ nhàng như cảnh cáo, khiển trách. Nếu thân thiết có khi chỉ cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Vì sao các bộ ngành rất chăm chỉ soạn đến hàng chục Nghị định về xử lý vi phạm hành chính để phạt doanh nghiệp, người dân, với hàng vạn hành vi được miêu tả kỹ lưỡng với chế tài rất nặng (như bán 100USD bị phạt 90 triệu), nhưng lại không có bất kỳ một Nghị định nào miêu tả hành vi vi phạm của cán bộ và mức xử lý?
Đảng và Nhà nước luôn tuyên bố hoàn thiện thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó là điều mà tất cả người dân, doanh nghiệp ở Việt Nam đều mong muốn. Nhưng mọi nỗ lực này sẽ đổ xuống sông xuống bể nếu không bít lỗ hổng trách nhiệm kỷ luật.
Đến bao giờ những người có trách nhiệm mới nhìn ra lỗ hổng thể chế này để lấp nó, và khi đã nhìn ra rồi, họ có tìm cách lấp nó một cách chủ động và trách nhiệm?
Nguyễn Minh Đức (theo VietnamNET)
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý: