Nhìn thẳng vào Trung Quốc: liệu quốc gia này giàu có trong cơ chế cộng sản?

Khi nhóm quốc gia cộng sản còn tồn tại trên thế giới, thì 3/4 trong đó là “nghèo khổ và đói kém”, một số ít quốc gia còn lại như Việt Nam, Trung Quốc là “tấm gương sáng” cho thành tựu phát triển kinh tế. Và trong đó, Bắc Kinh thay Liên Xô trở thành “niềm cảm hứng” về đổi mới và phát triển. Nhưng thực sự có như vậy không?, Martin Wolf – một cây bút của FT đã bình về điều này.
Source: http://www.vietnamthoibao.org/2019/04/vntb-nhin-thang-vao-trung-quoc-lieu.html Trung Quốc đã nổi tiếng với rất nhiều thành phố ma - không có người ở, hậu quả của sự phát triển dư thừa và khiến các chính quyền địa phương ngập ngụa trong đầm lầy nợ xấu.
Khi nhóm quốc gia cộng sản còn tồn tại trên thế giới, thì 3/4 trong đó là “nghèo khổ và đói kém”, một số ít quốc gia còn lại như Việt Nam, Trung Quốc là “tấm gương sáng” cho thành tựu phát triển kinh tế. Và trong đó, Bắc Kinh thay Liên Xô trở thành “niềm cảm hứng” về đổi mới và phát triển. Nhưng thực sự có như vậy không?, Martin Wolf – một cây bút của FT đã bình về điều này.

Trung Quốc đã nổi tiếng với rất nhiều thành phố ma - không có người ở, hậu quả của sự phát triển dư thừa và khiến các chính quyền địa phương ngập ngụa trong đầm lầy nợ xấu.
Trung Quốc đã nổi tiếng với rất nhiều thành phố ma - không có người ở, hậu quả của sự phát triển dư thừa và khiến các chính quyền địa phương ngập ngụa trong đầm lầy nợ xấu. 

“Tập Cận Bình đang có tham vọng “bẫy thu nhập trung bình” và xoa dịu một dân số đòi hỏi khắt khe hơn”.

Và nếu Trung Quốc đạt được điều như trên, thì nó sẽ biến đổi thế giới, về cán cân kinh tế, chính trị, quân sự và tư tưởng.

Nhưng dường như ở các quốc gia cộng sản nổi bật, đều có vấn đề. Như Việt Nam, một quốc gia đạt tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc trong 4 thập niên trở lại đây vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình và được IMF xếp hạng 75 trên thế giới, kém Mexico và Thái Lan.

Nhưng Trung Quốc có tham vọng cao hơn, đó là giàu hơn nhưng là cộng sản. Mức tăng trưởng 4% sẽ đưa Trung Quốc vào nhóm thu nhập cao. Và dường như, Trung Quốc muốn lặp lại “kỳ tích sông Hàn”, khi Hàn Quốc chuyển từ trạng thái thu nhập thấp sang thu nhập cao qua hai thế hệ.

Nhưng để đạt được điều này, dĩ nhiên, ĐCSTQ phải chứng minh được hiệu quả của Chính phủ trong đảm bảo mức thu nhập và nhu cầu người dân nền giáo dục, đô thị hóa,…). Và quan trọng, sự “thịnh vượng” đó không gây chia rẽ trong tầng lớp tinh hoa như đã từng xảy ra ở Liên Xô.

Nhưng câu hỏi đặt ra, là Trung Quốc có thể thất bại không?

Tác giả Martin Wolf dẫn một số ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bị cường điệu hóa đáng kể.Và khi dân số già đi, môi trường bị tàn phá, nền kinh tế bị chi phối nhiều hơn bởi nhà nước và lợi nhuận đầu tư giảm, tăng trưởng - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đạt được trước năm 2008 – thậm chí, có thể giảm xuống mức thấp,… thì khủng hoảng sẽ xảy ra.

Trong lúc đó, những thay đổi xã hội có thể làm suy yếu tính hợp pháp của nhà nước độc đảng, và nó sẽ tác động nhiều hơn trong bối cảnh nền kinh tế gặp vấn đề. Hơn nữa, tham nhũng vẫn là đặc trưng cố hữu của quốc gia cộng sản.

Nhưng Trung Quốc có thể thành công?, Martin Wolf lý giải, đó là sự “kinh hoạt và thực dụng một cách đáng kinh ngạc”. Ông dẫn chứng rằng, điều này có thể hiểu thông qua chuyển đổi từ cuộc cách mạng văn hóa sang cải cách, mở cửa. Trung Quốc là quốc gia có bề dầy về “Thiên tử” và rằng, chủ nghĩa quan liêu tuyệt đối của quốc gia này đã có từ lâu đời. Và quan điểm “ĐCSTQ đã đưa một quốc gia từ nghèo đói trở nên thịnh vượng” vẫn tồn tại, trong khi Bắc Kinh có thêm động lực khác là “giáo dục và tinh thần kinh doanh của người dân”. Bắc Kinh sẽ trở thành một Singapore khổng lồ, với mức thu nhập cao và vẫn giữ nguyên chế độ độc đảng. Và nếu thế, ông Tập Cận Bình sẽ đi vào lịch sử với tư cách là người đưa Trung Quốc lên đỉnh thế giới, nhưng cũng có thể là là một phiên bản Trung Quốc của Leonid Brezhnev, người theo chủ nghĩa bảo thủ đã đưa hệ thống Xô Viết vào tình trạng bất ổn không thể khắc phục?.

Đáp lại câu hỏi của Martin Wolf, là quan điểm của Ts Kyungjin Song, theo ông tốc độ tăng trưởng kinh tế cao có thể đạt được trong một khoảng thời gian giới hạn ngay cả trong một xã hội không dân chủ. Nó được hỗ trợ bởi nhiệt thành giáo dục, tinh thần kinh doanh, giới quan liêu. Nhưng, Kyungjin Song – với tư cách một công dân Hàn Quốc nhân mạnh, Hàn Quốc ngày nay, quốc gia duy nhất có thể chuyển từ trạng thái thu nhập thấp sang thu nhập cao, sẽ không thể thực hiện được nếu không dân chủ hóa chính trị, tạo điều kiện và mở ra sự phát triển của khu vực tư nhân sự. Và nếu không có dân chủ, Hàn Quốc sẽ không trở thành một quốc gia có thu nhập cao cạnh tranh với các quốc gia hàng đầu về truyền thông di động, chất bán dẫn và công nghệ 5G.

Như vậy, sự “giàu có” của Trung Quốc là sự ngắn hạn, và nó không thể bền vững, không thể thực sự thịnh vượng, nếu như thiếu vắng sự dân chủ bên trong chính trị. Môi trường bị phá hoại, những cuộc đình công nổ ra, bất bình đẳng đang phân hóa xã hội và nhiều những yếu tố phe phái ngay cả trong chiến dịch chống tham nhũng. Tất cả khiến tham vọng của Tập Cận Bình, có thể trở thành một Leonid Brezhnev, và dường như – Trung Quốc đã cho thấy điều này qua sự hụt hơi của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Và sự “vụt tắt” của Trung Quốc có thể tác động một cách toàn diện tại Việt Nam.

Nguồn:
1. https://www.ft.com/content/b6213ebc-5aec-11e9-939a-341f5ada9d40
2. https://www.ft.com/content/671a8fdc-57ca-11e9-91f9-b6515a54c5b1

An Viên (theo VNTB)
Bài về chủ đề Nghiên cứu:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ